Trẻ biếng ăn khó ngủ: Giải pháp giúp bé "ăn no ngủ kỹ"
Trẻ biếng ăn thường hay quấy khóc và khó ngủ về đêm. Tình trạng này tuy không nguy hiểm nhưng nếu để dài sẽ khiến sức khỏe và sự phát triển của bé bị giảm. Vậy trẻ biếng ăn khó ngủ là gì? Giải pháp nào giúp bé “ăn ngon ngủ kỹ”. Hãy cùng khám phá trong bài viết sau mẹ nhé!
Trẻ biếng ăn khó ngủ là hiện tượng gì?
Biếng ăn, khó ngủ là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, trẻ biếng ăn thường bị thiếu hụt dinh dưỡng, khiến lượng đường trong máu hạ thấp, các tế bào thần kinh ở dạ dày truyền tín hiệu lên não làm cơ ruột co bóp tự nhiên. Điều này khiến trẻ cảm thấy bứt rứt, khó chịu và thường xuyên quấy khóc về đêm.
Ngược lại ở trẻ mất ngủ, cơ thể chưa kịp phục hồi sau đêm. Bé lúc nào cũng cảm thấy nhạt miệng, mệt mỏi và không muốn ăn.
Vòng luẩn quẩn này lặp đi lặp lại, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Theo các chuyên gia biếng ăn khó ngủ nếu để kéo dài sẽ khiến miễn dịch và sức đề kháng suy giảm, trẻ dễ ốm vặt và mắc các bệnh viêm nhiễm. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu mẹ cần nhanh chóng khắc phục, tránh để lâu ngày.
Dấu hiệu nhận biết bé biếng ăn khó ngủ
Biếng ăn, khó ngủ không còn là tình trạng hiếm gặp ở trẻ. Nếu để ý quan sát mẹ có thể dễ dàng nhận ra điều bất thường này. Cụ thể trẻ biếng ăn khó ngủ sẽ có những dấu hiệu như:
- Trẻ không ăn, ăn ít khi tới bữa.
- Trẻ tìm cách từ chối thức ăn như quay đầu, ngậm chặt miệng hoặc la khóc khi tới bữa.
- Trẻ lười tiếp nhận món mới, khẩu phần ăn giảm giữa các ngày.
- Bữa ăn kéo dài trên 30 phút, thậm chí là hơn một tiếng.
- Trẻ hay cáu gắt, khó ngủ về đêm.
- Trẻ mệt mỏi, lờ đờ, ít chơi đùa.
- Trẻ hay giật mình, nhíu mày lúc ngủ.
- Một số trẻ còn ngáy, ngừng thờ khi ngủ, gặp ác mộng hoặc tỉnh giấc giữa đêm.
- Ở những bé biếng ăn khó ngủ mẹ còn thấy tình trạng chậm hoặc ngừng tăng cân trong thời gian dài.
Nguyên nhân khiến bé biếng ăn khó ngủ
Trẻ em biếng ăn khó ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm cuộc sống của gia đình bị đảo lộn. Theo các chuyên gia có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một trong số đó có thể kể đến như:
Thiếu kẽm
Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Hoạt chất này giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị và khứu giác. Khi thiếu kẽm, quá trình chuyển hóa của các tế bào sẽ bị ảnh hưởng, trẻ biếng ăn, bỏ bú là điều không thể tránh khỏi.
Không chỉ thể hoạt chất này còn tập trung chủ yếu ở hệ thần kinh, giúp duy trì trí não, giảm lo âu, căng thẳng. Việc thiếu kẽm sẽ khiến bé khó ngủ, ngủ ít, hay quấy khóc về đêm.
Trẻ biếng ăn thiếu canxi và vitamin D làm giấc ngủ xáo trộn
Nguyên nhân tiếp theo khiến trẻ lười ăn khó ngủ là do thiếu hụt canxi và vitamin D. Theo các chuyên gia, sai lầm trong cách chế biến và chăm sóc có thể khiến trẻ lười ăn, hạn chế hấp thu dinh dưỡng. Trẻ thiếu hụt vitamin A hoặc canxi, khiến xương và răng chậm phát triển. Trẻ còi cọc, ốm yếu sinh ra buồn bực và hay quấy khóc về đêm.
Do cách chăm sóc của mẹ không phù hợp
Một trong những nguyên nhân khiến bé biếng ăn ngủ ít là do cách chăm sóc của mẹ chưa hợp lý. Cụ thể với trẻ bắt đầu tập ăn dặm ngoài bữa chính mẹ nên sắp xếp các bữa phụ cho bé. Bên cạnh đó trong một suốt năm đầu bé vẫn cần bổ sung thêm sữa mẹ. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều phụ huynh cho trẻ ăn uống tùy tiện, thực đơn thiếu khoa học dẫn đến việc con không hấp thụ được dưỡng chất. Lâu ngày khiến bé chán ăn, mất hứng thú với việc ăn.
Bên cạnh đó, việc sắp xếp thời gian giữa các bữa ăn không hợp lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Việc cho trẻ ăn quá nhiều trước khi đi ngủ sẽ khiến con cảm thấy tức bụng, khó chịu và không thể vào giấc.
Đồ ăn không hợp khẩu vị, trẻ đói và khó ngủ về đêm
Chế biến sai cách và lặp đi lặp lại một món sẽ khiến trẻ sinh ra lười ăn. Con ăn ít, bỏ bữa khiến dạ dày bị “trống” và đói về đêm. Lúc này các cơ của ruột sẽ co bóp theo phản xạ tự nhiên làm trẻ bứt rứt, khó chịu và không thể ngủ sâu.
Trẻ biếng ăn và khó ngủ do sức đề kháng kém
Khi biếng ăn trẻ sẽ không thể dung nạp dinh dưỡng vào cơ thể. Lâu ngày sức đề kháng sẽ yếu đi, trẻ dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công và gây hại.
Việc thường xuyên ốm vặt hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm sẽ khiến con mệt mỏi, chán ăn, thường xuyên cáu gắt nhất là về đêm.
Hệ tiêu hóa có vấn đề
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn rất non nớt. Vì vậy các con thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thức ăn và các vi sinh vật bên ngoài. Khi gặp phải vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và quấy khóc vào đêm.
Ngoài ra khi hệ tiêu hóa có vấn đề trẻ cũng trở nên chán ăn, ăn không ngon miệng. Điều này lại gián tiếp tăng thêm gánh nặng cho hệ thần kinh, khiến trẻ khó ngủ về đêm.
Trẻ trong giai đoạn thay đổi sinh lý
Trong một số giai đoạn phát triển, trẻ nhỏ sẽ gặp phải tình trạng biếng ăn khó ngủ. Đó là khi con tập lẫy, tập bò, tập đi, đang mọc răng, hoặc chưa kịp làm quen với thực phẩm ngoài sữa mẹ. Vì vậy bé sẽ có phản ứng nhè ra và không chịu ăn.
Không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống, thay đổi sinh lý còn khiến giấc ngủ của bé bị rối loạn. Trẻ quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu.
Yếu tố khách quan khác
Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên thì trẻ biếng ăn khó ngủ còn có thể là do môi trường, điều kiện sống. Chẳng hạn như phòng ngủ kín, không thoáng mát, dễ bị tác động bởi tiếng ồn cũng có thể khiến giấc ngủ và bữa ăn của bé bị ảnh hưởng.
Bé biếng ăn khó ngủ kéo dài có ảnh hưởng gì?
Biếng ăn khó ngủ không phải là bệnh lý cấp tính nhưng nếu để kéo dài vẫn có thể gây nguy hiểm. Dưới đây là những hệ quả mà chứng bệnh này có thể gây ra:
- Trẻ biếng ăn khó ngủ lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao và cân nặng so với bạn bè đồng trang lứa.
- Việc biếng ăn, khó ngủ sẽ khiến trẻ không đủ năng lượng để hoạt động. Trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống, kết quả học tập theo đó cũng giảm sút.
- Ngoài ra việc biếng ăn, khó ngủ cũng tác động không nhỏ đến tâm lý và nhận thức của bé. Trẻ có thể bị rối loạn hành vi, giảm trí tuệ và sự tập trung.
- Một số bé khi biếng ăn, ít ngủ kéo dài còn khiến đề kháng và sức khỏe suy giảm rõ rệt. Trẻ dễ bị các bệnh như sốt, tiêu chảy, viêm hô hấp,...
Cách khắc phục tình trạng biếng ăn, khó ngủ ở trẻ
Để cải thiện tình trạng trẻ khó ngủ biếng ăn mẹ có thể bỏ túi một vài “tuyệt chiêu” dưới đây để giúp trẻ ăn ngon ngủ ngon.
Chế độ dinh dưỡng
Trẻ biếng ăn khó ngủ một phần là do dinh dưỡng thiếu hụt. Vì vậy để cải thiện tình trạng này bố mẹ nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con.
- Một số dưỡng chất giúp bé ăn ngon như sắt, kẽm, lysine, chất xơ.
- Một số dưỡng chất giúp trẻ ngủ ngon như canxi, kẽm, sắt, kali, magie, vitamin D…
Mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất này bằng việc sử dụng thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, rau xanh và các loại hạt dinh dưỡng. Với trẻ biếng ăn thực đơn của bé cần phải đảm bảo phong phú, đa dạng và món ăn trang trí đẹp mắt để kích thích vị giác của bé.
Cho trẻ tắm nắng và vận động hàng ngày
Tắm nắng hàng ngày là cách tốt nhất để bổ sung vitamin D và canxi cho bé. Từ đó giúp hệ xương phát triển. Không chỉ thế các hoạt động vui chơi ngoài trời còn giúp trẻ tiêu hao năng lượng, ổn định giấc ngủ vào buổi tối. Vui chơi cũng là cách giúp trẻ thấy đói và muốn ăn hơn.
Cho bé ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ
Xây dựng thời gian biểu hợp lý là cách giúp bé cải thiện đáng kể tình trạng biếng ăn, khó ngủ. Theo đó bữa ăn của trẻ mẹ nên phân bố hợp lý khoảng cách giữa bữa chính và bữa phụ là 2-3 tiếng đồng hồ. Không nên cho bé ngủ quá nhiều vào ban ngày hay ngủ sớm vào chiều tối.
Mẹ có thể kết hợp việc massage nhẹ nhàng và những câu chuyện cổ tích để ru bé vào giấc. Điều này sẽ giúp con cảm thư giãn và ngủ ngon hơn.
Không tạo áp lực cho bé
Bố mẹ không nên quá gò bò và tạo áp lực cho trẻ trong việc ăn uống, ngủ nghỉ. Việc thúc ép, dọa nạt hay quát mắng sẽ khiến con sợ hãi, tăng gánh nặng cho hệ thần kinh. Lúc này theo phản xạ tự nhiên trẻ sẽ tìm cách trốn tránh mỗi khi tới bữa cơm và giờ đi ngủ. Vì vậy, mẹ hãy thật kiên nhẫn khi trẻ có dấu hiệu biếng ăn, khó ngủ nhé.
Massage, kể truyện để bé ăn ngon, ngủ tốt
Trẻ nhỏ cũng giống như người lớn. Vì vậy khi hoạt động quá nhiều bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó vào giấc, ăn mất ngon. Massage lúc này là sẽ giải pháp tối ưu để bé thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài massage mẹ cũng có thể kể chuyện cho bé nghe trước giờ đi ngủ. Cách làm này chẳng những giúp con ngủ ngon hơn mà còn gắn kết yêu thương, hình thành kỹ năng giao tiếp, bé tương tác và giúp bé hiểu mẹ hơn.
Cho trẻ dùng siro ăn ngủ ngon
Với trẻ biếng ăn khó ngủ kéo dài mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng sản phẩm bổ sung. Hiện trên thị trường có rất nhiều chế phẩm chăm sóc giấc ngủ và bữa ăn của bé. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, mẹ nên ưu tiên sản phẩm có chiết xuất tự nhiên, phù hợp với độ tuổi của bé.
Trẻ biếng ăn, khó ngủ khi nào cần đi gặp bác sĩ
Trẻ khó ngủ biếng ăn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì vậy trong những trường hợp dưới đây mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Trẻ biếng ăn và khó ngủ liên tiếp hơn 2 tuần: Tình trạng này cần được can thiệp và khắc phục sớm bởi nếu để lâu sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng và tạo thói quen xấu về sau.
- Trẻ không chịu ăn, hoặc ăn ngày 1-2 bữa: Nếu lượng thực ăn của bé ít hơn nhiều lần so với nhu cầu thực tế mẹ cũng nên đưa con đi thăm khám, tránh tình trạng mệt mỏi và lả đi.
- Ngủ dưới 4 tiếng: Mỗi ngày trẻ cần ngủ ít nhất 8 tiếng để đảm bảo các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi. Nếu tình trạng khó ngủ, ngủ ít kéo dài liên tục mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.
Trẻ biếng ăn khó ngủ là nỗi lo lắng khôn nguôi của các bậc phụ huynh. Vì vậy để con phát triển khỏe mạnh, ngay từ hôm nay bố mẹ hãy trang bị cho mình kiến thức hữu ích mà bài viết giới thiệu ở trên.
Tham khảo thêm:
- Thực Đơn Cho Bé 2 Tuổi Biếng Ăn, Tăng Cân "Vù Vù”
- Trẻ Biếng Ăn Có Nên Cho Uống Thuốc Bổ Hay Không?
- Một Số Biện Pháp Giúp Trẻ Ăn Ngon Miệng "hết công suất"