Trang chủ

Mẹ & Bé

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em: Nguyên nhân, cách trị

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
24/3/2023
Mẹ & Bé
hội chứng kém hấp thu ở trẻ em

Kém hấp thu ở trẻ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này. Dưới đây SKV sẽ gợi ý cho mẹ cách khắc phục quả hội chứng kém hấp thu ở trẻ em, để con lớn khỏe và tăng cân đều.

Kém hấp thu ở trẻ em là gì?

Kém hấp thu là hội chứng thường gặp ở trẻ. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không hấp thụ dinh dưỡng từ quá trình tiêu hóa dẫn đến thiếu hụt năng lượng cho sự phát triển.

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ hiện nay
Hội chứng kém hấp thu ở trẻ hiện nay

Theo các chuyên gia, hấp thu là giai đoạn trung gian giữa tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Thực phẩm sau khi đi vào dạ dày sẽ được tiêu hóa tại ruột, chuyển thành dinh dưỡng nuôi sống cơ thể.

Khi quá trình tiêu hóa có vấn đề, thức ăn không được chuyển hóa, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái thiếu hụt dinh dưỡng. Hậu quả là trẻ kém hấp thu, thiếu vitamin, protein và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể.

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra chứng suy dinh dưỡng, chậm lớn. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mẹ nên cho bé đi khám để được tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân nào dẫn đến hội chứng kém hấp thu ở trẻ em?

Lý do khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng?
Lý do khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng?

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em không phải là bệnh lý riêng biệt. Đó là hệ quả của nhiều tình trạng khác nhau. Vì vậy việc xác định nguyên nhân là bước đệm quan trọng để mẹ có thể điều trị hiệu quả tình trạng này. Dưới đây là những lý do khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển vàng.

  • Hệ tiêu hóa còn yếu: Những năm tháng đầu hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Do đó thường hay xuất hiện tình trạng thiếu hụt enzym, rối loạn tiêu hóa khiến việc hấp thu dinh dưỡng bị giảm đáng kể. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hội chứng kém hấp thu ở trẻ sơ sinh.
  • Chế độ ăn không phù hợp: Việc cho trẻ ăn dặm sớm, chế độ ăn không phù hợp với thể trạng và độ tuổi có thể gây hại cho hệ tiêu hóa khiến trẻ không hấp thu dinh dưỡng.
  • Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột: Sử dụng kháng sinh “ vô tội vạ” có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột. Từ đó làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
  • Không dung nạp đường Lactose: Trẻ kém hấp thụ còn có thể do hội chứng không tiêu hóa được sữa. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể thiếu hụt enzyme Lactose có chức năng chuyển hóa đường sữa thành đường glucose và galactose. Việc thiếu hụt enzyme Lactose khiến lượng đường trong sữa di chuyển thẳng đến đại tràng thay vì chuyển hóa và hấp thu vào máu.
  • Do trẻ ăn uống thụ động: Thói quen ăn uống mất tập trung,vừa ăn vừa chơi hoặc xem tivi, điện thoại khiến não bộ mất đi khả năng chỉ huy. Lúc này men tiêu hóa sẽ được tiết ra một cách thụ động và miễn cưỡng làm trẻ không thể hấp thụ dinh dưỡng có trong thức ăn.
  • Do bệnh lý: Một số bệnh lý ở tuyến tụy, gan, túi mật, ống tiêu hóa cũng có thể khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng.

Dấu hiệu nhận biết chứng kém hấp thu ở trẻ

Theo chuyên gia dinh dưỡng, hội chứng kém hấp thu ở trẻ có thể nhận biết dựa vào dấu hiệu dưới đây.

  • Bất thường ở hệ tiêu hóa: Đây là triệu chứng phổ biến là thường gặp nhất ở trẻ kém hấp thu. Lúc này bé có biểu hiện tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, khó tiêu, tính chất phân thay đổi, phân nhạt màu, nhiều nước và xuất hiện váng nổi. 
  • Biểu hiện toàn thân: Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể như người mệt mỏi, xanh xao, da khô, xuất hiện vết bầm hoặc tình trạng chuột rút. Một số bé còn bị suy giảm thị lực, tóc khô, dễ gãy,  giảm khả năng tập trung,...
  • Biểu hiện trên hệ miễn dịch: Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em có thể nhận biết dựa vào dấu hiệu trên hệ miễn dịch. Khi cơ thể thiếu hụt vi chất, sức đề kháng suy giảm, trẻ có nguy cơ ốm vặt và mắc bệnh nhiễm trùng tăng cao. 

Dấu hiệu kém hấp thu ở trẻ có thể nhầm lẫn với bệnh rối loạn tiêu hóa. Vì vậy để chắc chắn mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ. 

Trẻ em kém hấp thu có nguy hiểm không?

Bé kém hấp thu có thể chậm phát triển hơn bạn bè
Bé kém hấp thu có thể chậm phát triển hơn bạn bè

Kém hấp thu ở trẻ nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Dưới đây là những hệ quả mà bé có thể gặp phải khi mắc chứng bệnh này.

  • Tiêu chảy do kém hấp thu nếu để kéo dài có thể dẫn đến tình trạng mất nước, sụt cân, thậm chí nguy hiểm hơn là tử vong.
  • Kém hấp thu còn gây ra tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất. Vì vậy, nếu để kéo dài trẻ có nguy cơ thiếu máu, giảm trí nhớ, tê bì tay chân. Không chỉ thế việc thiếu chất kéo dài còn khiến các bộ phận trong cơ thể như tim, não, da, bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Cuối cùng kém hấp thu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể. Trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ hơn bạn bè.

Cách chẩn đoán trẻ kém hấp thu dinh dưỡng

Trong quá trình phát triển, trẻ có thể kém hấp thu từ 1-3 ngày do các nguyên nhân sinh lý. Tuy nhiên nếu các triệu chứng này kéo dài, mẹ cần đưa bé đi khám để được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Dưới đây là cách chẩn đoán hội chứng kém hấp thu ở trẻ em.

  • Đánh giá thể trạng qua việc xác định chiều cao và cân nặng. Với trẻ dưới 9 tuổi bác sĩ sẽ dựa vào bảng nhân trắc của WHO, trên 9 tuổi tiến hành phân tích chỉ số cơ thể BMI.
  • Kiểm tra phân: Xét nghiệm này giúp kiểm tra chất béo có trong phân hay không. Nếu có thì chứng tỏ trẻ đang bị kém hấp thu.
  • Kiểm tra hơi thở Lactose: Là xét nghiệm thực hiện sau khi cho trẻ uống sữa. Lúc này dựa vào lượng khí hydro có trong hơi thở bác sĩ sẽ chẩn đoán trẻ hấp thu dinh dưỡng thế nào.
  • Sinh thiết ruột non: Là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng ruột non có bị nhiễm trùng hay không.

Cách để cải thiện tình trạng kém hấp thu?

Làm thế nào để cải thiện hội chứng kém hấp thu ở trẻ em là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Dưới đây SKV sẽ gợi ý một vài biện pháp khắc phục hiệu quả.

Chế độ ăn hợp lý cho bé

Với trẻ kém hấp thu, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chia nhỏ khẩu phần ăn theo nguyên tắc giảm dẫn tinh bột vào buổi tối nhằm bớt áp lực cho hệ tiêu hóa. Đồng thời hỗ trợ chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Thực đơn cho trẻ kém hấp thu cũng cần đa dạng thực phẩm. Ngoài thịt, cá, trứng sữa thì các loại rau xanh, trái cây, quả mọng cũng là thực phẩm đáng lưu ý trong thực đơn của bé. Tuy nhiên mẹ nên chế biến linh hoạt, đa dạng món ăn đồng thời trình bày bắt mắt để thu hút sự chú ý của bé.

Với trẻ kém hấp thu mẹ nên cho bé ăn đủ lượng theo nhu cầu cơ thể. Không nên thúc ép, khiến trẻ kém hấp thu, gây táo bón, thừa hoặc thiếu chất. Ngoài ra thời điểm này mẹ cũng nên hạn chế cho bé sử dụng các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ,...

Chế độ ăn phù hợp với độ tuổi của bé
Chế độ ăn phù hợp với độ tuổi của bé

Cho bé vận động mỗi ngày

Để cơ thể khỏe mạnh chỉ ăn thôi là chưa đủ. Ngoài việc đầu tư cho bữa ăn, giai đoạn này mẹ nên khuyến khích bé tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày. Việc tập luyện chẳng những giúp cơ thể linh hoạt, tái tạo năng lượng, thức đẩy tiêu hóa mà còn hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật khá tốt.

Do đó để bé hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, mỗi ngày mẹ nên dành khoảng 30 phút cho bé hoạt động ngoài trời như đi bộ, nhảy dây, đạp xe,...

Uống nước mỗi ngày

Nước là dung môi giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn chu. Vì vậy để bé hấp thu dinh dưỡng hiệu quả mẹ nên cho con uống nước đầy đủ mỗi ngày. Có thể sử dụng nước lọc, nước ép trái cây để tăng cường vị giác đồng thời cải thiện đề kháng.

Tẩy giun định kỳ

Giun sán khi kí sinh trong đường ruột sẽ cạnh tranh dinh dưỡng của bé. Do đó để bé có thể phát triển khỏe mạnh giai đoạn 2 tuổi mẹ nên tẩy giun 2 lần/ năm. Đồng thời đưa bé đi khám sức khỏe để kịp thời phát hiện và xử lý các bệnh liên quan. Tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ.

Cho bé tẩy giun 6 tháng 1 lần
Cho bé tẩy giun 6 tháng 1 lần

Sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa

Ngoài việc cải thiện dinh dưỡng mẹ nên cho bé sử dụng sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa như men vi sinh, bào tử lợi khuẩn,... Sản phẩm có khả năng hỗ trợ cân bằng vi sinh đường ruột giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thành phần và liều lượng sử dụng. Tránh việc lạm dụng dư thừa gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả hội chứng kém hấp thu ở trẻ em. Hy vọng với thông tin này mẹ bỉm có thể nuôi con khỏe mạnh và tăng cân đều.

Tham khảo thêm:

Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form