Trang chủ

Mẹ & Bé

Dấu hiệu phân biệt biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý ở trẻ

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
3/10/2020
Mẹ & Bé

Biếng ăn thường được chia làm 3 dạng: biếng ăn sinh lý, biếng ăn tâm lý và biếng ăn bệnh lý. Trong đó, biếng ăn sinh lý được đánh giá là dạng vô hại nhất. Tuy nhiên, nếu các mẹ không phát hiện sớm thì biếng ăn sinh lý sẽ chuyển thành biếng ăn tâm lý khó chữa trị hơn. Do đó, các mẹ cần phân biệt 2 dạng biếng ăn này để thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học giúp trẻ phát triển toàn diện.

Các dấu hiệu nhận biết biếng ăn ở trẻ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ được coi là biếng ăn khi có 2 trong những biểu hiện dưới đây:

  • Không ăn hết khẩu phần ăn hoặc ăn trong thời gian dài trên 30 phút.
  • Ăn ít hơn ½ khẩu phần ăn theo độ tuổi.
  • Ngậm thức ăn quá lâu trong miệng và không chịu nuốt.
  • Trốn ăn hoặc khóc lóc khi thấy thấy thức ăn.
  • Có dấu hiệu nôn trớ khi nhìn thấy thức ăn.
  • Cân nặng không thay đổi trong 3 tháng liền.
biếng ăn sinh lý
Trẻ biếng ăn thường trốn ăn, khóc lóc khi ăn

Phân biệt biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý

Nguyên nhân gây ra biếng ăn sinh lý

  • Do thiếu chất khi mang thai: người mẹ khi mang thai có thể bị thiếu các chất như canxi, sắt, kẽm, các loại vitamin... khiến thai nhi bị thiếu chất, suy dinh dưỡng. Trẻ bị sinh non, lười bú mẹ trong những tháng đầu, bỏ bú hoặc lượng ăn giảm hẳn so với trẻ cùng độ tuổi.
  • Do thay đổi sinh lý: ở mỗi giai đoạn phát triển trẻ sẽ học một số kỹ năng mới như biết lẫy, biết bò, biết đi, mọc răng, học nói… có sự thay đổi của cơ thể dẫn tới khả năng biếng ăn. Biếng ăn sinh lý thường gặp ở trẻ 3 – 4 tháng, 9 - 12 tháng, 16 – 18 tháng... Sau giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu ăn uống và phát triển bình thường trở lại.
biếng ăn bệnh lý
Biếng ăn sinh lý thường xảy ra trong giai đoạn trẻ học kỹ năng mới

Nguyên nhân biếng ăn bệnh lý

  • Trẻ có thể mắc một số bệnh về nướu, họng gây đau và khó khăn trong việc nhai, nuốt dẫn tới chán ăn, bỏ bữa.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: một triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ, táo bón đều khiến bé lười ăn, biếng ăn. 
  • Nhiễm khuẩn: Hệ miễn dịch của trẻ con non nớt nên dễ bị nhiễm một số bệnh do vi khuẩn, vi rút như cúm, ho, sốt. Khi mắc những bệnh này, hàm lượng các vitamin và khoáng chất trong cơ thể bé bị mất đi dẫn tới giảm vị giác khiến trẻ biếng ăn, lười ăn.
  • Một số trường hợp khác, khi trẻ ốm, có sử dụng thuốc kháng sinh dẫn đến rối loạn đường ruột, gây chướng bụng, khó tiêu và không muốn ăn.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Trẻ khi bị nhiễm ký sinh trùng như giun sán cũng có thể gây biếng ăn

Cách khắc phục biếng ăn sinh lý và bệnh lý ở trẻ

Biếng ăn sinh lý hoặc bệnh lý đều có thể dẫn tới tình trạng chậm phát triển ở trẻ. Trong trường hợp, trẻ bị biếng ăn, phụ huynh nên bình tĩnh, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất. Để kích thích trẻ ăn, phụ huynh có thể áp dụng những cách thức dưới đây:

  • Nếu trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn thì cần bổ sung đầy đủ vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C và khoáng chất như magie, kẽm.
  • Cố gắng không lạm dụng kháng sinh vì có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến bé chán ăn.
  • Trẻ trong giai đoạn mọc răng hoặc bị viêm loét vùng miệng cần phải giảm đau cho trẻ.
  • Khẩu phần ăn cho trẻ đảm bảo cân bằng 4 nhóm chất: đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Chế biến những món ăn trẻ yêu thích, trình bày món ăn hấp dẫn kích thích trẻ ăn ngon miệng.
  • Tạo không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái để trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Hạn chế việc cho trẻ xem tivi hay điện thoại trong bữa ăn.

Khi bé có dấu hiệu biếng ăn sinh lý, các mẹ cần bình tĩnh, tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải pháp phù hợp cho trẻ. Bên cạnh việc thay đổi thực đơn kích thích thèm ăn ở trẻ, các mẹ có thể sử dụng một số loại cốm vi sinh, siro ăn ngon cho trẻ

Chủ đề:
Nguyễn Tiến DũngNguyễn Tiến Dũng
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng là một trong những chuyên gia đầu ngành ở lĩnh vực Nhi khoa. Nguyên Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai. Đến nay, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng đã có gần 40 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý, triệu chứng của trẻ nhỏ như: Bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa, sốt, co giật, ho, viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy…

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form