Trang chủ

Sống khỏe

Bệnh trĩ là gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Ngọc Hưng
3/10/2020
Sống khỏe
dấu hiệu bệnh trĩ

Là một căn bệnh không của riêng ai, bệnh trĩ như một nỗi ám ảnh kéo dài đối với những bệnh nhân mắc phải chúng. Được đánh giá là không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng trĩ cũng là bệnh lý nằm trong top những căn bệnh ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống của người bệnh. Cho dù vậy, vẫn có một số người bệnh trĩ không chịu tiếp nhận điều trị và âm thầm chịu đựng sống chung với chúng trong thời gian dài vì trên thực tế ít ai có thể phơi bày căn bệnh khó nói này. Để giúp các bạn có thêm kiến thức và hiểu rõ hơn về trĩ, Sức khỏe vàng đã tìm hiểu và đưa ra một số chia sẻ qua bài viết sau. Mời các bạn theo dõi.

Bệnh trĩ là bệnh gì?

Bệnh trĩ là bệnh gì?

Trong tiếng anh bệnh trĩ còn được gọi là Hemorrhoids, đem lại rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân vì vị trí bộc phát của bệnh lý này nằm ở vùng nhạy cảm nhất của cơ thể. Theo dân gian bệnh trĩ còn có tên khác là bệnh lòi dom, xuất hiện do hiện tượng dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Với những người bình thường thì các mô này có nghĩa vụ kiểm soát việc đào thải phân ra bên ngoài. Khi các mô hậu môn bị phồng lên quá mức do sưng tấy hay viêm nhiễm thì đó là bệnh trĩ. Do đó trong trường hợp chịu áp lực lớn như đi đại tiện thì sẽ rất dễ gây ra xuất huyết ở hậu môn và hình thành búi trĩ.

Bệnh trĩ được chia thành mấy loại?

Bệnh trĩ được chia thành mấy loại?

Bằng cách xác định vị trí búi trĩ xuất hiện ở đâu nên các chuyên gia nghiên cứu về bệnh lý này chia bệnh trĩ ra làm 3 loại chính:

  • Trĩ nội: Với trường hợp này búi trĩ sẽ hình thành ở phía trên đường lược được bao bọc bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp, nằm bên trong ống hậu môn.
  • Trĩ ngoại: Được tìm thấy ở phía dưới đường lược, bị giãn phình và hình thành búi trĩ. Loại này búi trĩ được che phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm xung quanh ngoài hậu môn có thể sờ thấy do đó trĩ ngoại thường mang lại sự đau đớn cũng như khó khăn trong các hoạt động như: ngồi, nằm hay thậm chí là đi lại của người bệnh.
  • Trĩ hỗn hợp: Hay còn gọi là trĩ giai đoạn cuối, là sự kết hợp cùng lúc cả hai loại trị nội và trĩ ngoại, búi trĩ lúc này sẽ xuất hiện ở bên trong lẫn bên ngoài hậu môn.

Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh trĩ

Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh trĩ

Các kết quả thống kê gần đây cho thấy, bệnh trĩ thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi trung niên. Và, sau khi tổng hợp lại những thói quen cũng như các hoạt động hàng ngày của người bị bệnh trĩ các bác sĩ đã đưa ra một số nguyên nhân chính như:

  • Đứng hoặc ngồi lâu 1 tư thế: Vì yếu tố công việc nên một số người bắt buộc phải ngồi tại một vị trí hay đứng trong một thời gian dài. Do vậy, các cơ quan trong cơ thể không được vận động nhiều sẽ dẫn đến tình trạng máu lưu thông kém khiến cho cơ thể không có được độ đàn hồi, các cơ thắt bên trong ống hậu môn cũng dần suy yếu và hoạt động kém đi.
  • Không bổ sung đủ lượng chất xơ mà cơ thể cần: Việc cung cấp chất xơ đầy đủ cho cơ thể không những giúp cho các bạn hấp thu được các chất dinh dưỡng mà còn góp phần làm cho hệ tiêu hóa bài tiết tốt hơn. Nếu cơ thể không nhận được lượng chất xơ cần thiết sẽ dẫn đến bệnh trĩ rất nhanh. Chính vì thế có thể rằng chất xơ là một yếu tố không thể thiếu để đẩy lùi căn bệnh ác mộng này. 
  • Do áp lực, căng thẳng: Những mệt mỏi, căng thẳng hàng ngày trong cuộc sống của các bạn cũng chính là tác nhân tạo ra một chất gây tác động. Loại chất này có khả năng làm cho cơ thể các bạn dần bị suy nhược, ức chế hệ tiêu hóa, hoạt động co giãn vùng hậu môn bị suy giảm.
  • Có tiền sử bệnh về đường ruột: Bạn nào đã từng gặp phải các bệnh lý như táo bón, tiêu chảy mãn tính thường có tỉ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn so với người bình thường. Lý do là vì những bệnh liên quan đến đường ruột thường có xu hướng làm cho các bạn gặp khó khăn trong lúc đại tiện vì thế dễ gây tổn thương lên thành ruột và tĩnh mạch. 
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh: Trong suốt quá trình mang thai, tử cung của các chị em phụ nữ phát triển ngày càng lớn, dễ hình thành các búi trĩ. Giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, khối lượng em bé sẽ lớn hơn do đó vùng xương chậu phải chịu một áp lực nặng hơn khiến các tĩnh mạch bị chèn ép và gây ra bệnh trĩ.
  • Thường xuyên làm việc nặng: Các hành động như mang vác vật nặng, tập gym, tập thể dục quá sức sẽ gây tổn thương trực tiếp đến vùng ổ bụng và cũng là nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ.
  • Uống ít nước: Nước là một thành phần không thể thiếu trong cơ thể và cũng giúp đỡ rất nhiều trong quá trình làm việc của hệ tiêu hóa, vì thế bổ sung cho mình đủ 2 lít nước mỗi ngày là một điều mà các bạn phải luôn ghi nhớ. Nếu lượng nước quá ít, không đủ điều tiết cho các bộ phận của cơ thể sẽ gây ra các vấn đề về da như nổi mụn, còn về tiêu hoá thì làm cho phân cứng khiến cho việc đi vệ sinh khó khăn lâu ngày sẽ xuất hiện búi trĩ.

Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ

Đi kèm với sự hình thành những búi trĩ ở hậu môn, bệnh trĩ còn xuất hiện một loạt các triệu chứng từ nhẹ đến nặng khiến cho người bệnh không khỏi lo lắng.

Triệu chứng của trĩ nội

Do không mang dây thần kinh cảm giác nên trĩ nội không mang lại đau đớn cho những bệnh nhân mắc phải loại này. Trĩ nội được coi là giai đoạn đầu của bệnh trĩ nên hoàn toàn có khả năng trị dứt điểm và không để lại bất cứ di chứng gì cho người bệnh nếu chữa trị kịp thời. Những biểu hiện về loại trĩ nội này như sau:

  • Máu sẽ xuất hiện trong phân nên các bạn có thể dễ dàng quan sát.
  • Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rát, ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn khi đi đại tiện.
  • Khi đi vệ sinh người bị trĩ nội sẽ gặp khó khăn, bất tiện vì trong ống hậu môn xuất hiện búi trĩ nhỏ cọ xát với phân. 
  • Búi trĩ của trĩ nội cũng có khả năng sa ra ngoài hay còn gọi là trĩ nội sa.

Triệu chứng của trĩ ngoại

Có thể nói rằng trĩ ngoại là loại trĩ gây ám ảnh nhất bởi những cơn đau mà chúng đem lại rất dữ dội. Búi trĩ được tạo thành từ các nếp gấp bao quanh vùng hậu môn bị viêm nhiễm. Trái ngược với trĩ nội, trĩ ngoại rất dễ mẫn cảm với những dây thần kinh cảm giác làm cho người bệnh nhức nhói, gây trở ngại đến các hoạt động hàng ngày như di chuyển, ngồi, nằm.

  • Vẫn là tình trạng chảy máu trong khi đại tiện nhưng kèm theo nóng rát và viền hậu môn bị sưng đỏ.
  • Gây cảm giác đau nhói khi đứng lên hoặc ngồi xuống, sờ vào khá giống những bọng máu.
  • Trong quá trình đại tiện búi trĩ sẽ trồi ra khỏi hậu môn, nếu chúng có thể tự thu trở lại thì chứng minh chúng chỉ mới hình thành và thời điểm này điều trị sẽ mang lại kết quả tốt nhất.
  • Vùng hậu môn thường tiết ra chất dịch nhầy cũng là dấu hiệu của giai đoạn đầu bệnh trĩ.

Biến chứng thường gặp do bệnh trĩ

Hầu hết các ca bệnh trĩ đều sẽ không xảy ra bất kỳ di chứng nào, các bệnh lý hình thành trên nền bệnh trĩ cũng được nhận xét là khá hiếm. Nhưng nếu chủ quan vẫn có một số trường hợp sẽ dẫn đến vài biến chứng nhỏ như:

  • Tắc nghẽn búi trĩ: Nếu không được chữa trị kịp thời thì búi trĩ rất dễ bị nghẹt khiến cho các mạch máu không lưu thông được gây ra các triệu chứng đau kéo dài, viêm nhiễm, nhiễm trùng hậu môn.
  • Thiếu máu: Do búi trĩ thường xuyên tiết ra máu khi đi đại tiện, lượng hồng cầu thất thoát rất nhiều nên không đủ cho quá trình trao đổi oxy cho cơ thể (trường hợp này xuất hiện khá ít).
  • Hoại tử búi trĩ: Khi đến giai đoạn búi trĩ trồi ra ngoài hay còn gọi là sa búi trĩ thì hậu môn sẽ thường tiết ra một chất dịch nhầy, nếu kéo dài không điều trị sẽ rất dễ gây ra hoại tử búi trĩ hay trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nặng. 
  • Gây xáo trộn các chức năng của hậu môn: Sa búi trĩ không những mang lại những đau đớn, khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan bên trong hậu môn gây các hiện tượng đại tiện mất tự chủ.
  • Tắc mạch: Là hiện tượng các cục máu bị đông lại bên trong các mạch máu của vùng hậu môn. Tình trạng đọng máu do rặn và giãn phồng, mang thai, tập thể thao quá sức sẽ làm tăng áp lực ở khoang bụng và tạo nên các tụ máu đông. Ở trĩ nội thì tình trạng tắc mạch sẽ có cảm giác đau và cộm bên trong khá khó chịu. Còn đối với trĩ ngoại thì rõ ràng hơn, quanh vùng hậu môn sẽ có những khối căng phồng nhỏ màu xanh cùng những cơn đau rát dữ dội.
  • Viêm vùng da xung quanh hậu môn: Những chất dịch tiết ra sẽ làm cho lớp da dễ bị các tình trạng viêm nhiễm như: viêm nhú, viêm khe,…Một số trường hợp búi trĩ bị loét sẽ gây ngứa ngáy, nóng rát.
  • Ung thư trực tràng: Có lẽ đây là biến chứng nguy hiểm nhất đối với bệnh trĩ, do người bệnh kéo dài hay không chữa trị đúng lúc.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày: Làm cho tâm trạng người bệnh dễ gắt gỏng, bực bội, gây tác động nghiêm trọng đến công việc hàng ngày, đời sống chăn gối vợ chồng suy giảm.

Đối tượng dễ mắc bệnh trĩ

Đối tượng dễ mắc bệnh trĩ
  • Nhân viên văn phòng, công nhân, tài xế, những người thường xuyên phải ngồi trong thời gian dài.
  • Người có độ tuổi từ 35-55 tuổi.
  • Người sử dụng nhiều rượu, bia.
  • Phụ nữ mang thai có tỷ lệ mắc bệnh trĩ lên đến 50%.
  • Người có tiền sử bệnh táo bón, tiêu chảy lâu năm.

Bệnh trĩ có bao nhiêu mức độ?

Tùy thuộc vào từng loại trĩ mà các bạn gặp phải mà mức độ của chúng cũng được chia khác nhau.

Phân độ ở bệnh trĩ nội

  • Bệnh trĩ nội độ 1: Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh trĩ nên búi trĩ chỉ mới bắt đầu hình thành bên trong ống hậu môn và chưa sa ra ngoài.
  • Bệnh trĩ nội độ 2: Bắt đầu có dấu hiệu búi trĩ sa ra ngoài mỗi lần đi đại tiện nhưng có thể tự thu vào trong được.
  • Bệnh trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài và không thể tự thu vào như trước mà phải dùng tay đẩy vào trong.
  • Bệnh trĩ nội độ 4: Nghiêm trọng nhất trong bốn mức độ vì lúc này khi búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài hậu môn và không thể nào đẩy vào lại được.

Phân độ của bệnh trĩ ngoại

  • Bệnh trĩ ngoại độ 1: Búi trĩ bắt đầu xuất hiện ở rìa vùng hậu môn, có kích cỡ to bằng hạt đậu, có thể cảm nhận được nếu lấy tay sờ vào.
  • Bệnh trĩ ngoại độ 2: Búi trĩ ngày một tiến triển lớn hơn, xung quanh vùng bên ngoài của hậu môn.
  • Bệnh trĩ ngoại độ 3: Khi không được điều trị kịp thời ở mức độ 2, búi trĩ sẽ căng phồng và càng ngày càng nới rộng kích thước của mình hơn nữa, gây cản trở trực tiếp hoạt động đi ngoài hàng ngày của người bệnh.
  • Bệnh trĩ ngoại độ 4: Hình thành thêm nhiều búi trĩ ngoằn nghèo khác, dần dần dẫn đến viêm nhiễm đường hậu môn.

Bệnh trĩ có thể chữa trị dứt điểm được hay không?

Khi người bệnh điều trị kịp lúc vào thời điểm bệnh trĩ chưa biến chứng thì tỉ lệ dứt điểm được bệnh lý này là rất cao. Bên cạnh đó còn phải phụ thuộc vào mức độ trĩ mà các bạn mắc phải là nặng hay nhẹ. Nếu là mức độ 3 và mức độ 4 thì cũng có thể trị dứt điểm nếu các bạn nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ đang điều trị, kết hợp với việc điều chỉnh lại các thói quen không tốt hàng ngày. Và, tất cả các trường hợp bị trĩ cũng sẽ có thời gian hồi phục khác nhau, nên người bệnh cần kiên nhẫn làm theo phác đồ trị liệu của bác sĩ. 

Những phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất

Hiện nay có rất nhiều cách khắc phục được bệnh trĩ, điều đầu tiên cần làm là người bệnh nên xét nghiệm xem mình thuộc mức độ nào của bệnh trĩ để lựa chọn phương pháp sau cho phù hợp nhất với cơ địa của mình. Có ba phương pháp chính bao gồm:

Điều trị bằng phương pháp nội khoa

Cách này chỉ áp dụng đối với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, lúc này búi trĩ mới hình thành, còn nhỏ và chưa xuất hiện các tình trạng chảy máu hậu môn. Trong trường hợp này các bệnh nhân có thể sử dụng những loại thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ bệnh trĩ ở dạng viên uống, thuốc bôi hay thuốc nhét đều được. Những loại thuốc trĩ sẽ có nhiệm vụ ngăn cản sự phát triển của búi trĩ đồng thời làm teo nhỏ chúng lại và không để xảy ra biến chứng.

Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng thuốc

Mặc dù sử dụng thuốc rất hiệu quả và tiện lợi nhưng chúng tôi không ủng hộ các bạn tự ý mua bất kì sản phẩm thuốc điều trị nào mà phải thông qua ý kiến của bác sĩ. Vì nếu dùng phải thuốc không thích hợp với mức độ trĩ mà các bạn đang gặp phải có thể dẫn đến phản tác dụng và làm cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Xem thêm: trĩ uống thuốc gì tốt?

Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Thông thường, phương pháp này là lựa chọn đối với những người bệnh trĩ trong giai đoạn bệnh đã chuyển biến nặng. Ở dạng này các bác sĩ sẽ dùng các phác đồ điều trị để thực hiện cắt búi trĩ. Các bạn có thể yên tâm hoàn toàn vì những dụng cụ sử dụng để tiến hành cắt bỏ trĩ đều đã được vô trùng và an toàn tuyệt đối cho người bệnh.

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Rau diếp cá hỗ trợ trị bệnh trĩ

Rau diếp cá hỗ trợ trị bệnh trĩ

Tùy vào vùng miền mà các bạn đang sinh sống rau diếp cá còn được gọi với những cái tên như rau vẹn, tập thái, ngư tinh thảo. Tinh dầu có trong rau diếp cá có khả năng kháng khuẩn và khử trùng cao, do đó chúng điều trị bệnh trĩ rất tốt. Với trường hợp búi trĩ đã sa ra ngoài, các bạn hãy vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và lau khô. Xay rau diếp cá rồi đắp vào vùng có búi trĩ và cố định bằng băng gạc. Sử dụng đều đặn mỗi ngày một lần để ức chế sự phát triển của búi trĩ.

Lá trầu không hỗ trợ trị bệnh trĩ

Lá trầu không hỗ trợ trị bệnh trĩ

Là một loại dược liệu quý của đông y, ngoài chức năng khắc phục tình trạng đầy hơi, khó tiêu lá trầu không còn có tác dụng sát khuẩn, kháng nấm đối với vùng hậu môn có búi trĩ.  Dùng khoảng 100g lá trầu không (khoảng 100-110 lá) nấu cùng 1 lít nước sạch, khi nước sôi thì ủ khoảng 2-3 phút cho các tinh chất trong lá trầu không tiết ra hết. Cho nước đã nấu vào thau nhỏ ngâm hậu môn, lưu ý khi ngâm cần dùng tay rửa nhẹ vùng hậu môn với nước lá trầu không để chúng sát khuẩn.

Quả sung hỗ trợ trị bệnh trĩ

Quả sung hỗ trợ trị bệnh trĩ

Đây là bài thuốc đã được lưu truyền rất lâu và rất hiệu quả trong trị liệu bệnh trĩ. Khuyết điểm của bài thuốc này là không mang lại kết quả trong thời gian ngắn mà phải kiên trì sử dụng. Cách làm rất dễ, các bạn sẽ đun 1 lít nước lá sung cùng 10-15 quả sung tươi và tiến hành xông hậu môn. Thời gian xông tối thiểu là 30 phút, vì nếu dưới 30 phút các dưỡng chất của quả sung chưa kịp kìm hãm các triệu chứng của bệnh trĩ. Bên cạnh đó các bạn nên ăn quả sung tươi hàng ngày để công dụng của chúng được đẩy lên mức tối ưu. Có thể dùng quả sung chế biến một số món ăn để bớt ngán hơn nhé.

Đu đủ xanh hỗ trợ trị bệnh trĩ

Đu đủ xanh hỗ trợ trị bệnh trĩ

Công dụng của đu đủ xanh có lẽ không còn xa lạ gì với chúng ta nữa, bên trong chúng chứa rất nhiều các loại vitamin khác nhau có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra đu đủ xanh còn có thể thu nhỏ búi trĩ và khử trùng rất tốt. Cách sử dụng nghe có vẻ phi logic nhưng thực tế lại rất hiệu quả. Chọn một quả đu đủ xanh còn nguyên cuốn, sau đó vệ sinh sạch vùng hậu môn bằng nước muối pha loãng, cắt đôi quả đu đủ và úp vào hai bên cẳng chân rồi cột lại, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau. Kèm theo đó các bạn có thể thêm đu đủ xanh vào thực đơn ăn uống của mình để mau chóng đẩy lùi bệnh trĩ hơn nữa.

Tỏi hỗ trợ trị bệnh trĩ

Tỏi hỗ trợ trị bệnh trĩ

Là một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa cơm hàng ngày, ít ai biết được tỏi còn có chức năng điều trị nhiều căn bệnh khác nhau trong đó có bệnh trĩ. Các bạn có thể kết hợp tỏi cắt lát mỏng và rượu, ngâm trong 2-3 tuần, sau mỗi buổi tối trước khi đi ngủ các bạn sẽ rửa sạch hậu môn, dùng bông gòn thấm nước tỏi ngâm và đắp lên đấy. Với cách làm này các bạn sẽ cảm nhận được búi trĩ càng ngày càng teo lại và không còn cảm giác sưng đau nữa. 

Dầu dừa hỗ trợ trị bệnh trĩ

Dầu dừa hỗ trợ trị bệnh trĩ

Ngoài công dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ, dầu dừa còn có khả năng ức chế những triệu chứng do bệnh trĩ gây ra vô cùng hiệu quả. Sẽ tốt hơn nếu các bạn tự làm dầu dừa ngay tại nhà của mình nhé. Làm sạch hậu môn và lau khô sau đó bôi dầu dừa vào vùng có búi trĩ, thực hiện lại thao tác ngày 2-3 lần, kết quả sẽ xuất hiện sau vài tuần.

Phác đồ điều trị bệnh trĩ

Hiện nay có hai phác đồ điều trị phổ biến nhất được các bác sĩ ưu tiên sử dụng:

  • Phác đồ điều trị bệnh trĩ bằng kỹ thuật PPH: Với loại này bác sĩ sẽ dùng máy kẹp đặc thù chuyên ngành thắt búi trĩ lại, ngăn cản nguồn cung cấp máu tiếp xúc búi trĩ. Đặc biệt sẽ không dùng bất cứ loại dao, kéo nào trong suốt quá trình điều trị. Phác đồ này thường được sử dụng đối với các bệnh nhân trĩ nội.
  • Phác đồ điều trị bệnh trĩ bằng kỹ thuật HCPT: Ở phác đồ này sẽ dùng sóng điện cao tần để thắt và làm đông các mạch máu lại. Sau đó sẽ sử dụng dao điện để cắt búi trĩ và làm lành các vết niêm mạc xung quanh vùng hậu môn mà không gây ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận. HCPT thường được áp dụng đối với các bệnh nhân mắc trĩ ngoại. 

Những loại thực phẩm nên và không nên ăn khi đang bị trĩ

Để góp phần giúp cho quá trình điều trị bệnh trĩ đạt được kết quả tối ưu thì các bạn cũng nên lưu ý vào khẩu phần ăn uống sao cho lành mạnh và hợp lý nhất. Sau đây là một số loại thực phẩm nên ăn và kiêng ăn đối với các bệnh nhân trĩ.

Thực phẩm nên ăn

  • Thực phẩm nhiều chất xơ: các loại củ, quả, các loại ngũ cốc như gạo lứt, yến mạch, đậu hũ,…, những loại rau xanh như rau lang, rau mồng tơi, rau diếp cá, rau dền,…, trái cây. Hạn chế ăn một vài loại trái cây có tính nóng như nhãn, mít, sầu riêng,…
  • Thực phẩm có nhiều chất sắt: bắt nguồn từ động vật như cá chép, cua đồng, gan bò, gan gà, gan lợn, gan vịt, lòng đỏ trứng gà, lòng đỏ trứng vịt, sữa bò,…,bắt nguồn từ thực vật như mộc nhĩ, nấm hương, đậu tương, rau đay, hạt sen khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạt hạnh nhân,…
  • Tăng cường lượng nước cho cơ thể: tối thiểu phải cung cấp đủ cho cơ thể từ 1.5-2 lít nước mỗi ngày.

Thực phẩm không nên ăn

  • Thực phẩm cay nóng.
  • Thực phẩm nêm nhiều gia vị như muối.
  • Thực phẩm dầu mỡ nhiều: thức ăn nhanh, đồ chiên,…
  • Bánh ngọt.
  • Thức uống có gas hoặc có chất kích thích: rượu, bia, nước ngọt.

Hơn nữa điều mà bất cứ người bệnh trĩ nào cũng cần ghi nhớ đó là hạn chế ăn quá no trong một bữa. Thay vào đó các bạn có thể chia ra thành 4-5 bữa trong ngày để tránh trường hợp gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ tại nhà

Đối với những bạn may mắn chưa gặp phải dấu hiệu nào của bệnh trĩ thì cũng không nên chủ quan. Bệnh trĩ có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào mà cơ thể các bạn không ngăn ngừa chúng. Một số cách phòng tránh trĩ như:

  • Không ngồi, đứng lâu tại một vị trí.
  • Sử dụng rau xanh hàng ngày trong mỗi bữa ăn.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không nhịn đi đại tiện.

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh trĩ

Sau đây là một vài câu hỏi chúng tôi tổng hợp được từ các bệnh nhân:

Bệnh trĩ có lây không? Nếu có thì lây qua đường nào?

Theo các nghiên cứu từ những chuyên gia cho biết các loại trĩ như trĩ nội, trĩ ngoại không phải là một căn bệnh có tính lây lan hay di truyền. Nếu trong gia đình có nhiều người thân mắc phải bệnh trĩ thì nguyên nhân chính đó là do chế độ ăn uống không lành mạnh.

Bệnh trĩ có kiêng quan hệ tình dục hay không?

Có thể nói chuyện chăn gối là nhu cầu sinh lý cần thiết của mỗi người do đó người bệnh trĩ vẫn có thể quan hệ bình thường. Tuy nhiên tần suất và mức độ mãnh liệt nên giảm xuống hết mức có thể khoảng 1 lần/ tuần để tránh ảnh hưởng đến vùng sưng tấy.

Bệnh trĩ có kiêng ăn rau muống không?

Mặc dù chứa khá nhiều vitamin tốt cho cơ thể nhưng các bệnh nhân trĩ nội tuyệt đối không nên sử dụng rau muống. Vì bên trong chúng có chứa một lượng madecassol có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xơ dễ dẫn đến tình trạng sa búi trĩ.

Lời kết

Trĩ là một căn bệnh chữa càng sớm càng cho hiệu quả cao do đó các bạn nên ý thức được và không nên giấu bệnh để gây ra những biến chứng không mong muốn nhé. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết trên các bạn đã có được những kiến thức quan trọng để phát hiện được bản thân mình có bị trĩ hay không và biết được mình sẽ làm gì khi mắc phải bệnh lý ấy.

Chủ đề:
Trịnh Huỳnh ThôngTrịnh Huỳnh Thông
Với đam mê về lĩnh vực y tế - sức khỏe nên tôi theo học và tốt nghiệp tại trường Đại học Y Hà Nội. Là người thích viết lách nên tôi mong muốn đem lại kiến thức bổ ích cho người đọc qua những bài viết của mình.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form