Trang chủ

Mẹ & Bé

Trẻ sơ sinh kém hấp thu chất dinh dưỡng phải làm sao?

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
7/11/2022
Mẹ & Bé
trẻ sơ sinh kém hấp thu chất dinh dưỡng

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ vì vậy thường xuyên gặp phải tình trạng kém hấp thu. Để giúp mẹ gỡ rối vấn đề này, bài viết dưới đây SKV sẽ gợi ý cách khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ sơ sinh kém hấp thu chất dinh dưỡng.

Thế nào là kém hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh?

6 tháng đầu sau sinh là thời kỳ “đỉnh cao” để bé có thể phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt trẻ tăng cân rất ít, thậm chí là không tăng do kém hấp thu dinh dưỡng. Vậy trẻ sơ sinh kém hấp thu dinh dưỡng là gì?

Theo các chuyên gia, kém hấp thu là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Căn bệnh này khởi phát do cơ thể không hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn, gây thiếu hụt vitamin, protein, lipid và các khoáng chất cần thiết. Kém hấp thu ở trẻ sơ sinh nếu để kéo dài có thể cản trở đến sự phát triển. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mẹ cần chủ động đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời.

Hiện tượng kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh
Hiện tượng kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến bé kém hấp thụ chất dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh kém hấp thu chất dinh dưỡng do rất nhiều nguyên nhân, một trong số đó là:

  • Hệ tiêu hóa còn yếu: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh đang trong quá trình hoàn thiện. Vì vậy giai đoạn này bé rất dễ rối loạn hấp thụ. Ngoài ra, thời kỳ ăn dặm sự thay đổi đột ngột từ sữa mẹ sang thực phẩm cũng khiến men vi sinh trong đường ruột bị giảm. Trẻ có nguy cơ đầy hơi, chướng bụng, táo bón, phân sống.
  • Chế độ ăn không hợp lý: Ăn dặm sớm, ăn no, thức ăn không hợp lý là nguyên nhân khiến bé không hấp thụ dưỡng chất. Theo các chuyên gia việc ăn uống thụ động khiến men tiêu hóa tiết ra miễn cưỡng, trẻ không thể hấp thụ được dưỡng chất có trong thức ăn. Lâu ngày ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây kém hấp thu.
  • Loạn khuẩn đường ruột: Là tình trạng hệ vi sinh trong đường ruột bị mất cân bằng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến quá trình hấp thu bị gián đoạn và giảm hiệu quả.
  • Thiếu enzyme tiêu hóa: Enzym là chất xúc tác giúp chuyển hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng. Việc thiếu hụt có thể khiến bé rơi vào tình trạng rối loạn và không thể chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng.
  • Sử dụng kháng sinh: Việc dùng kháng sinh và thuốc trị bệnh trong thời gian dài sẽ khiến hệ vi sinh trong đường ruột bị tiêu diệt. Bé có nguy cơ giảm hấp thu, thậm chí là đối mặt với tình trạng đau bụng, đầy hơi,...

Ngoài ra, trẻ sơ sinh kém hấp thu chất dinh dưỡng còn có thể là do không dung nạp đường Lactose hoặc mắc các bệnh lý về đường ruột như tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu,...

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh kém hấp thu chất dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh kém hấp thu có dấu hiệu gì?
Trẻ sơ sinh kém hấp thu có dấu hiệu gì?

Mới sinh là giai đoạn phát triển mạnh về thể chất và trí não của trẻ. Vì vậy mẹ có thể nhận biết tình trạng này dựa vào dấu hiệu sau:

  • Bé có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và thường xuyên ói mửa.
  • Bé đi ngoài phân lỏng, nhiều nước. Phân có mùi tanh, xuất hiện váng nổi trên mặt.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy sụp, thường xuyên quấy khóc.
  • Sức đề kháng suy giảm, hay ốm vặt và mắc bệnh viêm nhiễm.
  • Bé có dấu hiệu sụt cân, chậm tăng cân và chiều cao.
  • Da khô, dễ tím khi có va đập nhẹ.
  • Bé dễ cáu gắt, tính khí thay đổi, có dấu hiệu bỏ bú, biếng ăn.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh kém hấp thu dinh dưỡng có thể nhầm lẫn với triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Vì vậy để chắc chắn mẹ hãy đưa bé đi gặp bác sĩ khi có dấu hiệu nghi ngờ.

Bé kém hấp thụ chất dinh dưỡng có ảnh hưởng gì không?

Hấp thu dinh dưỡng kém không phải là bệnh lý riêng biệt. Nó là hệ quả của rất nhiều tình trạng khác nhau. Dưới đây là những vấn đề trẻ sơ sinh có thể gặp phải khi không hấp thụ được chất dinh dưỡng.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Với trẻ sơ sinh, hội chứng kém hấp thu được biểu hiện thông qua triệu chứng không dung nạp sữa. Điều này kéo dài khiến nhiều mẹ bỉm không khỏi nóng lòng và muốn thay đổi chế độ ăn. Từ đó khiến hệ tiêu hóa bị tác động không nhỏ. Đa phần trẻ không kịp thích nghi và trở nên rối loạn tiêu hóa, thậm chí là tiêu chảy nhiều hơn.

Tinh thần mệt mỏi, suy giảm trí nhớ

Kém hấp thu là nguyên nhân khiến trẻ thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Từ đó rơi vào tình trạng suy giảm trí nhớ, nguy cơ mất máu tăng cao. Một vài trường hợp việc kém hấp thu kéo dài còn có thể gây ra tình trạng chán ăn, bỏ bữa. Đây thực sự là tình trạng báo động cho các mẹ bỉm hiện nay. Bởi điều này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.

Chậm tăng trưởng

Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng đồng nghĩa với việc các bộ phận trong cơ thể đều bị ảnh hưởng. Vì vậy nếu để kéo dài bé có thể chậm tăng cân và phát triển chiều cao.

Không chỉ thế việc thiếu hụt khoáng chất còn tiềm ẩn nguy cơ suy giảm miễn dịch,  cơ thể dễ bị tấn công bởi các loại bệnh.

Kém hấp thu khiến trẻ chậm tăng cân
Kém hấp thu khiến trẻ chậm tăng cân

Trẻ sơ sinh kém hấp thu chất dinh dưỡng phải làm thế nào?

Để trẻ sơ sinh có thể tăng cân và  phát triển khỏe mạnh mẹ nên bỏ túi và áp dụng biện pháp gợi ý sau.

Cho bé bú mẹ 6 tháng đầu

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu. Ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất, sữa mẹ còn chứa một lượng lớn kháng thể cần thiết cho hệ miễn dịch. Với trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu, việc bú mẹ hoàn toàn sẽ giúp hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, rối loạn đường ruột. Do đó các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu.

Tuy nhiên việc bú mẹ nên để thuận theo nhu cầu của bé. Mẹ có thể lập thời gian biểu để theo dõi nhưng điều này là hoàn toàn không cần thiết. Vì trẻ sơ sinh rất mau đói. Nếu cho bé bú cứng nhắc, khi quá đói, lúc quá no sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu dưỡng chất khiến con không đủ dinh dưỡng để phát triển.

Chú ý dinh dưỡng của mẹ

Trẻ sơ sinh chủ yếu hấp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ. Vì vậy để bé có thể phát triển khỏe mạnh mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Bổ sung đầy đủ sắt, kẽm, vitamin và khoáng chất mỗi ngày. Đồng thời hạn chế đồ ăn chiên, rán, nhiều dầu mỡ hoặc chứa Cafein,... Ngoài ra để tăng cường lưu thông dòng sữa, mẹ có thể sử dụng một số món ăn như sung luộc, chân giò hầm đu đủ hoặc cháo nóng,...

Đầu tư vào bữa ăn của bé

Ngoài sữa mẹ thì thực phẩm là dưỡng chất dồi dào và cần thiết cho trẻ nhỏ. Do đó trong bữa ăn của bé mẹ nên đảm bảo 4 nhóm cơ bản là chất đạm, chất xơ, chất béo và tinh bột.

Ngoài những loại thực phẩm phổ biến như thịt, cá, trứng, sữa mẹ nên cho bé sử dụng nước ép, hoa quả, sữa chua. Đồng thời hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán. Với trẻ sơ sinh, giai đoạn ăn dặm, mẹ nên chế biến món ăn hấp dẫn, kết hợp với việc trình bày bắt mắt. Hạn chế ép buộc và cho bé ăn thụ động.

Đa dạng chế độ ăn cho bé giai đoạn ăn dặm
Đa dạng chế độ ăn cho bé giai đoạn ăn dặm

Cho bé ăn nhiều bữa

Bé kém hấp thụ chất dinh dưỡng có thể là do ăn quá nhiều trong cùng một bữa. Vì vậy để kích thích vị giác và tăng khả năng ăn uống của con, mẹ nên chia khẩu phần ăn thành 5-6 bữa/ngày. Việc chia nhỏ khẩu phần ăn sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn.

Chăm sóc giấc ngủ của bé

Trẻ sơ sinh có thể lớn trong giấc ngủ. Vì vậy giai đoạn này mẹ nên cho bé ngủ từ 16-18 tiếng mỗi ngày. Hãy tạo cho con một khoảng không gian thoải mái để bé có thể dễ vào giấc và ngủ sâu hơn. Trường hợp trẻ ngủ nhiều mẹ có thể đánh thức bé dậy để bú bằng cách chạm nhẹ vào vùng da nhạy cảm như tay, cổ chân. Tránh làm bé giật mình, khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng và khả năng hấp thu dinh dưỡng giảm theo.

Massage cho bé

Trẻ sơ sinh kém hấp thu chất dinh dưỡng mẹ có thể massage cho bé để cải thiện. Ngoài tác dụng giúp trẻ thư giãn và chìm vào giấc ngủ, việc massage còn giúp thúc đẩy tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Theo đó mẹ chỉ cần đặt 4 ngón tay lên ngang bụng, sau đó xoay tròn, trong vòng 2-3 phút theo chiều kim đồng hồ. Động tác này sẽ giúp giảm đầy hơi, chướng bụng hiệu quả. 

Ngoài massage mẹ cũng nên khuyến khích để bé vận động nhiều hơn. Đừng vội lo lắng khi thấy con mải mê trườn, bò. Bởi việc vận động sẽ giúp bé cảm thấy nhanh đói và hấp thu tốt hơn.

Massage giúp cải thiện tiêu hóa cho bé
Massage giúp cải thiện tiêu hóa cho bé

Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa

Ngoài thay đổi chế độ dinh dưỡng, với trẻ sơ sinh kém hấp thu mẹ có thể cho bé sử dụng sản phẩm hỗ trợ cho hệ tiêu hóa như men vi sinh, bào tử lợi khuẩn. Việc tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru,  hỗ trợ hấp thu hiệu quả.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trước khi cho bé sử dụng mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ cho trẻ sơ sinh. 

Trẻ sơ sinh kém hấp thu chất dinh dưỡng mẹ có thể cải thiện bằng những gợi ý ở trên. Trường hợp không có hiệu quả mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và xác định nguyên nhân cụ thể.

Tham khảo thêm:

Chủ đề:
No items found.
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form