Trang chủ

Mẹ & Bé

Giải Pháp Giúp Bé Ăn Ngon Ngủ Ngon - Mẹ Nhàn Tênh

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
26/3/2023
Mẹ & Bé
giúp bé ăn ngon ngủ ngon

Nhìn con biếng ăn ngủ không sâu giấc chắc hẳn cha mẹ nào cũng hết sức lo lắng. Bởi vì điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của con. Vậy giải pháp nào giúp bé ăn ngon ngủ ngon mà vẫn an toàn đối với trẻ? Hãy cùng SKV tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Vai trò của dinh dưỡng và giấc ngủ đối với sự phát triển của trẻ

Vai trò của dinh dưỡng

  • Giúp phát triển trí não: Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là mô não. Một chế độ dinh dưỡng kém được chứng minh là sẽ hạn chế sự phát triển của não bộ và giảm mức IQ ở nhiều trẻ em, đồng thời có thể gây ra các vấn đề về khả năng chú ý và hành vi ở trẻ.
  • Giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh: Cơ thể phát triển theo cấp số nhân về kích thước trong thời thơ ấu, nhưng để đạt được sự phát triển đó trẻ cần các chất dinh dưỡng và năng lượng thích hợp – đặc biệt cần thiết cho quá trình phát triển xương và giữ cho cơ thể khỏe mạnh khi trẻ đang phát triển.
  • Giảm tỷ lệ béo phì: béo phì ảnh hưởng đến gần 1/3 trẻ em. Đó là nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ gây ra các tình trạng như huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường.
  • Giảm khả năng mắc bệnh: Trẻ có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ ít mắc bệnh hơn những trẻ có chế độ dinh dưỡng kém, ví dụ như tiêu chảy, viêm tai giữa, viêm màng não do vi khuẩn….

Vai trò của giấc ngủ

Giấc ngủ có vai trò cực kì quan trọng đối với con người. Một giấc ngủ chất lượng cho phép chúng ta nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng, giúp hạn chế mắc bệnh tật và các vấn đề về sức khỏe lâu dài. Nhưng đối với trẻ em, giấc ngủ còn quan trọng hơn vì trong khi ngủ, cơ thể và não bộ của trẻ phát triển với tốc độ nhanh chóng.

Có hai giai đoạn chính trong giấc ngủ, luân phiên nhau suốt đêm, gọi là NREM (giấc ngủ chuyển động mắt không nhanh) và REM (giấc ngủ chuyển động mắt nhanh), hai giai đoạn này đóng những vai trò khác nhau trong sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

  • Giai đoạn chuyển động mắt không nhanh (NREM) bao gồm giai đoạn ngủ sâu và sóng chậm, là giai đoạn mà các mô phát triển, năng lượng được phục hồi và các hormone cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển được giải phóng.
  • Giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM) là khi não hoạt động và xuất hiện giấc mơ. Giấc ngủ REM chịu trách nhiệm cho sự phát triển bình thường của não, trí nhớ và học tập ở trẻ.

Một số vấn đề thường gặp liên quan đến dinh dưỡng và giấc ngủ ở trẻ

Trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn là vấn đề hay gặp nhất và là nỗi lo lắng của hầu hết ông bố bà mẹ có con nhỏ.

Trẻ biếng ăn kéo dài có thể gây thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng, từ đó có thể gây rối loạn tăng trưởng. Một chế độ dinh dưỡng kém có thể gây kém phát triển về thể chất ở trẻ, trẻ sẽ chậm lớn, chậm tăng cân. Ngoài ra, khi biếng ăn, trẻ sẽ không được cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa, hấp thu, dẫn tới bé ngủ ít đồng thời gây ra một số bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ.

Không chỉ vậy, trẻ biếng ăn kéo dài dễ thiếu các dưỡng chất như DHA, Omega 3,6,9… khiến cho trí não chậm phát triển, khả năng giao tiếp bị hạn chế, học tập kém, thậm chí là tự kỷ… Bên cạnh đó, hệ miễn dịch cũng suy yếu, trẻ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, viêm đường hô hấp…

Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc

Trẻ ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng trực tiếp và cả về lâu về dài đối với trẻ. Trẻ ngủ không đủ có thể có các vấn đề về hành vi như hung hăng, tăng động hoặc không có khả năng điều chỉnh hành vi. Trẻ cũng có xu hướng trở nên thất thường, cáu kỉnh và lo lắng.

Ở trường, trẻ sẽ học tập kém hơn và khó tập trung hơn. Việc thiếu ngủ cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp và lưu trữ thông tin cần thiết cho việc học.

Về mặt thể chất, trẻ có thể gặp vấn đề về phối hợp vận động, trẻ dễ bị chấn thương trong khi chơi thể thao. Trẻ cũng dễ bị béo phì, hệ thống miễn dịch cũng bị suy giảm khiến trẻ dễ bị ốm hơn.

Nói chung, bé ăn ngon ngủ ngon là hai yếu tố cần thiết và quan trọng cho sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Trẻ khó ngủ biếng ăn không chỉ khiến trẻ chậm lớn và còn làm giảm trí thông minh, khả năng ứng xử… Vì thế cha mẹ hãy có những biện pháp để giúp bé ăn ngon ngủ tốt hơn nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc

Có nhiều nguyên nhân khiến bé biếng ăn ngủ ít, cha mẹ có thể tham khảo những nguyên nhân dưới đây để từ đó có cách khắc phục cho bé:

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Nguyên nhân sinh lý

Đây là tình trạng hết sức bình thường và là quá trình diễn ra tự nhiên của trẻ trong giai đoạn phát triển. Biếng ăn sinh lý có thể do bé bắt đầu mọc răng, biết lẫy, biết bò, biết đi… Tình trạng này sẽ kéo dài từ vài ngày đến một vài tuần và sẽ kết thúc khi bé vượt qua giai đoạn này.

Nguyên nhân bệnh lý

Trong một số trường hợp, trẻ mắc một số bệnh lý về răng miệng hoặc trẻ đang bị ốm, viêm đường hô hấp… sẽ khiến trẻ mệt mỏi, không muốn ăn. Hoặc chế độ ăn của trẻ thiếu một số vi chất dinh dưỡng kích thích cảm giác thèm ăn cũng sẽ khiến trẻ biếng ăn.

Nguyên nhân tâm lý

Nếu cha mẹ cho con ăn không đúng phương pháp, thường xuyên ép trẻ ăn, thường xuyên quát mắng, đánh, dọa dẫm bé nếu bé không chịu ăn thì lâu dần sẽ tạo thành sức ép hoặc hình thành tâm lý phản kháng, sợ hãi bữa ăn ở trẻ. Trẻ sẽ không chịu ăn, không muốn ngồi vào bàn ăn mỗi khi đến giờ ăn.

Xem thêm:

Nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ

Đối với nhiều trẻ, khó ngủ hay ngủ không sâu giấc bắt nguồn từ thói quen ban ngày hoặc cách trẻ dành thời gian ngay trước khi ngủ. Ví dụ, ăn quá nhiều thức ăn có đường hoặc xem tivi ngay trước khi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, còn một số lý do phổ biến khác khiến trẻ gặp khó khăn khi ngủ như:

  • Stress: Mặc dù trẻ con còn nhỏ, nhưng trẻ vẫn có thể bị stress – do các vấn đề ở trường hoặc ở nhà gây ra. Có những trẻ gặp khó khăn trong việc theo kịp lớp, gặp khó khăn với bạn bè hoặc thậm chí bị bắt nạt. Ở nhà, căng thẳng có thể phát sinh trong mối quan hệ của cha mẹ, cho trẻ thiếu tình thương, cách sắp xếp chỗ ngủ thay đổi khi có em…
  • Caffein: nhiều loại nước ngọt và nước tăng lực có chứa caffein có thể khiến trẻ tỉnh táo vào ban đêm. Do đó hãy hạn chế cho trẻ uống những loại nước này.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: một số loại thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý và thuốc chống trầm cảm có thể gây mất ngủ ở trẻ em.
  • Trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày: trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày cũng có thể khiến ban đêm trẻ khó ngủ.
  • Các vấn đề về sức khỏe khác: Có thể trẻ bị rối loạn giấc ngủ, trẻ bị ngạt mũi do cảm, trẻ bị dị ứng…

Bé biếng ăn ngủ không ngon giấc phải làm sao?

Với những trẻ biếng ăn và khó ngủ, cha mẹ cần có những biện pháp khắc phục và chăm sóc hợp lý để giúp trẻ ăn ngon ngủ tốt hơn:

Giải quyết các nguyên nhân khiến bé biếng ăn khó ngủ

Trẻ biếng ăn sinh lý sẽ tự cải thiện sau khi bé vượt qua mốc thay đổi về sinh lý.

Với trẻ biếng ăn do tâm lý, mẹ cần tạo cho bé một không khí thoải mái trên bàn ăn. Hạn chế quát mắng, thúc ép trẻ, thay vào đó hãy nhẹ nhàng giải thích tầm quan trọng của món ăn cho con và khuyến khích bé ăn những món ăn mới.

Với trẻ biếng ăn do bệnh lý, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế và điều trị sớm, dứt điểm cho bé.

Khi trẻ khó ngủ, hãy hạn chế cho bé chơi điện thoại, ipad, xem tivi trước khi đi ngủ, không uống các loại đồ uống có gas, chứa nhiều đường. Ngoài ra, hãy tạo cho bé một tâm lý thoải mái, tránh áp lực và cho bé một không gian ngủ thoáng đãng, mát mẻ, sạch sẽ để bé có thể ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn.

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết

Khi trẻ biếng ăn ngủ ít do thiếu vi chất dinh dưỡng thì cha mẹ không thể bỏ qua việc bổ sung các chất dinh dưỡng này cho cơ thể.

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, lysin, sắt, vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) cho trẻ biếng ăn.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm cho trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Tạo cho bé thói quen ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ  giấc

Khi chăm sóc trẻ thì tạo cho bé thói quen ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ giấc là biện pháp đơn giản nhất và tốt nhất để khắc phục tình trạng biếng ăn khó ngủ ở trẻ. Nên cho bé ăn đúng giờ, các bữa chính cách xa nhau và các bữa phụ xen giữa. Cho bé ngủ đúng giờ giấc, hạn chế ngủ ngày quá nhiều sẽ khiến bé khó ngủ về đêm.

Lời kết

Trên đây là những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn khó ngủ và giải pháp giúp bé ăn ngon ngủ ngon hơn. Hy vọng cha mẹ sẽ xác định được nguyên nhân và lựa chọn được những biện pháp phù hợp với bé nhà mình nhé.

Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form