Trang chủ

Mẹ & Bé

Trẻ biếng ăn hấp thụ kém: Cách giúp mẹ xử lý ‘‘gọn lẹ’’

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
3/12/2022
Mẹ & Bé
trẻ biếng ăn hấp thụ kém

Trẻ biếng ăn hấp thụ kém nếu để kéo dài có thể dẫn đến tình trạng suy giảm đề kháng, thấp còi, nhẹ cân. Vậy đâu là giải pháp giúp bé ăn ngon, tăng cân đều. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau mẹ nhé.

Tình trạng biếng ăn hấp thụ kém của trẻ hiện nay

Trẻ biếng ăn hấp thụ kém là bài toán hóc búa, khó tìm lời giải của nhiều mẹ bỉm hiện nay. ‘‘Người bạn không mời mà đến này’’ là chướng ngại vật nặng ký mà mẹ nào cũng có thể gặp phải trên chặng đường nuôi con đầy gian nan.

Tình trạng trẻ biếng ăn hấp thụ kém khiến không ít các bậc phụ huynh phải lo lắng. Bởi nếu kéo dài, bé sẽ không nhận đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng cơ thể. Hệ quả là sức đề kháng suy giảm, nguy cơ còi cọc, chậm phát triển tăng cao.

Theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia giai đoạn 2009-2021 ở Việt Nam có tới 29.05% trẻ nhỏ từ 2-5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Con số này tiếp tục tăng lên trong năm 2012.

Khảo sát cũng cho thấy hơn 50% trẻ nhỏ suy dinh dưỡng là do chế độ ăn hàng ngày thiếu hụt các chất như vitamin A, B, C, D, sắt, kẽm. Trong đó cứ 3-4 trẻ ở độ tuổi mầm non và tiểu học thì có một trẻ bị suy dinh dưỡng. Vậy tại sao lại có câu chuyện trẻ biếng ăn kém hấp thụ? Hãy theo dõi và bỏ túi đáp án trong phần viết sau mẹ nha.

Tỉ lệ biếng ăn hấp thụ kém ở trẻ có xu hướng gia tăng
Tỉ lệ biếng ăn hấp thụ kém ở trẻ có xu hướng gia tăng
Xem thêm: Trẻ Biếng Ăn Có Phải Do Kém Hấp Thu Dinh Dưỡng Không?

Nguyên nhân trẻ bị biếng ăn kém hấp thụ dinh dưỡng

Việc nắm bắt nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hấp thụ kém là chìa khóa quan trọng để mẹ có thể cải thiện tình trạng này. Theo chuyên gia trẻ lười ăn, kém hấp thu có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là:

  • Chế độ ăn chưa phù hợp: Việc thiết kế thực đơn không phù hợp với độ tuổi và nhu cầu ăn uống có thể khiến bé rơi vào tình trạng biếng ăn, giảm hấp thu dinh dưỡng. Cụ thể bé 6-7 tháng tuổi, bắt đầu giai đoạn ăn dặm mẹ có thể cho con làm quen với các loại rau củ và trái cây. Nhưng từ tháng thứ 8 trở đi, bé sẽ cần một chế độ ăn đa dạng để cân bằng dinh dưỡng. Nếu lúc này chế độ ăn vẫn nghèo nàn, nguy cơ suy dinh dưỡng là rất cao.
  • Hệ tiêu hóa có vấn đề: Tiêu chảy, táo bón hoặc mắc bệnh lý giun sán có thể khiến bé gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi và từ chối việc ăn uống.
  • Do mắc bệnh lý: Một số bệnh lý như mọc răng, rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh viêm nhiễm hoặc tổn thương niêm mạc ruột có thể khiến bé cảm thấy chán ăn, bỏ bữa. Từ đó quá trình hấp thu dinh dưỡng cũng suy giảm theo.
  • Do tâm lý bị căng thẳng: Ở nhiều gia đình, lượng thức ăn cha mẹ yêu cầu cao so hơn với mức độ ăn của bé. Mỗi bữa ăn là một trận chiến, vừa la hét, quát mắng vừa dọa nạt, dụ dỗ. Lâu ngày khiến bé lười ăn, bỏ bữa. Không chỉ thế khi căng thẳng, stress cơ thể sẽ tự tiết ra một loại hormone làm rối loạn hấp thụ, gây suy dinh dưỡng.
  • Ngoài ra trẻ biếng ăn hấp thụ kém còn có thể là do cha mẹ lạm dụng thuốc kháng sinh khiến hệ vi sinh đường ruột bị tiêu diệt và rối loạn.
Bị bệnh lý về đường ruột khiến con lười ăn, giảm hấp thu
Bị bệnh lý về đường ruột khiến con lười ăn, giảm hấp thu

Trẻ biếng ăn hấp thụ kém ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về thể chất và trí não. Do vậy cha mẹ cần chú ý theo dõi để kịp thời xử lý, hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu trẻ biếng ăn hấp thu dinh dưỡng kém

Bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng trẻ biếng ăn hấp thụ kém thông qua các triệu chứng như:

  • Trẻ thường xuyên mệt mỏi, uể oải lười vận động hơn bạn bè đồng trang lứa.
  • Trẻ xanh xao, ốm yếu, cân nặng và chiều cao sụt giảm hoặc ngừng phát triển.
  • Bé bị suy giảm khẩu vị, chán ăn và thường bỏ bữa.
  • Con có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng, màu nhợt và có mùi tanh. Xuất hiện váng nổi trên bề mặt nước như váng mỡ.
  • Trẻ có dấu hiệu đau bụng, chướng hơi thậm chí là đau cơ, chuột rút do không đủ sắt hoặc vitamin B1.
  • Trường hợp biếng ăn hấp thụ kém kéo dài còn có thể làm giảm protein máu, gây ra tình trạng khô da.

Những biểu hiện trên cũng gần giống với bệnh lý về tiêu hóa và rối loạn đường ruột vì vậy mẹ có thể dễ nhầm lẫn. Tốt nhất khi bé có dấu hiệu bất thường mẹ hãy đưa con đi gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Trẻ biếng ăn hấp thụ kém có nguy hiểm không?

Hội chứng trẻ biếng ăn, hấp thụ kém nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Cơ thể mệt mỏi, mất nước dẫn đến sụt cân thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng và sự phát triển.
  • Không chỉ thế việc biếng ăn, kém hấp thụ có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, suy giảm trí nhớ do không đủ vitamin và khoáng chất để hoạt động.
  • Đặc biệt thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng sẽ khiến các bộ phận khác trong cơ thể như não bộ, tim, da, thận gặp vấn đề. Trẻ có thể khô da, suy thận, suy giảm trí não,...
  • Khi biếng ăn, hấp thụ kém hệ miễn dịch của bé có thể bị suy giảm nghiêm trọng. Lúc này các bệnh lý về đường tiêu hóa, hô hấp có thể dễ dàng tấn công.
  • Bên cạnh đó, việc ăn ít, kém hấp thu còn ảnh hưởng đến chỉ số EQ của trẻ. Bé có thể trở nên thụ động, khó hòa nhập, lâu dài là tự kỷ, thu mình.

Cách giải tỏa gánh nặng con biếng ăn hấp thụ kém

Theo TS. BS Nguyễn Thị Thu Hậu (Bệnh viện Nhi Đồng) trẻ biếng ăn lâu ngày có thể gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm. Vì vậy mẹ nên có biện pháp cụ thể để cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một vài gợi ý hữu hiệu để bé ăn ngon, tăng cân đều.

Bỏ túi cách thức điều trị biếng ăn, hấp thụ kém
Bỏ túi cách thức điều trị biếng ăn, hấp thụ kém
  • Thực đơn phù hợp: Thực đơn của trẻ phải được đảm bảo sự phù hợp giữa các nhóm chất, không nên ăn quá nhiều chất đạm, chất béo. Hãy ưu tiên để bé có thể hấp thụ chất xơ giúp hệ tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra để kích thích vị giác của bé mẹ đừng quên đa dạng đồ ăn và tìm cách chế biến linh hoạt. Hãy thử trình bày và biến tấu món ăn theo những hình thù ngộ nghĩnh. Biết đâu bé lại thích thú.
  • Đảm bảo vệ sinh khi chế biến món ăn: Một trong những cách giúp bé khắc phục tình trạng biếng ăn, hấp thụ kém là hãy đảm bảo an toàn vệ sinh, giúp thực phẩm không bị biến chất. Khi chế biến món ăn mẹ tuyệt đối không nên kết hợp thịt với các loại hải sản vì điều này sẽ khiến trẻ khó tiêu và suy giảm dinh dưỡng.
  • Khuyến khích trẻ vận động: Để con ăn ngon, tăng cân đều mẹ hãy cho bé thỏa thích vui chơi, tắm nắng và vận động hàng ngày. Điều này chẳng những giúp con tiêu hao năng lượng, kích thích khả năng ăn uống mà con hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Tạo không khí vui vẻ khi ăn: Việc la mắng, quát nạt chẳng những khiến bé lười ăn mà còn giảm hấp thu dinh dưỡng. Gợi ý lúc này cho mẹ là hãy tạo không khí thoải mái cho bữa ăn. Tăng cường bổ sung thực phẩm mới đan xen thực phẩm bé thích. Đồng thời để con tự ý khám phá bữa ăn, quyết định lượng thức ăn có thể dung nạp.
  • Hạn chế đồ ăn vặt: Việc ăn quá nhiều đồ ăn vặt sẽ khiến bé lười ăn vào bữa chính. Không chỉ thế thực phẩm này còn có thể gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Vì vậy mẹ hãy hạn chế nhóm thực phẩm không tốt này.
  • Bổ sung vi chất: Kẽm, sắt, vitamin B, lysine là những hoạt chất có khả năng kích thích vị giác, tăng nhu cầu thèm ăn ở trẻ. Vì vậy khi bé có các biểu hiệu biếng ăn, hấp thụ kém mẹ có thể bổ sung vi chất thông qua dinh dưỡng hoặc viên uống bổ sung.

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn hấp thụ kém

Trẻ biếng ăn hấp thụ kém hoàn toàn có thể cải thiện nếu mẹ biết cách xây dựng thực đơn hợp lý. Dưới đây là những món ăn giúp bé ăn ngon ‘‘thun thút’’ mà mẹ chẳng cần dỗ dành.

Cháo chim cút

Nhờ hàm lượng chất đạm và khoáng chất dồi dào, cháo chim cút là món ăn lý tưởng cho trẻ biếng ăn và đang suy giảm dinh dưỡng. Cách thực hiện món ăn này cũng khá đơn giản, mẹ chỉ cần:

  • Chuẩn bị 1 con chim cút, một ít gạo tẻ và một ít vỏ quýt khô.
  • Chim cút sau khi sơ chế, làm sạch thì ướp với mắm trong 20 phút.
  • Vỏ quýt tán mỏng sau đó đem cho vào bụng chim, nấu cùng gạo tẻ cho đến thành cháo là được.
Cháo chim cút cho bé biếng ăn hấp thụ kém
Cháo chim cút cho bé biếng ăn hấp thụ kém

Súp khoai tây phô mai

Không chỉ có mùi vị thơm ngon hấp dẫn súp khoai tây phô mai còn đặc biệt giàu protein, canxi, kẽm giúp bé ăn ngon, hấp thu tốt. Dưới đây là cách làm món ăn này:

  • Mẹ cần chuẩn bị khoai tây, thịt lợn, nước màu và 1-2 viên phô mai.
  • Khoai tây sau khi hấp chín thì bằm nhuyễn.
  • Thịt lợn đem thái nhỏ, xay cùng với nước màu.
  • Đun sôi nước rồi cho khoai tây vào nấu khoảng 15 phút.
  • Cho phô mai vào nồi, ngoáy đều cho tan rồi đổ ra bát.
Súp khoai tây phô mai béo ngậy
Súp khoai tây phô mai béo ngậy

Cháo cá khoai lang

Cá quả ít mỡ, nhiều thịt lại còn rất giàu vi khoáng. Đây hứa hẹn là món ăn lý tưởng nếu mẹ muốn bé tăng hấp thụ.

  • Trước tiên mẹ cần chuẩn bị 1 con cá quả, một ít khoai lang, hành tím, gạo tẻ, dầu ăn.
  • Cá quả bổ bụng, rửa sạch, đem đi hấp chín rồi tán thật nhuyễn.
  • Khoai lang gọt vỏ, hấp chín rồi đem đi tán mịn.
  • Hành tím bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ sau đó phi với dầu ăn cho nước vào nấu cháo.
  • Tiếp tục cho cá, khoai lang và ít nước mắm vào nồi nấu cùng với cháo.
  • Trước khi múc ra bát thì cho dầu ăn vào là được.
Cháo cá khoai lang mềm ngọt, dễ tiêu
Cháo cá khoai lang mềm ngọt, dễ tiêu

Trên đây là những thông tin giúp mẹ nhận biết và khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn hấp thụ kém. Trường hợp áp dụng biện pháp này không mang lại hiệu quả mẹ hãy đưa bé đi gặp bác sĩ để được giải đáp chi tiết hơn.

Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form