Trang chủ

Mẹ & Bé

Thực Đơn Cho Trẻ 1 Tuổi Lười Ăn Giúp Mẹ Nhàn Tênh

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
1/1/2023
Mẹ & Bé
thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn

Nhiều mẹ đau đầu, phiền não vì bé nhà mình 1 tuổi biếng ăn. Mẹ không biết nên cho bé ăn bao nhiêu là đủ và ăn như thế nào cho đúng. Với một số thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn dưới đây, mẹ sẽ không cần phải lo lắng và suy nghĩ xem bé nên ăn gì hôm nay nữa. Cực kỳ đơn giản mà lại hiệu quả, tại sao mẹ không lưu lại ngay và áp dụng cho bé nhà mình?

Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 1 tuổi

Khi bé được 1 tuổi, cha mẹ có thể nhận thấy rằng, bé sẽ ngày càng ăn nhiều các món ăn rắn hơn, ít phụ thuộc vào sữa mẹ hoặc sữa công thức hơn. 

Trong độ tuổi từ 1, trẻ có nhu cầu lớn về chất béo, protein và các chất dinh dưỡng khác như sắt, canxi và choline để hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của trẻ. Sữa nước cũng sẽ chiếm một phần lớn trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, trẻ bú sữa công thức được khuyến khích chuyển sang sữa nguyên kem khi trẻ được 1 tuổi, trong khi trẻ bú sữa mẹ có thể tiếp tục uống sữa mẹ. 

Một số chất dinh dưỡng quan trọng cho lứa tuổi này là protein, DHA, sắt, canxi và choline (nhưng hãy nhớ rằng tất cả các vitamin và khoáng chất khác đều quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và sự đa dạng trong chế độ ăn uống là chìa khóa):

  • Protein là một thành phần quan trọng cấu tạo nên nên da, tóc, móng, cơ, máu và xương. Protein có nhiều trong sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, các loại hạt, hải sản, bông cải xanh, ngô, quả bơ, thịt trắng…
  • DHA là một chất béo omega 3 không bão hòa và rất quan trọng đối với sức khỏe của não. Những thực phẩm giàu DHA cho trẻ như: các loại cá béo, các loạt quả hạch, các loại hạt, lòng đỏ trứng gà, súp lơ, bắp cải…
  • Canxi rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và răng, tham gia vào quá trình đông máu, thông tin thần kinh, hormon, co cơ và các quá trình khác. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: các sản phẩm từ sữa, đậu phụ, các loại rau có màu xanh đậm, các loại đậu, trái cây đặc biệt là cam…
  • Sắt rất quan trọng trong việc ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển nếu không được điều trị. Sắt cũng là thành phần quan trọng của hồng cầu. Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo là nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt, ngoài ra tim, gan động vật cũng rất giàu sắt và cũng rất dễ hấp thu, lòng đỏ trứng gà và các loại rau có màu xanh đậm cũng là nguồn bổ sung sắt hiệu quả. 
  • Choline rất quan trọng đối với chức năng của các tế bào và hỗ trợ sức khỏe não bộ. Lòng trắng trứng, các loại thịt và cá, súp lơ, các loại đậu và sữa và các sản phẩm từ sữa… đều rất giàu choline. 
  • Folate hay axit folic là một chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình phát triển nhanh chóng của trẻ. Nó giúp cho các mô phát triển và hoạt động. Axit folic có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như trái cây, rau, đậu, thịt, trứng, hải sản và ngũ cốc. Đặc biệt, axit folic có nhiều trong rau bina, măng tây, cải bruxen…

Với những trẻ biếng ăn, những dưỡng chất này càng thiếu hụt nghiêm trọng hơn, vì thế cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ trong giai đoạn này.

Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết trong độ tuổi này, chế độ dinh dưỡng của trẻ vẫn phải được đảm bảo cân bằng 4 nhóm dưỡng chất: đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. 

Mỗi ngày trẻ 1 tuổi cần có:

  • Protein từ sữa, các loại hạt/đậu (ở dạng an toàn cho lứa tuổi của trẻ), thịt, gia cầm và cá.
  • Carbohydrate phức hợp từ ngũ cốc nguyên hạt, gạo, khoai, ngô…
  • Chất béo lành mạnh như bơ, hạt lanh, hạt chia, hạt cây gai dầu, lòng đỏ trứng và các loại hạt.
  • Trái cây và rau củ.

Trẻ 1 tuổi cũng cần các loại thực phẩm giàu chất xơ để tốt cho hệ tiêu hóa. Cha mẹ cũng nên cố gắng cho bé ăn nhiều loại thực phẩm để đảm bảo rằng bé nhận được dinh dưỡng cần thiết để phát triển và giúp bé tránh rơi vào tình trạng kén ăn, biếng ăn.

Một số thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn

Dưới đây là một số mẫu thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn trong 1 tuần, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé nhà mình:

Chủ nhật

  • Bữa sáng: Bánh quế táo, sốt táo, bơ hạt
  • Ăn nhẹ buổi sáng: Chuối, nước
  • Bữa trưa: cháo tôm với rau bina với đậu Hà Lan, nho, trái cây, sữa
  • Bữa ăn nhẹ buổi chiều: Cà chua bi, nho khô
  • Bữa tối: 1/2 cháo thịt phô mai, bông cải xanh, sữa

Thứ hai

  • Bữa sáng: Bánh quy ăn sáng, với sữa chua nguyên kem
  • Snack buổi sáng: Phô mai que
  • Bữa trưa: Cháo thịt, bí ngô, đậu Hà Lan tươi  
  • Ăn nhẹ buổi chiều: chuối, kiwi, sữa
  • Bữa tối: Cháo đậu xanh hoặc đậu đen với rau xanh thái nhỏ.

Thứ ba

  • Bữa sáng: Cháo yến mạch chuối, dưa đỏ, sữa
  • Bữa ăn nhẹ buổi sáng: Đu đủ
  • Bữa trưa: Súp thịt bò khoai tây
  • Bữa ăn nhẹ buổi chiều: Bánh quy phô mai
  • Bữa tối: Cháo tôm, bí đỏ phô mai, sữa

Thứ tư 

  • Bữa sáng: Cháo thịt lợn bí ngòi
  • Bữa ăn nhẹ buổi sáng: xoài
  • Bữa trưa: Cháo cua rau mồng tơi 
  • Bữa ăn nhẹ buổi chiều: nước cam
  • Bữa tối: Súp đậu xanh bí đỏ sữa.

Thứ năm 

  • Bữa sáng: Bột yến mạch với việt quất
  • Bữa ăn nhẹ buổi sáng: chuối
  • Bữa trưa: Cháo thịt lợn hạt sen bí đỏ 
  • Bữa ăn nhẹ buổi chiều: phô mai que
  • Bữa tối: Cháo lươn su su.

Thứ sáu 

  • Bữa sáng: Bột yến mạch với việt quất
  • Bữa ăn nhẹ buổi sáng: chuối
  • Bữa trưa: Cháo thịt lợn hạt sen bí đỏ 
  • Bữa ăn nhẹ buổi chiều: phô mai que
  • Bữa tối: Cháo lươn su su.

Thứ bảy 

  • Bữa sáng: Cháo thịt bò cà rốt khoai tây
  • Bữa ăn nhẹ buổi sáng: nho
  • Bữa trưa: Cháo cá rau cải 
  • Bữa ăn nhẹ buổi chiều: sữa chua
  • Bữa tối: Súp cua phomai, sữa.

Một số nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi biếng ăn

Một ngày nên có bao nhiêu bữa ăn?

Hầu hết trẻ 1 tuổi đã sẵn sàng cho 3 bữa ăn chính đầy đủ và 2 bữa phụ mỗi ngày. Cha mẹ có thể theo dõi sở thích của bé vì bé có thể thích một bữa ăn nhẹ trước, sau đó mới ăn sáng, nhiều trẻ cũng sẽ muốn ăn tối lúc 4 giờ chiều và ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Nói chung cha mẹ có thể điều chỉnh giờ giấc bữa ăn tùy thuộc vào sở thích của trẻ.

Khoảng cách giữa mỗi bữa ăn là bao lâu?

Tùy thuộc vào độ tuổi và thói quen sinh hoạt của bé mà cha mẹ có thể để khoảng cách giữa các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ từ 2 đến 3 giờ. Khoảng cách này sẽ giúp bé có thời gian để tiêu hóa hết thức ăn, tạo cảm giác đói và thèm ăn cho trẻ, điều đó giúp bé hứng thú hơn với những bữa ăn sau này.

Đặt thời gian cho các bữa ăn chính và bữa ăn phụ là một thói quen tốt vì nó có thể thiết lập nhịp sinh học trong ngày của bé và giúp bé biết được điều gì sắp xảy ra. Hạn chế cho bé ăn vặt cả ngày vì nó có thể khiến bé nhanh no và không muốn ăn khi đến bữa ăn chính. 

Dưới đây là một số thời gian biểu cho ăn ở trẻ 1 tuổi biếng ăn, cha mẹ có thể thay đổi tùy vào hoàn cảnh gia đình và thói quen sinh hoạt của bé:

  • 7 giờ sáng: ăn sáng
  • 9 giờ 30 sáng: ăn nhẹ buổi sáng
  • 12 giờ trưa: ăn trưa
  • 3 giờ chiều: ăn nhẹ buổi chiều
  • 5 giờ 30 chiều: ăn tối.

Hoặc

  • 6 giờ sáng: ăn sáng
  • 9 giờ sáng: ăn nhẹ buổi sáng
  • 11 giờ 30: ăn trưa
  • 2 giờ 30 chiều: ăn nhẹ buổi chiều
  • 5 giờ 30: ăn trái cây hoặc rau trong khi chờ ăn tối
  • 6 giờ chiều: ăn tối.

Mỗi bữa ăn nên kéo dài bao lâu?

Mỗi bữa ăn chính của bé chỉ nên kéo dài từ 25 đến 30 phút và mỗi bữa ăn phụ chỉ nên kéo dài từ 15 đến 20 phút. Quá thời gian này, hệ tiêu hóa của bé sẽ khó hấp thu và đồ ăn của bé cũng sẽ không còn ngon nữa. Nếu bé không ăn hết khẩu phần trong thời gian quy định, hãy dọn nó đi và để trẻ ăn bữa ăn mới vào lần tiếp theo. 

Có nên cho trẻ tự ăn hay không?

Trẻ 1 tuổi rất thích thú với những phát hiện mới bao gồm cả việc học cách đưa đồ ăn vào miệng. Kỹ năng này sẽ hoàn thiện hơn khi trẻ được 18 tháng hoặc lâu hơn. Tuy nhiên cha mẹ có thể khuyến khích cho bé tự ăn bữa ăn của mình dù cho nó có lộn xộn đến đâu. Tự xúc ăn sẽ hình thành sự tự tin của trẻ và giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng vận động. Khi trẻ lớn lên, mối liên hệ giữa não bộ và các chuyển động của cơ thể được tăng cường và khả năng tự ăn của trẻ cũng được cải thiện rõ rệt. 

Lời kết

Trên đây là một số thực đơn cho bé biếng ăn 1 tuổi cho các mẹ tham khảo. Tùy theo khẩu vị và tình trạng của bé mà các mẹ có thể thay đổi cho phù hợp với bé nhà mình. Và hãy nhớ rằng, đừng bao giờ khiến trẻ cảm thấy quá tải và áp lực khi ăn vì nó sẽ khiến việc ăn uống của trẻ trở thành nỗi ám ảnh và càng khiến bé trở nên biếng ăn hơn mà thôi.

Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form