Trang chủ

Mẹ & Bé

Con Không Chịu Bú Mẹ Thì Phải Làm Sao Để Khắc Phục?

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
5/11/2022
Mẹ & Bé
trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao

Trẻ sơ sinh bú ít hoặc không chịu bú là nỗi lo của nhiều phụ huynh. Theo các chuyên gia, dù không phải là hiện tượng phổ biến nhưng việc bỏ bú sau sinh có thể khiến bé gặp nhiều hệ lụy. Vậy trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? Bài viết này sẽ gợi ý 11 mẹo hay để cải thiện.

Thế nào là hiện tượng trẻ bỏ bú bất thường?

Trẻ sơ sinh tự nhiên bỏ bú khiến không ít các bậc phụ huynh xót ruột và lo lắng. Vậy thế nào là hiện tượng bỏ bú bất thường? Theo các chuyên gia, trẻ bỏ bú là khi con đột ngột từ chối sữa mẹ. Tình trạng này xảy ra khi bé được 3 tháng tuổi và bắt đầu có nhận thức về thế giới xung quanh. Những trẻ có hiện tượng bỏ bú thường từ chối việc tiếp nhận vú mẹ nhưng lại cảm thấy khó chịu khi không được bú.

Bỏ bú bất thường là khi bé không chịu bú mẹ trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày liên tiếp. Tình trạng này sẽ kết thúc khi trẻ bú trở lại, thường là từ 2-4 giờ. Trường hợp bé bỏ bú kéo dài, cơ thể sụt cân mẹ nên can thiệp y tế sớm để tránh tình trạng suy dinh dưỡng.

Ngoài dấu hiệu bé không chịu ti mẹ thì việc bỏ bú bất thường còn có thể nhận biết bằng những triệu chứng như:

  • Thường xuyên quấy khóc vào ban đêm.
  • Không chịu bú và hay nôn trớ khi tiếp xúc với sữa.
  • Hay giật mình, tỉnh giấc giữa đêm.
Trẻ bỏ bú 1-2 ngày mẹ cần can thiệp sớm
Trẻ bỏ bú 1-2 ngày mẹ cần can thiệp sớm
Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Biếng Bú Chậm Tăng Cân Phải Làm Sao?

Những nguyên nhân khiến bé không chịu bú mẹ

Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ chủ yếu là do các nguyên nhân chính sau:

  • Do cách mẹ cho con bú bị sai: Nguyên nhân trẻ bỏ bú mẹ đầu tiên là do bé ti sai cách. Một số trẻ sơ sinh chưa biết cách ngậm ti do đó sẽ cảm thấy khó khăn khi bú, lượng sữa mà con hấp thụ không nhiều. Tình trạng này để lâu sẽ khiến bé thất vọng và bỏ bú.
  • Do núm vú của mẹ phẳng: Hầu hết trẻ sơ sinh đều có thể bú mẹ ngay cả khi núm vú bị phẳng hoặc đảo ngược. Tuy nhiên trong một số trường hợp bé sẽ cảm thấy khó khăn với hấp thụ sữa, dẫn tới quấy khóc và lười bú hơn.
  • Sữa bị tắc hoặc về muộn: Cũng là nguyên nhân bé không chịu bú mẹ. Đối phụ nữ lần đầu sinh nở hoặc sức khỏe chưa ổn định có thể mất vài ngày để sữa mẹ về. Sữa về muộn có thể gây khó chịu cho bé. Do đó con sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để làm quen với việc ti mẹ.
  • Bé buồn ngủ: Trẻ sơ sinh thường có thói quen ngủ nhiều. Tình trạng này sẽ khiến bé giảm số lần bú mẹ. Thậm chí khi cơn buồn ngủ kéo đến các bé còn bỏ ti.
  • Sữa mẹ có mùi vị lạ: Nếu bé tự nhiên bỏ bú mẹ thì rất có thể sữa mẹ đã có mùi lạ. Theo các chuyên gia, bé thích mùi tự nhiên vì vậy nếu mẹ sử dụng kem dưỡng hoặc nước hoa trên vùng ngực bé sẽ từ chối việc tiếp nhận.
  • Hệ tiêu hóa gặp vấn đề: Trẻ không chịu bú mẹ có thể là dấu hiệu cảnh báo đường tiêu hóa gặp vấn đề. Bởi theo các chuyên gia khi đầy hơi, chướng bụng lợi khuẩn trong cơ thể sẽ bị thiếu hụt. Từ đó ảnh hưởng tới việc hấp thụ dinh dưỡng.

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì việc trẻ tự nhiên bỏ bú mẹ còn có thể là do:

  • Bé bị đau: Trẻ sơ sinh đứng trước nhiều nguy cơ bị bệnh như tưa lưỡi, viêm đường hô hấp, mọc răng,... Các triệu chứng của bệnh có thể gây đau đớn, khiến trẻ không muốn bú mẹ.
  • Mẹ ít sữa: Trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh sẽ cần một lượng lớn sữa để nuôi cơ thể. Do đó nếu mẹ không đủ đáp ứng, bé sẽ trở nên biếng ăn. Việc sử dụng sữa ngoài sẽ khiến con mất thêm thời gian để làm quen từ đầu.
  • Mẹ bị nhiễm trùng vú: Việc viêm nhiễm vùng bú có thể khiến sữa của mẹ có vị mặn. Do đó khi tiếp xúc bé thường đình công và không chịu ti tiếp.
Xem thêm: Làm Gì Khi Bé 7 Tháng Rưỡi Biếng Ăn, Không Chịu Ăn Dặm?

Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? 11 mẹo hay

Trẻ không chịu bú mẹ là nỗi lo của rất nhiều phụ huynh. Hiện tượng này kéo dài có thể ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và sức khỏe của bé. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mẹ nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Dưới đây là những mẹo hay trả lời cho câu hỏi ‘‘trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao’’.

1. Thay đổi tư thế

Thay đổi tư thế là đáp án đầu tiên cho câu hỏi bé không chịu bú mẹ thì phải làm sao. Theo các chuyên gia, một số trẻ sẽ cảm thấy không thoải mái khi bú mẹ ở tư thế ngồi hoặc nằm. Số còn lại thích bú một bên hoặc cả hai bên luân phiên. Do đó khi con không chịu ti, mẹ hãy thử đổi một vài tư thế để bé cảm thấy thoải mái hơn.

2. Vắt sữa

Khi bầu ngực căng và đầy sữa, mẹ nên vắt bớt để tránh bị đau, giảm căng tức và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Việc vắt sữa lúc này cũng sẽ giúp mẹ cảm nhận được lượng sữa mà con bú vào cơ thể. Bởi trên thực tế rất nhiều trường hợp do bầu sữa căng tức mà mẹ không thấy bé bú nhiều. Trong khi con đã ti đủ no.

Mẹ nên vắt sữa, tránh bầu ngực căng tức
Mẹ nên vắt sữa, tránh bầu ngực căng tức

3. Cho bé bú bình

Nhiều trẻ sơ sinh không thích bú mẹ nhưng lại rất ‘‘khoái’’ bú bình. Đây là hiện tượng trẻ quen bú bình bỏ bú mẹ. Lý do là bởi các bé đã quen với việc bú bình từ sớm. Vì vậy nếu việc bú bình không khiến mẹ phiền lòng thì có thể tiếp tục duy trì bằng cách vắt sữa mẹ hoặc sử dụng sữa công thức cho con.

4. Cho bé bú khi có nhu cầu

Xây dựng thời gian biểu để bé bú mẹ là rất tốt. Tuy nhiên không phải lúc nào mẹ cũng phải tuân thủ lịch trình có sẵn này.

Đôi khi trẻ bỏ bú vào ban ngày nhưng ban đêm lại khát sữa, hoặc ngược lại. Lúc này mẹ không cần quá cứng nhắc theo lịch trình có sẵn. Khi bé có dấu hiệu muốn bú mẹ hãy đáp ứng để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho con.

5. Tăng tiếp xúc da thịt

Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao đáp án không thể bỏ qua chính là tăng tiếp xúc da thịt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tăng tiếp xúc da thịt sẽ giúp bé theo bản năng tìm đến địa điểm cung cấp thức ăn và thôi thúc việc ăn uống. Ngoài ra điều này cũng giúp bé cảm thấy an toàn khi bú mẹ, giữ mối liên kết và tăng tình cảm cho mẹ con. Cách thực hiện phương pháp này khá đơn giản, mẹ chỉ cần cởi áo cho da chạm da, có thể cho bé bú trên giường hoặc bồn tắm đều được.

6. Tăng lượng sữa tiết ra

Bé đói nhưng không chịu bú mẹ có thể là do ít sữa hoặc dòng chảy chậm khiến con mất hứng. Vì vậy nếu thấy con  cố gắng để bú hoặc liên tục chuyển bên mẹ hãy tìm cách hỗ trợ để tăng lượng sữa. Có thể dùng tay nén vú hoặc xoa bóp nhẹ nhàng để bé tiếp nhận lượng sữa nhịp nhàng, đều đặn.

7. Giúp bé không bị phân tâm

Từ 3 tháng tuổi, trẻ sẽ dễ bị lôi cuốn bởi những sự vật xung quanh. Vì vậy để con tập trung vào việc bú, mẹ có thể cho trẻ ti trong một không gian yên tĩnh. Nên cho bé bú khi đang buồn ngủ hoặc vừa thức dậy. Ngoài ra mẹ cũng có thể đeo một chiếc vòng cổ sặc sỡ để bé tập trung hơn vào mình.

8. Thay đổi nhiệt độ

Bé không chịu bú mẹ phải làm sao? Có thể thử thay đổi nhiệt độ để con cảm thấy dễ chịu hơn. Thông thường khi thời tiết oi bức, trẻ sơ sinh sẽ không chịu bú mẹ. Vì vậy lúc này mẹ hãy làm mát ngôi nhà để bé cảm thấy thoải mái và ngon miệng hơn.

9. Kiểm tra lại đồ ăn dặm

Trẻ sơ sinh giai đoạn 6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm. Vì vậy nếu trẻ được ăn quá nhiều hoặc uống sữa bột liên tục sẽ khiến con cảm thấy no bụng và không chịu bú. Để giải quyết vấn đề này mẹ chỉ cần thay đổi lượng thức ăn sao cho cân đối. Ngoài ra thời điểm này mẹ nên ưu tiên thức ăn mềm, dễ tiêu để bé không bị táo bón.

10. Giảm bớt cơn đau cho bé

Mọc răng, đau ốm là nguyên nhân chủ yếu khiến con mệt mỏi, lười ti. Vậy con không chịu bú mẹ thì phải làm sao? Trường hợp này mẹ nên tìm cách làm dịu cơn đau bằng việc sử dụng núm vú giả, chườm khăn mát hoặc massage cho bé.

11. Thay đổi lối sống của mẹ

Những món ăn của mẹ như tỏi, ớt, đồ tanh, cafein, có thể khiến mùi vị sữa bị thay đổi. Vì vậy trong giai đoạn nuôi con mẹ hãy cố gắng cân bằng chế độ ăn uống, duy trì sinh hoạt lành mạnh, tránh stress để không ảnh hưởng đến sữa. Bé không chịu bú mẹ phải làm sao? Mẹ có thể sử dụng những loại thực phẩm tăng lượng sữa như cà rốt, cá hồi, mè đen, khoai lang, bí đỏ,....

Mẹ cần hạn chế đồ ăn cay nóng
Mẹ cần hạn chế đồ ăn cay nóng
Xem thêm: Có nên sử dụng siro cho trẻ biếng ăn dưới 1 tuổi không?

Những lưu ý cho mẹ khi trẻ tự nhiên bỏ bú

Em bé không chịu bú mẹ thì phải làm sao, phần viết trên đã giải đáp chi tiết. Dưới đây là một vài lưu ý giúp mẹ hạn chế tình trạng này. 

  • Đảm bảo nguồn sữa mẹ: Ngoài vấn đề bé không chịu bú mẹ phải làm sao thì bạn còn phải đảm bảo nguồn sữa đạt chất lượng. Hãy ưu tiên những thực phẩm tốt cho sữa mẹ đồng thời tránh xa những đồ ăn không lành mạnh. 
  • Lưu ý khi sử cho bé bú bình: Mẹ có thể cho bé bú bình nhưng không nên quá lạm dụng vào thiết bị này. Việc nghiêng bình hoặc sử dụng núm vú chảy nhanh đôi khi có thể khiến bé bối rối và bỏ bú. 
  • Hạn chế dùng thuốc và tiêm: Phụ nữ trong giai đoạn nuôi con bú nên cân nhắc việc dùng thuốc và tiêm ngừa. Một số loại thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ, khiến mùi vị  sữa bị ảnh hưởng. Không chỉ thế việc tùy tiện sử dụng còn rất nguy hiểm, khiến sức khỏe con bị đe dọa. 
  • Kiên nhân: Việc cố gắng ép bé bú trở lại có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Do đó mẹ hãy kiên nhẫn, dành nhiều thời gian để âu yếm, giúp con tự tin hơn. 

Sau cùng việc bỏ bú kéo dài có thể là dấu hiệu bé đã đến giai đoạn cai sữa. Khi đó mẹ hãy tự chăm sóc và quản lý việc cai sữa cẩn thận để tránh viêm nhiễm và tắc ống dẫn. 

Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao bài viết trên đã giải đáp chi tiết. Hy vọng rằng những kiến thức mà bài viết mang đến, mẹ sẽ tìm được cách khắc phục tình trạng bỏ bú ở trẻ.

Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form