Trang chủ

Mẹ & Bé

Trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn: Nguyên nhân và Cách khắc phục

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
15/11/2022
Mẹ & Bé
trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn

Bạn có lo lắng khi đứa trẻ dưới 1 tuổi của mình bị biếng ăn không? Bạn có cảm thấy bế tắc khi đã thử nghiệm nhiều cách, thay đổi nhiều công thức nấu nướng nhưng bé vẫn không chịu ăn? Nếu câu trả lời của bạn là có, thì SKV sẽ gửi tặng bạn bài viết này.

Nguyên nhân khiến trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn

Mỗi đứa trẻ khác nhau sẽ có một hoặc một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn. Nguyên nhân này có thể bắt nguồn từ sai lầm nuôi dưỡng của bố mẹ hoặc do tình trạng sức khỏe, sở thích ăn uống cũng như tính cách của trẻ. Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn.

Bố mẹ quát mắng, ép buộc trẻ ăn

Hình ảnh đút cháo bột liên tục cho con mặc dù trẻ quay đầu né tránh hoặc khóc thét phản đối tương đối phổ biến trong các gia đình có con nhỏ. Không khó để thấu hiểu nỗi lòng lo lắng con ăn ít bị thiếu chất của các ông bố bà mẹ. Tuy nhiên, bạn biết không, chính hành động ép con phải ăn thật nhiều sẽ khiến con khó chịu và càng biếng ăn hơn. 

Bố mẹ là người chuẩn bị đồ ăn cho con nhưng trẻ mới là đối tượng quyết định bản thân muốn ăn và cần ăn bao nhiêu. Nếu bố mẹ không chấp nhận và ủng hộ tín hiệu no đói của trẻ thì trẻ không thể làm chủ cảm giác thèm ăn của mình trong tương lai.

Trẻ mọc răng hoặc bị ốm

6 – 12 tháng tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Trong khoảng thời gian này, sẽ có những đợt trẻ đau lợi, khó chịu, sốt, quấy khóc nhiều vì mầm răng nhú lên. Những lúc như vậy, trẻ sẽ giảm cảm giác thèm ăn và ăn không ngon miệng.

Bên cạnh đó, nếu cơ thể không khỏe, ví dụ trẻ bị ho, sốt, nôn, tiêu chảy…thì hệ tiêu hóa của trẻ cũng đình trệ. Các tuyến nước bọt ít bài tiết khiến trẻ cảm thấy khô miệng và đắng miệng. Nhu động ruột và các enzyme tiêu hóa thức ăn cũng bị ảnh hưởng. Nếu trẻ bị ốm kéo dài, tình trạng biếng ăn sẽ xuất hiện và ngày càng trầm trọng hơn.

Trẻ mọc răng hoặc bị ốm
Trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn có thể do bố mẹ ép trẻ ăn quá nhiều, trẻ bị ốm, hiếu động hoặc thức ăn không phù hợp với khẩu vị của trẻ

Trẻ quậy phá, muốn tự ăn

Bố mẹ có thể nhận biết một đứa trẻ hiếu động bằng cách quan sát trẻ trên bàn ăn. Những đứa trẻ này thường không thể ngồi yên trên ghế trong cả bữa ăn. Trẻ liên tục nhoài người với thứ nọ thứ kia. Một số trẻ lại chỉ muốn tự xúc ăn hoặc nhúng tay vào bát bột rồi bôi trét lung tung. Bữa ăn với những đứa trẻ hiếu động dường như không phải để thu nhận thức ăn mà là một trò vui. Còn với bố mẹ, đây thực sự là bãi chiến trường lộn xộn.

Trẻ nhạy cảm với mùi vị và kết cấu của món ăn

Một số trẻ kén ăn vì khả năng cảm nhận mùi vị và kết cấu thức ăn của trẻ rất nhạy. Trẻ thường e dè, từ chối quyết liệt những món ăn mới. Trẻ có thể phun phè phè thìa cháo bột vì có món bí đỏ trẻ không thích. Thậm chí, một vài trẻ chỉ đồng ý ăn bột thật mịn chứ nhất định nói không với những món ăn hơi lợn cợn, lổn nhổn.

Trẻ không tập trung vào bữa ăn

Một nguyên nhân trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn là do khả năng tập trung ăn uống chưa tốt. Sự chú ý của trẻ dễ bị phân tán bởi các đồ vật, âm thanh xung quanh. Ví dụ, trẻ mải miết nghịch chiếc xe đồ chơi yêu thích hoặc chăm chú xem quảng cáo nhiều màu sắc sặc sỡ và bài hát vui nhộn mà chẳng chịu ăn.

Cách trị biếng ăn hiệu quả cho trẻ dưới 1 tuổi

Bữa ăn vui vẻ

Trước tiên, để trị biếng ăn cho trẻ dưới 1 tuổi, bố mẹ cần thật bình tĩnh và kiên trì. Bạn cần hiểu rằng quát mắng, ép buộc hay mặc cả không có tác dụng với trẻ. Đừng to tiếng với con trong bữa ăn. Đừng nhất quyết bắt con phải ăn hết bát bột. Và cũng đừng kỳ kèo, mặc cả với bé rằng “ăn thêm một thìa nữa thôi, mẹ sẽ cho con đi chơi”. Bạn hãy tôn trọng quyền làm chủ cũng như quyết định no đói của con. Có như vậy, bữa ăn mới trở nên vui vẻ và tốt cho sức khỏe của trẻ trong tương lai.

Bữa ăn vui vẻ
Không khí bữa ăn vui vẻ, tích cực giúp trẻ ăn nhiều hơn và ngon miệng hơn

Khi trẻ mọc răng hoặc bị ốm

Trong thời gian trẻ mọc răng hoặc bị ốm, bạn nên chấp nhận rằng trẻ sẽ không thể ăn tốt như mọi khi. Lúc này, bạn nên giảm bớt khẩu phần ăn trong một bữa của trẻ nhưng tăng số lượng bữa ăn trong ngày. Ví dụ, ngày thường trẻ được 1 bát bột mỗi bữa và 3 bữa bột trong ngày. Vậy khi ốm, bạn có thể cho trẻ ăn 1/2 bát bột nhưng tăng số bữa lên thành 5. 

Bạn cũng nên ưu tiên những món ăn lỏng, giúp trẻ dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Sữa công thức, bột cháo nấu loãng hoặc súp sẽ phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ trong giai đoạn này. Ngoài ra, nếu trẻ ốm quá lâu mà không đỡ, bạn nên đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.

Với trẻ hiếu động, đòi tự ăn

Đòi tự ăn và khám phá đồ ăn không hề xấu. Đây là nhu cầu bình thường của trẻ nhỏ và là phương thức để trẻ làm quen thức ăn. Cho dù trẻ không tự ăn được nhiều và bàn ăn, quần áo sẽ trở nên bẩn thỉu, trẻ vẫn có thể học được nhiều điều từ hoạt động này.

Vì vậy, bạn nên cho phép trẻ đùa nghịch với đồ ăn. Bạn hãy để trẻ chạm tay và cầm nắm thức ăn. Bạn cũng có thể hướng dẫn trẻ cách tự cầm thìa và xúc cháo bột cho vào miệng.

Với trẻ hiếu động, đòi tự ăn
Bố mẹ nên cho phép trẻ chạm vào thức ăn và tự khám phá, xúc ăn

Với trẻ kén ăn và nhạy cảm

Với trẻ nhạy cảm và kén ăn, bố mẹ nên quan sát và theo dõi phản ứng của con với các mùi vị, kết cấu thức ăn khác nhau. Dần dần, bố mẹ sẽ khoanh vùng được những món ăn trẻ thích và không thích.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn chỉ nấu những món khoái khẩu cho trẻ. Nếu vậy, trẻ sẽ không thể tiếp nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với nhiều loại thức ăn khác nhau giúp xây dựng thói quen ăn uống tốt cho trẻ. Vì vậy, bạn vẫn nên cho trẻ làm quen và tập ăn nhiều loại thực phẩm, trong đó có cả những món trẻ không thích. 

Với trẻ kén ăn và nhạy cảm, việc làm quen và tiếp nhận thức ăn mới cần nhiều thời gian. Thông thường, một đứa trẻ cần 10 – 15 lần tiếp xúc mới đồng ý ăn thử món ăn mới. Vì vậy, bạn đừng nên ép buộc con phải ăn ngay. Thay vào đó, hãy đặt thức ăn mới cạnh đĩa ăn của con. Bạn cũng nên cho trẻ thấy bố mẹ và các thành viên trong gia đình ăn món ăn đó ngon miệng như thế nào. Ngoài ra, đọc cho con những quyển sách có món ăn đó hoặc cùng con vào bếp nấu ăn cũng là một cách thú vị mà bạn có thể thử nghiệm.

Với trẻ không tập trung ăn uống

Cách trị biếng ăn ở trẻ dưới 1 tuổi là loại bỏ các yếu tố gây phân tán sự tập trung. Bạn hãy cho trẻ ngồi ăn nghiêm túc trên bàn hoặc ghế ăn. Đừng để con ngồi lê trên sàn với nhiều món đồ chơi bao quanh. Cũng đừng cho phép con vừa ăn vừa nghịch điện thoại hay xem tivi. Thói quen này sẽ giúp con hiểu rằng bữa ăn cần sự nghiêm túc và tập trung. Tuy nhiên, trong bữa ăn của mình, bố mẹ cũng không được xem tivi hay lướt điện thoại. Có như vậy, bạn mới có thể làm gương và uốn nắn trẻ.

Có nên sử dụng siro ăn ngon cho trẻ dưới 1 tuổi không?

Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống siro ăn ngon không là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ.

Updating...

6 – 12 tháng tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm và làm quen với thức ăn thô. Đây là sự thay đổi lớn trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Vì vậy, rất nhiều trẻ dưới 1 tuổi bị biếng ăn. Tuy nhiên, thay vì lo lắng quá mức và ép buộc trẻ phải ăn thật nhiều, bố mẹ hãy quan sát, theo dõi trẻ để phát hiện nguyên nhân phía sau tình trạng lười ăn, kén ăn này. Sau đó, khéo léo sử dụng các biện pháp mà SKV đã gợi ý phía trên để trị dứt điểm tình trạng biếng ăn cho trẻ dưới 1 tuổi nhé!

Tham khảo thêm:

Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form