【Cảnh Báo】Hiện Tượng Trẻ Sơ Sinh Biếng Ăn Ngủ Nhiều
Trẻ sơ sinh biếng ăn ngủ nhiều là việc khá bình thường tuy nhiên đâu đó cũng tiềm ẩn rất nhiều yếu tố nguy cơ. Vậy lý do thực sự khiến trẻ biếng ăn ngủ nhiều là gì? Cùng SKV theo dõi và bỏ túi những biện pháp khắc phục sau đây mẹ nhé!
Trẻ sơ sinh biếng ăn ngủ nhiều là hiện tượng gì?
Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu thường chỉ ăn với ngủ. Trung bình một ngày các bé có thể ngủ từ 16-18 tiếng. Sau khoảng 2-3 giờ, trẻ sẽ thức dậy và bú mẹ 1 lần. Với trẻ uống sữa công thức khoảng thời gian này có thể dài hơn. Tuy nhiên càng lớn lượng sữa của trẻ sẽ càng tăng, khoảng cách giữa các bữa ăn theo đó cũng dài.
Theo các chuyên gia, việc ăn ngủ có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển của trẻ. Khi ăn trẻ sẽ được cung cấp một lượng lớn các dưỡng chất, khi ngủ hỗ trợ quá trình phát triển của não bộ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trẻ sơ sinh khi ăn ngủ tốt sẽ phát triển và khỏe mạnh hơn bạn bè đồng trang lứa.
Tuy nhiên, hiện nay một số bé lại gặp phải tình trạng biếng ăn ngủ nhiều. Bé ngủ li bì và không có dấu hiệu thức dậy đòi bú. Một số trường hợp tỉnh dậy là do đái dầm sau đó lại tiếp tục ngủ. Người ta gọi đây là hiện tượng trẻ sơ sinh biếng ăn ngủ nhiều. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến quá trình tăng và phát triển của bé bị ảnh hưởng rất nhiều.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh ngủ nhiều biếng ăn?
Trẻ sơ sinh lười ăn ngủ nhiều thường xảy ra ở 6 tháng đầu. Dưới đây là những dấu hiệu “tố giác” trẻ biếng ăn ngủ nhiều:
- Bé ngủ li bì cả ngày, thời gian ngủ kéo dài trên 19 tiếng.
- Bé không có dấu hiệu thức dậy và đòi ti sữa.
- Sau khi thức dậy bé lại ngủ tiếp và từ chối bú mẹ.
- Lượng sữa mà bé hấp thụ hàng ngày ít hơn nhu cầu thực tế.
- Cân nặng và chiều cao của bé thấp hơn rất nhiều so với đường cong tăng trưởng của WHO.
Nguyên nhân trẻ ngủ nhiều biếng ăn
Biếng ăn ngủ nhiều là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là các bé 2 tháng tuổi. Dưới đây là những “thủ phạm” gây ra tình trạng bất thường này.
Bé trong giai đoạn phát triển
Trong một số giai đoạn phát triển, trẻ sơ sinh sẽ có hiện tượng ngủ nhiều bú ít. Cụ thể ở giai đoạn 3-4 tuần tuổi, dưới 10 tuần tuổi, 6 tháng tuổi và 18 tháng tuổi là những khoảng thời gian trẻ phát triển rất mạnh. Giai đoạn này, bé sẽ có xu hướng ngủ nhiều và ăn ít hơn bình thường. Vì vậy, nếu không có dấu hiệu gì bất thường mẹ cũng đừng quá lo lắng. Bé sẽ sớm trải qua giai đoạn thay đổi này thôi.
Trẻ mọc răng
Giai đoạn 4-5 tháng tuổi nếu trẻ ăn ít hơn bình thường thì đây có thể là dấu hiệu con chuẩn bị mọc răng. Trẻ có thể bị sốt, cằm sưng và khó chịu. Vì vậy bé sẽ chán ăn, ngủ nhiều hơn. Lời khuyên lúc này cho mẹ là không nên ép buộc trẻ, mẹ có thể chia cữ bú thành 6-8 thay vì 4-5 như trước đây.
Do quá nóng
Khi nóng bé sẽ cảm thấy mệt mỏi và không đủ tỉnh táo để ăn. Vì thế lượng sữa sẽ ít hơn bình thường. Để cải thiện tình trạng này mẹ hãy chọn cho bé những bộ quần áo thoải mái. Đồng thời loại bỏ gấu bông, chăn thừa ra khỏi giường. Chúng có thể gây ngột ngạt và tăng nhiệt độ phòng khi trời nóng.
Bé mới tiêm phòng
Tiêm vắc xin cùng là lý do khiến trẻ ngủ nhiều và biếng ăn hơn bình thường. Theo các chuyên gia, giai đoạn 2 tháng tuổi bé sẽ được tiêm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não, viêm phổi,... Trong 24-48 giờ sau tiêm cơ thể sẽ xây dựng hàng rào miễn dịch. Vì vậy bé sẽ cảm thấy mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi. Đó là lý do vì sao bé 2 tháng lười ăn ngủ nhiều.
Trẻ bị sốt
Trẻ ngủ nhiều biếng ăn cũng có thể là do cơ thể đang ốm. Khi sốt hoặc cảm thời gian ngủ của trẻ sẽ tăng nhưng ngược lại lượng thức ăn sẽ giảm. Lúc này mẹ nên để bé ngủ theo nhu cầu, không ép buộc khiến trẻ sợ hãi và biếng ăn về sau. Thông thường sau khi ốm khoảng 3-4 ngày trẻ sẽ hết mệt và ăn uống quay trở lại. Nếu tình trạng đau ốm kéo dài trên 7 ngày thì mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Bị phân tâm
Trẻ sơ sinh ăn ít ngủ nhiều còn có thể là do bị phân tâm. Khi được 3 tháng tuổi, trẻ sẽ biết nhiều hơn. Con dễ bị phân tâm bởi những âm thanh và màu sắc bên ngoài. Vì vậy thời điểm này bé có thể ăn ít.
Bé có lượng đường trong máu thấp
Nếu trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều mẹ hãy kiểm tra xem đường huyết có bị hạ không. Dấu hiệu của trẻ khi hạ đường huyết là thân nhiệt giảm, tim đập nhanh, da nhợt nhạt,... Trường hợp nghi ngờ bé bị hạ đường huyết, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Trẻ sơ sinh biếng ăn ngủ nhiều có bị sao không?
Mô hình giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác hẳn với người lớn. Trung bình giấc ngủ của bé sẽ kéo dài từ 30 phút đến 3 hoặc 4 giờ. Vậy trẻ sơ sinh biếng ăn ngủ nhiều có sao không?
Ngủ nhiều liệu có tốt?
Giải đáp câu hỏi này, các bác sĩ cho biết tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều là rất tốt cho sức khỏe. Khi mới chào đời trẻ sẽ có nhu cầu ngủ chiếm đến 80% lượng thời gian trong ngày. Việc ngủ nhiều sẽ mang đến cho trẻ những lợi ích như:
- Giúp cơ thể phát triển: Khi ngủ, não của bé sẽ tiết ra hoocmon tăng trưởng giúp con phát triển, lớn mạnh hơn bình thường.
- Não bộ phát triển: Giấc ngủ là yếu tố chính, đảm bảo sự phát triển của não bộ. Giấc ngủ tốt giúp bé thông minh, tăng cường trí nhớ.
- Tăng đề kháng: Hệ miễn dịch của sẽ được củng cố và tăng cường nếu trẻ có giấc ngủ sâu.
- Tinh thần thoải mái: Giấc ngủ có tác dụng giúp an thần, giúp bé thoải mái. Vì vậy sau khi ngủ dậy các bé thường vui vẻ và cười nhiều hơn.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều ít bú khi nào mẹ cần lo?
Ngủ nhiều giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, tuy nhiên không phải lúc nào ngủ nhiều cũng tốt. Nếu bé biếng ăn khó ngủ hoặc có biểu hiện bú ít kéo dài mẹ cần nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ. Bởi rất có thể lúc này cơ thể bé đang gặp một số vấn đề như:
- Mất nước: Là tình trạng thường gặp ở trẻ 1-2 tháng tuổi. Tình trạng này được đặc trưng bởi những biểu hiện như nôn trớ, tiêu chảy, nóng sốt, đổ mồ hôi. Ngoài ra việc ngủ nhiều nhưng mệt mỏi cũng là dấu hiệu nhận biết tình trạng mất nước ở trẻ.
- Nóng sốt: Trẻ nóng sốt thường ngủ rất nhiều, thậm chí giấc ngủ kéo dài đến vài giờ. Khi ngủ trẻ sẽ hay ngọ nguậy và khó chịu.
- Viêm màng não: Ngủ nhiều biếng ăn đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm màng não ở trẻ. Căn bệnh này nếu không được điều trị sớm có thể gây tử vong và để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Vì vậy nếu bé ngủ nhiều, ngủ li bì như hôn mê và bỏ bú kéo dài mẹ cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ.
Có cần đánh thức trẻ dậy để cho bú không?
Dạ dày của trẻ sơ sinh thường nhỏ nên mỗi lần bú bé sẽ chỉ hấp thụ được khoảng 90ml sữa. Trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ là 600ml sữa. Vì thế trẻ thường rất hay đói. Trung bình cứ sau 2-3 tiếng ngủ trẻ sẽ thức dậy và đòi ăn. Tuy nhiên một số trường hợp, trẻ sơ sinh biếng ăn ngủ nhiều hơn 4 tiếng. Vậy trường hợp này có cần đánh thức trẻ dậy không?
Theo các chuyên gia, với trẻ có giấc ngủ dài nhưng vẫn đảm bảo tiến trình phát triển tốt, tăng cân đều thì mẹ có thể cho bé bú theo nhu cầu. Với trẻ nhẹ cân, thiếu tháng việc đánh thức trẻ dậy để ăn là đặc biệt cần thiết. Trẻ cần được bú sau 2-4 tiếng, để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.
Làm gì để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh biếng ăn ngủ nhiều?
Nếu bé quá “mê mẩn” chuyện ngủ mẹ có thể đánh thức con dậy để cho bú. Việc làm này sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe vì rất nhanh trẻ sẽ ngủ lại. Dưới đây là những cách thức giúp mẹ “gọi bé” thức dậy nhẹ nhàng.
Chạm vào bé
Trẻ sơ sinh biếng ăn ngủ nhiều mẹ có thể chạm nhẹ để bé tỉnh giấc. Mẹ nên chạm vào má vì điều này sẽ kích thích bản năng tò mò của trẻ. Nếu chạm má không làm bé thức dậy mẹ có thể lắc nhẹ ngón chân hoặc vuốt ve bộ phận này. Bởi hầu hết trẻ nhỏ đều không thích bị vuốt chân.
Bỏ chăn quấn
Trẻ sơ sinh thường sẽ ngủ ngon khi được nằm trong chăn ấm. Vì vậy để đánh thức bé mẹ chỉ cần bởi bó lớp chăn ngoài hoặc tã lót. Lúc này ngay lập tức bé sẽ tỉnh giấc để ti mẹ mà không bị gắt ngủ.
Làm bé mát
Nếu trẻ ngủ sâu và khó đánh thức mẹ có thể thay đổi tuyệt chiêu. Hãy thử dùng chiếc khăn ấm lau nhẹ lên mông, lưng và chân của bé. Cách thức này này sẽ giúp bé bật tỉnh nhanh chóng.
Cho bé bú mẹ
Để cắt cơn ngủ của bé mẹ có thể bế con ra khỏi nôi. Cho bé nằm trong tư thế bú bình. Lúc này theo bản năng trẻ sẽ mở miệng để tìm nguồn sữa. Việc của mẹ chỉ là mớm ti để bé tỉnh giấc và bú sữa tự nhiên.
Trẻ sơ sinh biếng ăn ngủ nhiều cách khắc phục thế nào bài viết trên đã gợi ý chi tiết. Với những bé có biểu hiện ngủ li bì, mệt mỏi, đổ mồ hôi thì mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ để tìm ra phương pháp cải thiện kịp thời.
Tham khảo thêm: