Trang chủ

Mẹ & Bé

Cách Bảo Quản và Sử Dụng Sữa Mẹ Sau Khi Vắt/Hút Ra

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
1/11/2020
Mẹ & Bé
cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra

Breastfeeding - Nuôi con sữa mẹ là hành trình chưa bao giờ là dễ đối với các bố, mẹ mới lần đầu làm bố, làm mẹ nói riêng mà với đại đa số bố mẹ hiện đại nói chung. Hy vọng bài viết hôm nay chia sẻ được đến nhiều thông tin hữu ích hơn đối với các bố mẹ trong việc bảo quản, trữ sữa mẹ, sử dụng sữa mẹ sau khi bảo quản, trữ sữa vẫn đảm bảo được dinh dưỡng, các kháng thể từ mẹ sữa dành cho các bé sữa.

Bảo quản sữa mẹ dùng trong ngày

Bảo quản sữa mẹ đã được vắt/hút ra khỏi bầu sữa mẹ
(Nguồn Internet)

Đầu tiên các mẹ cần nhớ duy trì các cữ bú/vắt/hút sữa đều đặn mỗi ngày, việc duy trì các cữ sữa đảm bảo lượng sữa vắt dành cho các bé sữa của mình đảm bảo chất và lượng sữa mẹ vì khi bạn vắt các cữ sữa đều bầu sữa mẹ trống sẽ kích thích giúp việc tạo ra sữa nhiều hơn mỗi ngày dành cho các bé sữa. Sữa sau khi được vắt ra cần được bảo quản đúng quy định sau

Đối với nhiệt độ phòng trên 29 độ C sữa mẹ hút/ vắt sử dụng trong 1 giờ. Đối với nhiệt độ phòng dưới 26 độ C sữa mẹ sau khi vắt ra bảo quản được trong 6 giờ đồng hồ.(Tùy vào nhiệt độ phòng thời gian bảo quản sữa mẹ sẽ xê dịch thấp hơn thì thời gian sẽ dài hơn và cao hơn thời gian sẽ ít đi các mẹ lưu ý nhé).Đối với sử dụng túi đá khô để bảo quản sữa mẹ sau khi vắt/hút bảo quản được 24 giờ. Đặc biệt với khí hậu của Việt Nam thì tốt nhất các mẹ không nên kéo dài thời gian để sữa mẹ để ở bên ngoài vì do khá nhiều yếu tố trong quy trình vắt sữa mẹ nên các mẹ sữa cần linh hoạt thời gian bảo quản sữa mẹ bên ngoài bầu sữa mẹ càng ngắn càng tốt.                                        

Bảo quản sữa mẹ đã được vắt trong ngăn mát của tủ lạnh

Bảo quản sữa mẹ đã được vắt/hút trong ngăn mát của tủ lạnh
(Nguồn Internet)

Bảo quản sữa mẹ đối với ngăn mát của tủ lạnh sữa mẹ vắt/hút ra bảo quản được 24 tiếng, để ngăn mát tủ lạnh mẹ nhớ để riêng ngăn hoặc có tủ mini chuyên dụng dành cho việc bảo quản sữa mẹ tránh để cùng các đồ thực phẩm ăn uống hàng ngày của gia đình (dễ bị nhiễm khuẩn đối với sữa mẹ).

Bảo quản sữa mẹ đã được vắt ra trong tủ lạnh

Bảo quản sữa mẹ đã được vắt/hút ra trong tủ lạnh
(Nguồn Internet)

Việc bảo quản sữa mẹ đã được vắt/hút ra trong tủ lạnh các mẹ cũng cần lưu ý về cách bảo quản cũng như nhiệt độ của tủ lạnh trữ sữa mẹ chuyên dụng và tủ lạnh bảo quản thực phẩm hàng ngày. Lời khuyên cho các mẹ là nên dùng tủ lạnh chuyên dụng còn nếu kinh tế không cho phép các mẹ cần đảm bảo vệ sinh tủ lạnh cũng như cách sắp xếp trong tủ để đảm bảo vệ sinh cũng như chất lượng nguồn sữa mẹ được bảo quản. Đối với ngăn đá tủ lạnh nhỏ 1 cửa sữa mẹ được bảo quản tối đa trong vòng 2 tuần. Còn đối với ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng) tối đa cho việc bảo quản sữa mẹ vắt/hút ra là 3 tháng.

(Nguồn Internet)

Bảo quản sữa mẹ đã được vắt ra trong tủ đông chuyên dụng

Các mẹ nếu muốn lựa chọn phương pháp bảo quản sữa mẹ được vắt/hút ra được lâu dài đảm bảo đủ sữa cho bé bú đến tối thiểu 2 tuổi thì lựa chọn tủ đông chuyên dụng là lựa chọn tốt bởi vì đối với việc sử dụng tủ đông chuyên dụng (âm 18 độ C) thì thời gian bảo quản được tối đa 12 tháng. Việc trữ sữa tủ đông chuyên dụng các mẹ cần sắp xếp hợp lý lượng sữa trữ của mẹ vắt/hút ra nhưng các sữa cùng tháng vắt được sắp xếp hợp lý để dễ dàng cho việc khi mẹ sữa lấy sữa trữ cho bé hoặc cho các bé khác cũng được bú sữa mẹ mà vẫn đảm bảo được chất lượng nguồn sữa.

Bảo quản sữa mẹ đã được vắt ra khỏi bầu sữa mẹ khi đi xa

Ngày nay, sau 6 tháng thai sản thì hầu hết các mẹ phải quay lại với công việc của mình bao gồm cả những chuyến công tác gần, cũng những chuyến công tác dài ngày mà các mẹ vẫn muốn duy trì lượng sữa để đảm bảo cho bé được bé mẹ hoàn toàn tối thiểu đến 2 tuổi thì hãy cùng lưu lại một số note bên dưới nhé.

Mẹ sữa đi xa (công tác, du lịch) một mình

Đối với các mẹ sữa phải đi công tác mà không thể vác bé sữa đi cùng thì các mẹ sẽ duy trì các cữ vắt/hút sữa gần giống như khi mẹ sữa và bé sữa ở cùng nhau (Các cữ vắt/hút của mẹ sữa có thể bớt/ giảm so với khi ở nhà nhưng làm sao mẹ sữa cảm thấy thuận tiện cho công việc cũng như thoải mái). Việc các cữ vắt/hút sữa của mẹ sữa ít thì lượng sữa vắt cũng sẽ giảm mẹ sữa cũng không nên cảm thấy căng thẳng (Sữa mẹ sản xuất theo nhu cầu của bé sữa). Mẹ sữa có thể bảo quản sữa sau khi vắt ở các tủ lạnh tại khách sạn nới mẹ sữa nghỉ ngơi. Mẹ sữa di chuyển thì có thể bảo quản sữa trong thùng xốp có đá to và được dán kính. Đến nơi thì mẹ chuyển sữa vào tủ đá để tiếp tục bảo quản nguồn sữa cho bé (sữa mẹ có thể bảo quản trong vòng 6 tiếng).

Note nho nhỏ cho các mẹ nếu sữa mẹ vắt/hút trong quá trình di chuyển có dấu hiệu bị chảy thì mẹ tiếp tục trữ ngăn đá nhưng ưu tiên sử dụng lượng sữa trữ này trước.

Mẹ sữa đi xa (công tác, du lịch) cùng bé sữa

Chuyến đi công tác xa của mẹ sữa nếu có bé sữa đồng hành cùng sẽ cơ động theo thời gian di chuyển của mẹ. Nếu thời gian di chuyển nhiều hơn 4 giờ mẹ có thể yên tâm cho bé sữa tu ti rồi mẹ vắt kiệt đem theo một cữ sữa để bên ngoài được bảo quản trong 2 giờ đồng hồ, 1 cữ được bảo quản trong túi đá khô. Nếu bé ti mẹ trực tiếp thì mẹ cứ thoải mái cho bé sữa tu ti trực tiếp khi nào bé đối.

Việc bé sữa đi cùng mẹ sữa thì mẹ cứ cho bé tu ti trực tiếp và lịch hút cữ của các cữ sữa có thể xê dịch không cần như khi mẹ sữa ở nhà làm sao cho mẹ sữa có tâm trạng tốt nhất để đảm bảo chất lượng sữa cho bé tu ti. Mẹ sữa có thể tranh thủ vắt/hút sữa để trữ vào các khoảng thời gian nghỉ trưa hoặc tối, sữa vắt được mẹ sữa bảo quản trong tủ lạnh của khách sạn nếu dư để mang về thì mẹ sữa cũng bảo bảo bằng cách cho vào thùng xống cho đá to bịt kín thùng để bảo quản đem về.

Kinh nghiệm hút và bảo quản sữa mẹ lâu dài cho trẻ

Ưu nhược điểm của việc vắt/hút sữa mà không cho bé sữa bú trực tiếp

Ưu điểm

Đối với việc vắt/hút sữa mà khi cho bé bú trực tiếp sẽ mang lại cho cả mẹ và bé những ưu điểm như khi mẹ đi làm thì bé sẽ quen với việc ti bình mà mẹ không phải tập cho bé khớp ngậm mới vì khớp ngậm của bình sữa khác với khớp ngậm ở bầu sữa mẹ, nhiều bé khi quen với việc ti mẹ trực tiếp đổi sang ti bình có khả năng bỏ bú vì khớp ngậm không giống khớp ngậm của ti mẹ.

bình hút sữa
(Nguồn Internet)

Đối việc bú bình thì bé sẽ tập trung việc bú, sữa trong bình sẽ được xuống nhanh (đối với các bé sơ sinh có hãm sữa cho bé tránh bị sặc sữa do sữa xuống nhanh) đều hơn. Đảm bảo bé bú no nên bé ngủ được giấc dài tầm 3 - 4 tiếng thì bé mới đói cho mẹ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn sau sinh.

Các cữ vắt/hút sữa mẹ đều đặn, cạn bầu sữa hai bên bầu sữa mẹ giúp cho việc lượng sữa mẹ sẽ tăng lên (do cơ chế sữa mẹ tiết theo nhu cầu của bé). Tránh tình trạng bị tắc tia sữa do việc hút không hết sữa ở cả hai bầu ngực mẹ gây hiện tượng căng tức. (Các mẹ lưu ý khớp vắt sữa cũng cần đúng để tránh tình trạng bị cương, đau ngực)

Nhược điểm

Việc vắt/hút sữa mẹ cũng có những nhược điểm như với các mẹ cho con bú thì buổi tối chỉ cần cho bé bú rồi hai mẹ con ngủ nhưng vắt/hút sữa mẹ thì mẹ phải dậy để hút cạn cả hai bầu sữa và phải duy trì đều đặn các cữ vắt/hút kể cả ban đêm để tránh tình trạng đến cứ vắt/hút ngực lại bị căng tức rất khó chịu cho mẹ. Ngoài ra mẹ cần phải bảo quản, ủ ấm sữa đúng cho bé dùng, rồi phải vệ sinh bình sữa, bình vắt/hút sữa. Các mẹ có thể cân nhắc ưu điểm và nhược điểm để đưa ra giải pháp phù hợp nhất với hai mẹ con nhất về điều kiện cũng như kinh tế.

Bảo quản và trữ sữa mẹ

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF xếp sữa mẹ vắt ra hoặc trữ lạnh, trữ đông ở vị trí thứ 2 sau sữa mẹ bú trực tiếp, vì sữa mẹ bảo quản theo phương pháp này có dinh dưỡng và kháng thể rất gần và đạt được gần hết các lợi ích của sữa mẹ bú trực tiếp. Sữa công thức đứng ở hàng thứ 4 sau sữa mẹ khác/ sữa người.

Sữa mẹ  (Sữa non, sữa già, sữa trữ để tặng đều áp dụng theo) hút/ vắt nhưng chưa dùng ngay có thể được bảo quản và sử dụng như sau

Thời gian , nhiệt độ các mẹ cần nhớ khi bảo quản sữa mẹ

Cách bảo quản Hạn sử dụng
Nhiệt độ phòng > 29 độ C Tối đa 1 giờ
Nhiệt độ phòng máy lạnh nhỏ hơn 26 độ C Tối đa 6 giờ
Túi đã khô để vận chuyển Tối đa 24 giờ
Ngăn mát tủ lạnh Tối đa 48 giờ
Ngăn đá tủ lạnh nhỏ 1 cửa Tối đa 2 tuần
Ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng) Tối đa 3 tháng
Tủ đông chuyên dụng (-18 độ C) Tối đa 12 tháng

Đây là số giờ phù hợp với điều kiện vệ sinh, thời tiết Việt Nam, ở các nước phương Tây số giờ dài hơn phù hợp với vệ sinh và thời tiết nước bản địa.

Dụng cụ để trữ sữa mẹ đảm bảo

Đầu tiên vấn đề vệ sinh là vấn đề mà các mẹ cần đảm bảo trong việc vắt sữa và trữ sữa mẹ cho con. Sữa mẹ sau khi được vắt ra thì có thể trữ bằng 2 loại là bình trữ sữa hoặc túi trữ sữa. Nếu trữ sữa mẹ bằng bình (loại nhựa; thủy tinh) đối với loại nhựa các mẹ nên chọn nhựa BPA Free an toàn cho bé, không nên trữ bằng bình ở ngăn đá. Nếu trữ sữa mẹ bằng túi trữ sữa thì các mẹ chỉ được sử dụng một lần, túi được làm bằng nhựa an toàn, có khóa zip và có thể trữ lâu dài ở ngăn đá. Cần bút lông dầu loại bút không việc lem khi ghi trên túi hay bình sữa. Cần ghi rõ ràng ngày giờ vắt sữa mẹ lên từng bịch sữa mẹ và ghi hạn dùng cho đúng.

Cách trữ sữa mẹ tiết kiệm chỗ trong ngăn đá

Cách trữ sữa mẹ tiết kiệm chỗ trong ngăn đá
(Nguồn Internet)

Các mẹ cần bỏ túi ít mẹo nho nhỏ để giúp tiết kiệm chỗ trữ sữa cho bé trong ngăn đá như sau nhé. Đầu tiên các mẹ cần sử dụng túi trữ sữa hoặc bình sữa có bán sẵn chuyên dùng để tích sữa mẹ. Tiếp theo sau khi trữ sữa vào túi mẹ cần ép hết không khí ra khỏi túi sữa, hàn kín miệng túi, xếp túi sữa nằm ngang trong một hộp nhựa đậy kín. Trên mỗi bình trữ sữa dán băng keo giấy hoặc bút dạ/ bút lông để ghi ngày tháng hút/vắt lên túi sữa đó.

Mẹ lưu ý có thể dồn sữa vắt nhiều lần trong ngày (trong 24 giờ) cùng vào 1 bình/túi trữ lạnh/đông. Các mẹ cần góp sữa ở các cữ với nhau khi để ở ngăn mát tủ lạnh cùng một nhiệt độ. Ngày giờ của túi sữa góp được tính theo giờ của cữ đầu tiên. Bình/túi trữ sữa đóng kín, không có không khí là tốt nhất. Các mẹ có thể xếp nhiều túi nằm chồng lên nhau trong 1 hộp nhựa đậy kín trong ngăn đá. Các mẹ mà muốn trữ sữa cho con và có thể giúp các em bé khác với lượng sữa mẹ dồi dào, có thể sử dụng tủ đông chuyên dụng để trữ sữa mẹ.

Khi mất điện mẹ sữa cần làm gì với sữa đang trữ đông

Khi mất điện mẹ sữa cần làm gì với sữa đang trữ đông
(Nguồn Internet)

Đối với các mẹ đang trữ sữa mẹ trong tủ để đông mà nhà không có máy phát điện để phòng những trường hợp cắt điện thì mẹ cần có phương án dành cho những trường hợp không may mất điện mà đảm bảo được chất lượng nguồn sữa mẹ trữ cho bé. Các mẹ cần mua sẵn thùng giữ lạnh trong nhà, khi mất điện chuyển sữa đông đá (Nếu các túi sữa đã nằm gọn trong các hộp nhựa thì chuyển cả hộp nhựa) vào trong thùng giữ lạnh mua đá cây cho vào thùng giữ cho sữa đông không bị tan chảy. Lúc nào có điện các mẹ lại xếp lại vào tủ đông như cũ.

Sử dụng sữa rã đông cho bé sữa đúng cách

Sữa mẹ sau khi từ tủ đông chuyên dụng trữ sữa mẹ các mẹ chuyển bình/túi sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát để tan dần và tan hết trong 24 giờ. Các mẹ để túi gần phía cửa mở không để sát vách ngăn mát tủ lạnh vì để sâu trong đó sữa không tan chảy nhanh được.

Sử dụng sữa rã đông cho bé sữa đúng cách
(Nguồn Internet)

Sữa sau khi rã đông các mẹ phải sử dụng hết trong vòng 24 giờ tiếp theo. Các mẹ có thể chia một túi sữa rã đông ra các cữ sữa phù hợp với lượng ăn của bé và cần hâm nóng trước khi cho bé ăn.

Các mẹ cần rã sữa đúng quy trình vì việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sữa mẹ có thể làm sữa mẹ trữ bị mất chất dinh dưỡng cũng như các kháng thể trong sữa mẹ.

Cách làm ấm sữa trước khi cho bé sữa dùng

Đối với sữa mẹ vắt/hút ra khỏi bầu ngực mẹ, các mẹ sẽ tùy vào sức ăn mỗi giai đoạn của trẻ để chia lượng sữa vào bình phù hợp cho mỗi cữ ăn của trẻ, trước khi sử dụng mẹ để trong bình ủ sữa cho ấm giống nhiệt độ sữa mẹ mà bé bú trực tiếp để cho bé ăn, nếu bé ăn không hết mẹ chỉ cho bé ăn trong 1 - 2 tiếng, nếu vẫn thừa mẹ nên bỏ đi tuyệt đối khi trữ đông.

Cách làm ấm sữa trước khi cho bé sữa dùng
(Nguồn Internet)

Các mẹ ngâm bình, túi sữa vào tô nước ấm khoảng 40 độ C là tối ưu, nhưng dùng nước nóng hơn để sữa để sữa rã đông nhanh hơn, ví dụ nước nóng 70 độ C vẫn đảm bảo được chất lượng sữa, nhưng có thể bị mất một ít kháng thể, vì trên 65 độ C thì giống như mẹ đang thanh trùng sữa, mà nếu là sữa của mẹ ruột không phải sữa đi xin thì mẹ không cần phải thanh trùng sữa để bé nhận được kháng thể tối đa.

Một số Note khi trữ sữa cho bé

Các mẹ cần lưu ý một số vấn đề khi trữ sữa cho con nhé

  1. Đầu tiên vấn đề vệ sinh là vấn đề mà các mẹ cần đảm bảo trong việc vắt sữa và trữ sữa mẹ cho con.
  2. Tiếp theo các mẹ cần lưu ý đó là tùy vào từng loại tủ mà mỗi gia đình chọn lựa để trữ sữa mẹ đông lạnh thì thời gian trữ sữa sẽ khác nhau. 
  3. Thứ ba là không nên sử dụng lò vi sóng (Microwave) để rã đông sữa mẹ
  4. Thứ tư điều này đã được tác giả nhắc đi nhắc lại là sữa đã rã đông không được dùng để tái đông lại được. Khi sữa rã đông và đã làm ấm phải dùng hết trong vòng 1 giờ, không pha sữa đông, rã đông còn thừa (ngay cả chưa bú) vào với sữa mới vắt.
  5. Điều cuối cùng đấy là sữa đã cho bé bú, không thể dùng cho lần bú tiếp theo, không được bỏ lại vào tủ lạnh hoặc tủ đông tiếp.

Kết bài

Bài viết hôm nay mong sẽ giúp được các bố mẹ thật nhiều thông tin có thể note lại cho bản thân cũng như áp dụng cho các bạn bé nhà mình trong hành trình trữ sữa lâu dài cho con.

Xem thêm: Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Tại Nhà Nhanh & Hiệu Quả
Chủ đề:
No items found.
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form