Trang chủ

Mẹ & Bé

Trẻ bị ho khan kéo dài: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Ngọc Hưng
3/10/2020
Mẹ & Bé

Trẻ ho khan liên tục, kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự phát triển khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy làm thế nào để trị dứt điểm ho khan cho bé yêu? Bài viết này sẽ giải đáp cặn kẽ các thắc mắc về ho khan ở trẻ em và bật mí bí quyết trị ho khan tại nhà đơn giản cho bé.

Ho khan là gì?

Vì sao chúng ta lại bị ho? Ho là một phản xạ của cơ thể nhằm tống chất nhầy chứa vi khuẩn và các vật lạ có trong cổ họng ra ngoài. 

Ho được chia làm hai loại là ho không có đờm và ho có đờm. Trong đó, ho khan là ho không có đờm. Ho khan chủ yếu là do virus gây ra.

Phân biệt ho khan với các loại ho thường gặp ở trẻ

Bên cạnh ho khan, trẻ còn thường mắc nhiều loại ho khác như ho có đờm, ho gà... Dưới đây là cách phân biệt các loại ho thường gặp ở trẻ mà mẹ nên biết để xác định cách điều trị phù hợp.

Ho khan từng cơn

Ho khan thường bắt nguồn từ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm cúm, cảm lạnh. Ho khan kéo dài liên tục theo từng cơn không kèm theo đờm hoặc rất ít đờm. Bên cạnh đó, ho khan cũng chính là dấu hiệu sớm của bệnh viêm phổi, viêm phế quản.

Ho ra đờm

Ho ra đờm chính là cách giúp trẻ tống chất dịch nhờn ra ngoài qua đường hô hấp dưới. Trẻ bị viêm phế quản, hen suyễn, viêm tiểu phế quản thường ho ra đờm. 

Ho gà

Ho gà là bệnh lây nhiễm nguy hiểm thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. khi ho, bé thường phát ra tiếng rít. Ho gà trở nặng gây ra khó thở và thiếu oxy rất nguy hiểm.

Vì sao trẻ bị ho khan?

Trẻ ho khan do các nguyên nhân chính dưới đây:

  • Bị nhiễm virus: khi bị nhiễm virus, trẻ sẽ có những biểu hiện thông thường của cảm lạnh và cảm cúm. Trẻ ho khan do nhiễm virus sẽ ho ngay khi vừa mắc bệnh và kéo dài sau khi các triệu chứng khác đã hết.
  • Bị chảy dịch mũi sau: chất nhầy hình thành trong khoang mũi chảy xuống cổ họng, kích thích dây thần kinh sau cổ họng khiến bé bị ho khan. 
  • Không khí ô nhiễm: các chất gây ô nhiễm có trong không khí là nguyên nhân kích thích phía sau cổ họng gây ra tình trạng ho khan. 
  • Bị mắc các bệnh đường hô hấp: Ho có thể là do trẻ bị mắc những bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi…
Trẻ bị ho khan phần lớn là do virus
Trẻ bị ho khan phần lớn là do virus

Biểu hiện trẻ bị ho khan

  • Trẻ ho khan kéo dài theo từng cơn, không kèm đờm hoặc rất ít đờm. Có thể ngứa rát cổ họng và sổ mũi.
  • Trẻ ho khan về đêm ngủ không ngon giấc, khó chịu, hay quấy khóc. Trẻ bị ho khan theo cơn kéo dài thường nôn mửa, đau tức ngực, khó thở.
  • Trẻ có thể ho ra đờm xanh, khó thở, thở mệt mỏi nếu bị ho do viêm phế quản. 
  • Ho khan ở trẻ em thường hết sau 2-4 tuần. Nếu bị ho lâu hơn thì nguyên nhân được xác định là do virus. Trường hợp trẻ ho khan kéo dài hơn 4 tuần sẽ được gọi là ho mãn tính.

Vì vậy, khi con ho, cha mẹ cần tiến hành điều trị ngay để tránh diễn tiến thành các bệnh viêm đường hô hấp.

Cách chữa ho khan cho trẻ nhanh, dứt điểm

Ho khan không phải là bệnh lý quá nguy hiểm. Nó chỉ đe dọa đến tính mạng trẻ khi ho kéo dài quá lâu và trẻ bị tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến mệt mỏi, sụt cân, chuyển biến thành bệnh mãn tính. Vì vậy, khi trẻ bị ho khan, cha mẹ nên tìm cách trị ho khan cho trẻ dứt điểm, tránh kéo dài gây ra các bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Trẻ bị ho khan nên uống thuốc gì?

Khi trẻ bị ho khan, mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị. Với những cơn ho thông thường, mẹ có thể giúp bé tự khỏi sau một thời gian bằng cách chăm sóc con hợp lý tại nhà. 

Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc trị ho hay thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ uống. Thuốc kháng sinh có thể gây nhờn thuốc và gây ra tác dụng phụ không tốt với sức khỏe của trẻ.

Một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê cho trẻ thuốc trị ho và mẹ nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con.

Nên đưa trẻ bị ho khan đi khám bác sĩ thay vì tự dùng thuốc kháng sinh
Nên đưa trẻ bị ho khan đi khám bác sĩ thay vì tự dùng thuốc kháng sinh

Cách chăm sóc trẻ ho khan tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị ho khan tại nhà nhanh khỏi:

Nếu trẻ mới bị chớm ho trong vòng vài ngày, phụ huynh có thể chăm sóc bé theo những cách sau để giúp cải thiện tình trạng ho khan ở trẻ. Mẹ hoàn toàn có thể áp dụng cách chăm sóc này cho trẻ sơ sinh bị ho khan, trẻ 2 tháng tuổi bị ho khan, trẻ 3 tháng tuổi bị ho khan...

  • Mỗi ngày thực hiện vệ sinh mũi cho trẻ 1 đến 2 lần bằng nước muối sinh lý. Mẹ chỉ cần nhỏ 1-2 giọt cho một cánh mũi rồi day nhẹ. Nếu có chất nhầy, mẹ dùng dụng cụ hút sạch ra cho trẻ.
  • Đảm bảo môi trường sống luôn thoáng đãng, sạch sẽ, tránh bị gió lùa. 
  • Không mặc quá nhiều quần áo, chỉ cần cho trẻ mặc đủ ấm, chất liệu thấm mồ hôi tốt.
  • Không kiêng tắm mà nên tắm cho trẻ trong phòng ấm, nhiệt độ nước thích hợp, không tắm lâu và thực hiện ủ ấm ngay sau khi tắm.
  • Tăng cữ bú cho trẻ để tăng dưỡng chất nạp vào.

Cần đưa trẻ đi khám nếu ho khan kéo dài 1 tuần.

Xem thêm: thuốc xịt họng sát khuẩn cho bé nào tốt?

Bài thuốc trị ho khan không cần dùng thuốc kháng sinh

Dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa ho khan ở trẻ em hiệu quả. Các bài thuốc này đều sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên lành tính, không gây tác dụng phụ và rất dễ làm. Nếu phát trẻ chớm ho khan, mẹ có thể áp dụng những bài thuốc này xem sao nhé!

Mật ong chanh

Hỗn hợp chanh mật ong giúp kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch rất tốt cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng giảm ho và hồi phục sức khỏe. Mẹ chỉ cần pha mật ong và chanh với chút nước ấm rồi cho bé uống mỗi ngày 1-2 lần.

Cho trẻ uống mật ong chanh là cách giảm ho khan rất tốt
Cho trẻ uống mật ong chanh là cách giảm ho khan rất tốt

Gừng pha muối

Ngâm chân cho trẻ trong hỗn hợp gừng pha muối ở nhiệt độ 40 độ C có thể giúp giảm cơn ho khan rất tốt. Trong lúc ngâm chân, mẹ có thể nhẹ nhàng massage để kinh mạch bé được lưu thông một cách dễ dàng. 

Lá húng chanh

Mẹ lấy một nắm nhỏ lá húng chanh, hạt chanh rồi chưng trong vòng 20 phút. Sau đó chắt lấy nước cho bé uống đều đặn mỗi ngày. Chỉ cần duy trì bài thuốc này trong 3 ngày, sẽ thấy được hiệu quả trị ho khan cho bé rõ rệt.

Rau diếp cá và nước vo gạo

Lá rau diếp cá kết hợp với nước vo gạo là hỗn hợp kháng sinh tự nhiên, rất giàu vitamin và có tác dụng chữa ho khan hiệu quả. 

Cách làm giảm ho khan bằng rau diếp cá thực hiện như sau: Rửa sạch lá diếp cá rồi giã nhuyễn, hoà chung với nước vo gạo và đun lửa nhỏ trong 20 phút. Mẹ nên cho trẻ uống khi còn ấm và dùng hàng ngày cho đến khi thấy được hiệu quả.

Củ cải trắng

Nước củ cải trắng có khả năng điều trị ho khan, ho có đờm, viêm phế quản và viêm đường hô hấp rất tốt. 

Cách chữa ho khan cho trẻ bằng củ cải trắng được thực hiện như sau: cắt lát củ cải rồi lấy 4-5 lát cho vào nước đun sôi cho đến khi củ cải chín, cho trẻ uống khi nước còn ấm là tốt nhất.

Nếu nước củ cải khó uống thì mẹ có thể kết hợp với các nguyên liệu sau để con dễ uống hơn: chuẩn bị 1 kg củ cải, 1 kg quả lê tươi, 250gr mật ong, 250gr sữa. Củ cải, lê gọt vỏ thái nhỏ, gừng tươi thái lát rồi đem ép lấy nước riêng từng loại. Đun sôi hỗn hợp nước củ cải và lê với lửa nhỏ cho đến khi quánh lại thì cho các nguyên liệu khác vào nấu chung. Hỗn hợp sôi thì tắt bếp, để nguội rồi cho vào lọ kín dùng hàng ngày sáng và tối. Mỗi lần uống, dùng 1 thìa hỗn hợp pha với nước ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Những sai lầm cần tránh khi điều trị ho khan

Dùng thuốc kháng sinh tùy tiện

Tuỳ tiện cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi bị ho là sai lầm của rất nhiều bà mẹ. Thuốc kháng sinh chỉ có thể diệt được vi khuẩn, trong khi nguyên nhân gây ho 85% là do virus, chỉ 15% do vi khuẩn.

Các chuyên gia y tế trên thế giới khẳng định, tiếp xúc với vi khuẩn ở giai đoạn sớm sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ cân bằng và trưởng thành hơn. Việc tùy tiện cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh sẽ gây mất cân bằng hệ miễn dịch, thay đổi quần thể vi khuẩn có trong ruột, khiến cơ thể miễn dịch yếu với các tác nhân gây dị ứng.

Tuỳ tiện dùng thuốc kháng sinh sẽ làm hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu
Tuỳ tiện dùng thuốc kháng sinh sẽ làm hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu

Sử dụng thuốc ức chế ho không theo chỉ định

Tuyệt đối không cho trẻ quá nhỏ, trẻ bị hen phế quản, viêm phế quản dùng thuốc ức chế ho khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Loại thuốc này chỉ được dùng khi trẻ bị ho quá mức gây mất ngủ, nôn ói, mệt mỏi. Thuốc ức chế ho làm quánh đặc dịch tiết, khiến đờm tắc nghẽn và khó tống ra ngoài.

Dừng thuốc ngay khi thấy đỡ

Đây cũng là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi cho con sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Khi uống thuốc phải uống đủ liều do bác sĩ chỉ định, không nên dừng khi thấy trẻ đã đỡ. Thực tế, khi các triệu chứng giảm chỉ là do vi khuẩn yếu đi, nếu dừng thuốc, nó có thể phục hồi lại và gây bệnh tiếp diễn.

Không kiêng những thực phẩm gây ho

Khi trẻ bị ho khan, mẹ không nên cho trẻ ăn đồ lạnh, uống nước lạnh. Bởi đồ ăn lạnh dễ gây ra tắc khí phổi làm trẻ ho nhiều hơn. 

Đồ lạnh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ là thủ phạm khiến ho khan nặng hơn
Đồ lạnh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ là thủ phạm khiến ho khan nặng hơn

Ngoài ra, đồ ngọt, đồ chiên rán cũng chính là thủ phạm khiến trẻ bị ho nặng hơn. Các thức ăn này khiến tế bào bạch cầu khó tiêu diệt vi khuẩn hơn. Đồng thời đồ chiên cũng làm cho hệ tiêu hoá của trẻ trở nên nặng nề, khó hấp thu dinh dưỡng.

Mặc quá nhiều quần áo cho trẻ

Đây là một sai lầm rất thường thấy ở cha mẹ khi chăm sóc con bị ho. Khi con ho vì cảm lạnh, cha mẹ thường mặc cho con nhiều quần áo để giữ ấm. Tuy nhiên, mặc quá nóng khiến trẻ ra mồ hôi, mồ hôi thấm lại cơ thể làm con bị nhiễm lạnh ngược. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ mặc ấm vừa phải với chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.

Hy vong bài viết đã giúp mẹ trả lời được câu hỏi làm sao để hết ho khan một cách dứt điểm ở trẻ. Ho khan không phải là bệnh lý khó chữa. Mẹ chỉ cần chú ý đến biểu hiện ho của con, đưa bé đi khám kịp thời và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ thì ho khan ở trẻ sẽ mau chóng được điều trị dứt điểm. 

Mẹ cũng nên lưu ý cách chăm sóc bé bị ho khan tại nhà được chia sẻ phía trên để giúp con đẩy lùi ho khan nhanh nhất nhé!

Chủ đề:
Trịnh Huỳnh ThôngTrịnh Huỳnh Thông
Với đam mê về lĩnh vực y tế - sức khỏe nên tôi theo học và tốt nghiệp tại trường Đại học Y Hà Nội. Là người thích viết lách nên tôi mong muốn đem lại kiến thức bổ ích cho người đọc qua những bài viết của mình.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form