Trang chủ

Mẹ & Bé

Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tức thì

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
3/10/2020
Mẹ & Bé
trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở, sổ mũi, thở khò khè khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, hay quấy khóc. Chỉ với một số mẹo nhỏ dưới đây, cha mẹ có thể chữa nghẹt mũi khó thở cho trẻ một cách đơn giản, an toàn, hiệu quả mà không hề tốn kém.

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là gì?

Nghẹt mũi hay ngạt mũi là tình trạng mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy bít lại, cản trở không khí di chuyển khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn. Ngạt mũi có thể kèm sổ mũi hoặc không. Bởi nhiều trường hợp, dịch nhầy ở sâu bên trong khoang mũi, không chảy ra ngoài khiến trẻ khó thở, quấy khóc, chán ăn, ngủ ít.

Khi trẻ bị nghẹt mũi, không khí qua mũi rất ít và chậm khiến trẻ phải thở bằng miệng. Thở qua khoang miệng làm cho không khí không được lọc sạch và ấm lên trước khi đi vào cơ thể. Tình trạng này dẫn đến hệ quả trẻ bị khô miệng, viêm họng và mắc phải một số vấn đề về hô hấp khác.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè có thể là dấu hiệu của viêm đường hô hấp. Nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vì vậy, khi trẻ sơ sinh gặp bất cứ triệu chứng nào về hô hấp như trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè, cha mẹ cần tìm cách chữa trị kịp thời để tránh biến chứng.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè có thể là dấu hiệu của viêm đường hô hấp
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè có thể là dấu hiệu của viêm đường hô hấp

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Do cảm lạnh

Cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ sơ sinh. Vào những ngày thời tiết đột ngột thay đổi, trời trở lạnh, trẻ rất dễ bị cảm lạnh với các triệu chứng như: chảy nước mũi, hắt hơi liên tục kèm các dấu hiệu như ho, rát họng, sốt nhẹ... 

Trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi mà không kèm theo các dấu hiệu trên thì chỉ là phản ứng của cơ thể với  sự thay đổi của thời tiết. Cha mẹ không nên quá lo lắng.

Do bị dị ứng

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể là do dị ứng với các tác nhân từ bên ngoài môi trường như virus, vi khuẩn... Khi bị dị ứng môi trường, kèm theo nghẹt mũi, sổ mũi, trẻ còn có thể bị phát ban, mẩn ngứa, đỏ đầu mũi, chảy nước mũi, nước mắt, đỏ mắt…

Trẻ sơ sinh nghẹt mũi do rất nhiều nguyên nhân
Trẻ sơ sinh nghẹt mũi do rất nhiều nguyên nhân

Do cảm cúm

Đối với trẻ sơ sinh, bệnh cảm cúm nguy hiểm hơn và nặng hơn cảm lạnh do sức đề kháng của cơ thể còn yếu. Những triệu chứng đặc trưng của cảm cúm ở trẻ sơ sinh là mệt mỏi, nghẹt mũi, sốt, chán ăn, lạnh run người, đau họng, đau mỏi cơ chân, tay, khó thở.

Do có dị vật trong mũi

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi do có dị vật trong mũi là trường hợp nguy hiểm nhất. Bé có thể mắc dị vật trong mũi khi chơi đùa gây khó thở và ngạt mũi. Khi đó, niêm mạc mũi của trẻ sẽ bị tổn thương, tiết dịch nhiều và gây cảm giác đau đớn.

Ngạt mũi sơ sinh

Ngoài ra, trẻ sơ sinh vài tuần tuổi bị nghẹt mũi còn là do chất nhầy bào thai sót lại chưa được lấy hết trước khi về nhà.

Bé bị nghẹt mũi phải làm sao

Cách trị nghẹt mũi nhanh nhất cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà

Đối với trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thuốc kháng sinh không nên là sự lựa chọn ngay tức thì. Mẹ có thể áp dụng những mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em đơn giản và an toàn dưới đây để làm thông thoáng mũi cho con. 

Chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
Chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối

Sử dụng nước muối biển hoặc nước muối natri 0,9% cho trẻ 4-5 lần/ngày là cách hữu hiệu để chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Nước muối giúp loại bỏ dịch nhầy và làm cho đường thở của trẻ được thông thoáng. 

Sau khi nhỏ 2-3 giọt nước muối vào 2 cánh mũi trẻ, mẹ nên tiếp tục dùng ngón tay massage nhẹ nhàng hai bên cánh mũi để dịch nhầy nhanh chóng được làm loãng, dễ dàng đẩy ra ngoài hơn. Khi nước mũi được đẩy ra ngoài, mẹ nhẹ nhàng lau sạch cho bé bằng khăn ấm. 

Dùng dụng cụ hút dịch mũi

Dùng dụng cụ hút dịch mũi cho trẻ sơ sinh là mẹo chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh chóng, giúp loại bỏ dịch nhầy và giảm nghẹt mũi nhanh chóng. So với dùng gạc mềm hay bông tăm thì dụng cụ hút mũi có thể giúp hút sạch dịch nhầy tận sâu bên trong hốc mũi, giúp đường thở của trẻ dễ dàng được thông thoáng.

Hướng dẫn cách hút dịch mũi cho trẻ sơ sinh
  • Đặt trẻ nằm ngửa, không gối đầu
  • Nhỏ nước muối sinh lý vào 1 bên cánh mũi, nhỏ từ 1-2 giọt
  • Để nguyên trong 2-3 phút
  • Dùng ống bơm sạch và bóp để đẩy không khí ra ngoài
  • Nhẹ nhàng cho đầu ống bơm vào mũi trẻ, đồng thời thả tay ra
  • Ống bơm sẽ hút hết phần dịch nhầy đang ứ đọng bên trong mũi
  • Làm sạch ống bơm và tiếp tục với bên cánh mũi còn lại.

Lưu ý: Mẹ không nên đưa đầu dụng cụ hút mũi vào quá sâu sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi. Chỉ nên hút mũi cho trẻ khoảng 2-3 lần/tuần hoặc khi thấy có quá nhiều nước mũi.

Xông hơi cho trẻ

Xông hơi cũng là cách trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Mẹ có thể cho trẻ xông hơi bằng cách bế trẻ vào phòng tắm, xả nước nóng và ở trong đó cùng trẻ một lúc. Hơi nước nóng sẽ làm thông mũi, loãng dịch đờm đọng trong khoang mũi trẻ.

Dùng máy làm ẩm không khí

Thời tiết khô hanh vào mùa đông hay máy làm mát mùa hè đều là nguyên nhân làm mũi trẻ bị khô, kích thích tiết chất nhờn và gây ra tình trạng nghẹt mũi. Vì vậy, khi nhà có con nhỏ, cha mẹ nên đặt máy làm ẩm không khí trong phòng. Không khí đủ ẩm có tác dụng làm giảm nghẹt mũi cho bé rất tốt.

Thêm tinh dầu vào nước tắm giúp đường thở của trẻ được thông thoáng
Thêm tinh dầu vào nước tắm giúp đường thở của trẻ được thông thoáng

Thêm vài giọt tinh dầu vào nước tắm 

Cách hết nghẹt mũi đơn giản nữa mà mẹ có thể áp dụng cho trẻ là thêm tinh dầu vào nước tắm. Tắm nước ấm pha tinh dầu có tác dụng làm thông thoáng đường mũi, từ đó làm giảm ngạt mũi. Tinh dầu cũng giúp tinh thần bé cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn. 

Kê cao đầu cho trẻ khi nằm

Biện pháp kê cao đầu cho trẻ hơn những ngày thường sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Mẹ lưu ý, không nên kê đầu cho trẻ quá cao, có thể gây ảnh hưởng đến đốt sống cổ của trẻ.

Tăng cữ bú cho trẻ

Sữa mẹ cung cấp nguồn kháng thể tự nhiên, giúp tăng cường miễn dịch và đẩy lùi bệnh tật cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, trong những ngày trẻ bị nghẹt mũi, mẹ nên tăng cữ bú cho con, cho trẻ bú bất cứ khi nào con muốn. 

Sữa mẹ giúp tăng sức đề kháng, bù nước cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Sữa mẹ giúp tăng sức đề kháng, bù nước cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Với trẻ trên 6 tháng, mẹ nên cho bé uống thêm nhiều nước lọc và nước ép trái cây để ngăn ngừa tình trạng mất nước, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết.

Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đi khám

Các cách trị sổ mũi nghẹt mũi trên sẽ phát huy hiệu quả nếu trẻ bị ngạt mũi thông thường. Trường hợp, trẻ nghẹt mũi kèm các triệu chứng dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay:

  • Sốt cao thường xuyên;
  • Nước mũi có màu vàng hoặc xanh;
  • Thở nhanh, gấp hoặc khó thở;
  • Trán, mắt, mũi, má bị sưng;
  • Nghẹt mũi từ hơn 2 tuần trở lên;
  • Biếng ăn, khó khăn khi ăn uống;
  • Có biểu hiện đau đớn, quấy khóc.

Cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kèm theo triệu chứng thở khò khè, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Khi phát hiện trẻ sơ sinh thở khò khè, cha mẹ cần theo dõi sát sao và làm theo hướng dẫn cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh dưới đây:

  • Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh, khám viêm, long đờm khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày.
  • Tăng cữ bú cho trẻ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước cho cơ thể.
  • Trường hợp trẻ thở khò khè kèm theo các triệu chứng sau, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức: ngủ li bì, thở rút lõm ngực, rối loạn tri thức, người tím tái…

Cách phòng ngạt mũi cho trẻ sơ sinh

Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ

Để phòng ngừa ngạt mũi và các bệnh về hô hấp khác, cha mẹ cần vệ sinh tay chân cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên. Sau khi tiếp xúc với người lạ và ra ngoài chơi, cần rửa mũi, mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý.

Vệ sinh không gian sinh hoạt của trẻ

Phòng sinh hoạt của trẻ cần thông thoáng nhưng phải kín gió khi thời tiết trở lạnh. Thường xuyên vệ sinh, thay giặt ga gối, chiếu đệm cho trẻ. Dùng dung dịch sát khuẩn diệt khuẩn đồ chơi cho trẻ hàng ngày.

Diệt khuẩn đồ chơi cho trẻ hàng ngày để tránh vi khuẩn gây bệnh
Diệt khuẩn đồ chơi cho trẻ hàng ngày để tránh vi khuẩn gây bệnh

Nâng cao sức đề kháng cho trẻ

Cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho con bằng cách cho trẻ ăn ngủ đúng giờ giấc, đảm bảo lượng sữa và thực đơn ăn dặm đa dạng mỗi ngày.

Tránh xa các nguồn lây nhiễm

Trong thời gian bùng phát dịch bệnh hay thời điểm giao mùa, cha mẹ cần hạn chế đưa con đến nơi đông người. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần với người lạ, người có nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè

  • Không rửa mũi cho trẻ bằng xi lanh hay kích thích ho đờm đối với trẻ sơ sinh.
  • Tuyệt đối không dùng thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh khi chưa được bác sĩ chỉ định. Thuốc kháng sinh không những không diệt được virus mà còn gây ra các tác dụng phụ khó lường với trẻ sơ sinh.
  • Không dùng miệng hút mũi cho trẻ. Bởi hút quá mạnh sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi, đồng thời làm tăng khả năng nhiễm khuẩn hô hấp.
  • Không nên ủ ấm trẻ quá kỹ khiến trẻ toát mồ hôi, gây ra cảm lạnh.
  • Tắm nước ấm cho trẻ hàng ngày, không nên kiêng tắm khi trẻ bị ngạt mũi. Việc không vệ sinh sạch sẽ có thể khiến vi khuẩn sinh sôi, phát tán bệnh. 
Không nên ủ ấm cho trẻ quá mức sẽ làm toát mồ hôi, gây ra -cảm lạnh
Không nên ủ ấm cho trẻ quá mức sẽ làm toát mồ hôi, gây ra -cảm lạnh

Cách trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh khá đơn giản nhưng đòi hỏi cha mẹ cần thực hiện đúng và theo dõi tình trạng sức khoẻ của con một cách sát sao. Nếu thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào kèm theo hiện tượng nghẹt mũi, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám ngay để điều trị kịp thời trước khi xảy ra biến chứng.

Đồng thời, cha mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế tình trạng nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh.

Chủ đề:
Trịnh Huỳnh ThôngTrịnh Huỳnh Thông
Với đam mê về lĩnh vực y tế - sức khỏe nên tôi theo học và tốt nghiệp tại trường Đại học Y Hà Nội. Là người thích viết lách nên tôi mong muốn đem lại kiến thức bổ ích cho người đọc qua những bài viết của mình.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form