Trang chủ

Mẹ & Bé

Lạm Dụng Thuốc Trị Biếng Ăn Cho Trẻ - Tiền Mất Tật Mang

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
24/2/2023
Mẹ & Bé
thuốc cho trẻ biếng ăn

Tình trạng trẻ biếng ăn không còn quá xa lạ đối với các bậc cha mẹ. Nhìn con biếng ăn, chậm lớn mẹ nào cũng xót xa. Do đó, nhiều mẹ có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm điều trị biếng ăn cho trẻ. Nhưng lạm dụng thuốc trị biếng ăn cho trẻ mà không lựa chọn được những sản phẩm uy tín, an toàn với trẻ thì sẽ gây hậu quả nặng nề.

Hậu quả khi lạm dụng thuốc trị biếng ăn ở trẻ

Hiện nay, việc dùng các loại thuốc kích thích cho trẻ ăn ngon vẫn được đông đảo các bậc cha mẹ áp dụng cho bé nhà mình. Có người mua vì được truyền tai nhau “kinh nghiệm”, có người mua vì tìm kiếm thông tin trên mạng, có người mua vì quảng cáo, nhưng cũng có người mua vì chính bác sĩ kê đơn. Việc lạm dụng các loại thuốc trị biếng ăn cho trẻ không đúng cách và không đúng nguyên nhân sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Thuốc trị biếng ăn có chứa corticoid

Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giúp kích thích cảm giác đói cho trẻ, đồng thời giúp trẻ tăng cân nhanh chóng. Hầu hết những loại thuốc này đều có chứa thành phần corticoid (hay còn gọi là corticosteroid, steroid) như prednisolon, methyprednisolon, dexamethason.... Đây là loại thuốc chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, thường được dùng để điều trị các trường hợp viêm nhiễm, bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, hen suyễn, dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…

Corticoid có tác dụng tăng cường chuyển hóa, tích trữ nước và điện giải gây phù, sưng chân vì thế khiến trẻ cảm thấy nhanh đói hơn và có hiện tượng béo giả do tích nước và điện giải. Do đó, nhiều cơ sở đã trộn lẫn corticoid vào các loại thuốc viên, thuốc hoàn, cốm kích thích ăn cho trẻ với quảng cáo giúp trẻ nhanh cân nhanh chóng.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại không biết rằng, sử dụng corticoid thường xuyên, trong một thời gian dài sẽ gây nguy hiểm đối với trẻ do thuốc có rất nhiều tác dụng phụ như: phù, yếu cơ, chậm làm lành vết thương, loét dạ dày tá tràng, chậm phát triển ở trẻ, rối loạn tâm thần, teo tuyến thượng thận…

Thuốc trị biếng ăn có chứa Cyproheptadine

Cyproheptadine là một loại thuốc kháng histamin thế hệ 2 có tác dụng điều trị dị ứng cấp tính và mạn tính, viêm mũi dị ứng, phù quincke, dị ứng thuốc… Không chỉ vậy, cyproheptadine còn được biết tới như một ‘thần dược” trị biếng ăn cho trẻ nhỏ. Vì sao vậy?

Trên thực tế, cyproheptadine có tác dụng phụ là kích thích trẻ ăn ngon miệng, nhưng tác dụng này lại không được dùng để làm chỉ định điều trị biếng ăn do loại thuốc này tiềm ẩn những tác dụng phụ khác đặc biệt nguy hiểm hơn. Những tác dụng phụ này đã được Cục quản lý Dược đưa ra thông báo cảnh báo tới các sở y tế.

Khi dùng cyproheptadine thường xuyên và kéo dài, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng phụ như lơ mơ, buồn ngủ, khô miệng, táo bón, thậm chí nó có thể gây kích thích thần kinh trung ương, điều đó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển trí nào của trẻ. Đặc biệt cyproheptadine bị cấm dùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và không có tác dụng điều trị lâu dài, sau khi ngừng sử dụng bé cũng sẽ hết ăn ngon ngay.

Men vi sinh, men tiêu hóa

Một số cha mẹ lại có thói quen cho bé dùng men tiêu hóa, men vi sinh mỗi khi con biếng ăn mà không biết nguyên nhân thực sự gây biếng ăn ở trẻ là gì.

Thực chất, men tiêu hóa (enzym) là những chất được tiết ra từ các tuyến tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn, ví dụ như amylaza, lipaza… còn men vi sinh chứa những vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Hai loại men này thường hay bị “nhầm lẫn” và sử dụng vô tội vạ khi trẻ bị biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu…

Tuy nhiên, khi sử dụng men tiêu hóa trong một thời gian dài có thể khiến cơ thể bị lệ thuộc vào men tiêu hóa cung cấp từ bên ngoài, không còn khả năng tự tiết ra enzym tiêu hóa nữa. Còn men vi sinh nếu sử dụng kéo dài có thể gây nên tình trạng loạn khuẩn. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ có tỉ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Khi tỷ lệ này mất cân bằng và rối loạn thì cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Xem thêm:

Xu hướng dùng thuốc trị biếng ăn cho bé hiện nay

Đứng trước những nguy cơ lạm dụng thuốc trị biếng ăn cho bé với những tác dụng phụ nguy hiểm thì ngay nay, các bà mẹ thông thái đã lựa chọn được một cách chăm sóc cho trẻ biếng ăn từ các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược.

Những loại thảo dược này có tác dụng giúp bé ăn ngon nhờ khả năng kích thích thèm ăn ở trẻ, tăng cường khả năng hấp thu và bổ sung các vitamin và khoáng chất phong phú, đa dạng.

Đồng thời, thảo dược, đặc biệt là thảo dược chuẩn hóa cực kì an toàn đối với trẻ, không có tác dụng phụ, không gây lệ thuộc thuốc. Do đó cha mẹ có thể yên tâm cho bé sử dụng.

Một số lưu ý khi lựa chọn thuốc trị trẻ biếng ăn

  • TUYỆT ĐỐI không sử dụng các loại thuốc điều trị biếng ăn cho trẻ có thành phần corticoid hoặc cyproheptadine.
  • Không mua các loại thuốc trị biếng ăn cho trẻ được quảng cáo là thuốc đông y, viên hoàn… vì những thuốc này có thể chứa corticoid hoặc cyproheptadine.
  • Không tự ý cho bé sử dụng men vi sinh, men tiêu hóa khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Khi lựa chọn các sản phẩm trị biếng ăn từ thảo dược cần lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, các thành phần được nghiên cứu kĩ càng và đảm bảo chất lượng. Cha mẹ có thể tham khảo các dòng sản phẩm thảo dược chuẩn hóa châu Âu, vừa an toàn, hiệu quả mà không gây hại cho trẻ.

Lời kết

Trẻ biếng ăn có nhiều nguyên nhân, đôi khi trẻ chỉ biếng ăn trong một vài ngày do nguyên nhân sinh lý sau đó sẽ cải thiện. Vì thế cha mẹ cần xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn cho trẻ là gì, để từ đó có cách lựa chọn biện pháp và thuốc trị biếng ăn cho trẻ phù hợp. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng cho trẻ.

Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form