Trang chủ

Mẹ & Bé

Bé Không Chịu Nhai Chỉ Nuốt Chửng Mẹ Phải Làm Sao?

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
3/5/2023
Mẹ & Bé
bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng

Thời gian gần đây SKV nhận được rất nhiều câu hỏi của các mẹ xoay quanh vấn đề bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng phải làm sao. Để giúp mẹ chăm con khỏe mạnh, bài viết này SKV sẽ top 5 bí kíp giúp bé tập nhai “dễ ợt”.

Bé không chịu nhai là gì?

Nhai thức ăn là chuỗi các hoạt động của cơ hàm và lưỡi. Trong đó, thời điểm đầu bé chủ yếu dùng lưỡi và vòm hàm để nghiền nát thức ăn. Về sau, khi răng đã mọc đầy đủ, trẻ sẽ chuyển qua dùng lưỡi để đưa thức ăn sang hai bên và dùng lợi để nghiền.

Giống như các kỹ năng khác, nhai phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm mà bé học hỏi từ các tháng trước đó. Bé sẽ tập nhai vào khoảng tháng 6 đến tháng 9. Khoảng thời gian này là thời điểm vàng để mẹ chuyển đổi kết cấu thức ăn từ dạng lỏng sang đặc rồi chuyển dần lên thô.

Tuy nhiên hiện nay rất nhiều trẻ nhỏ lại không chịu nhai và chỉ thích nuốt chửng thức ăn. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bé có thể biếng ăn, chậm tăng cân và rối loạn tiêu hóa sau này.

Nguyên nhân khiến bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng

Lý do gì khiến bé lười nhai?
Lý do gì khiến bé lười nhai?

Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng có thể do rất nhiều nguyên nhân, một trong số đó là:

  • Ăn dặm muộn: Bé không biết nhai có thể là do mẹ cho con ăn dặm quá muộn. Vì vậy bé sẽ gặp khó khăn khi tiếp nhận thức ăn ở dạng rắn hoặc bán rắn khác sữa.
  • Mẹ lạm dụng đồ ăn xay nhuyễn: Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng do rất nhiều nguyên nhân nhưng lý do phổ biến nhất vẫn là do mẹ lạm dụng thực phẩm xay nhuyễn. Thông thường các bé sẽ được làm quen với thức ăn dạng đặc như cháo vào tháng thứ 8. Tuy nhiên nhiều mẹ lại có tâm lý sợ con bị hóc và gặp khó khăn khi nuốt nên tận dụng việc xay nhuyễn mà không để ý rằng nó sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng nhai của bé. Khi được 14-15 tháng tuổi bé dường như không biết cách xử lý thức ăn thô do đó thường xuyên nuốt chửng.
  • Trẻ không thích thức ăn: Bé không chịu nhai có thể là do thức ăn không hợp khẩu vị. Nếu món ăn thiếu sự đa dạng hoặc trẻ cứ phải ăn đi ăn lại một món sẽ khiến con cảm thấy nhàm chán và không chịu nhai, nuốt thức ăn nữa. 
  • Trẻ bị đau răng: Khi đau răng việc nhai thức ăn gây nhiều đau đớn. Vì vậy các bé sẽ lười ăn hơn. Nếu trẻ bình thường vẫn nhai nuốt tốt mà đột nhiên thích nuốt chửng thì có thể là do con đang đau răng.
  • Trẻ bị áp lực: Để hoàn thiện kỹ năng xử lý thức ăn thô bé sẽ cần thời gian để phát triển cơ hàm. Do vậy mẹ không nên lo lắng về việc bé chậm hay nhè thức ăn. Việc la mắng, quát nạt hay ép buộc bé ăn  có thể khiến con chống đối sinh ra nuốt chửng mà không chịu nhai.
Xem thêm: Vì sao bé không chịu ăn thô?

Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng có tác hại gì?

Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia, tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến trẻ nhỏ khó thích nghi với việc ăn cơm và các dạng thức ăn thô. Lâu ngày có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Tăng nguy cơ đau dạ dày

Nhai là bước đầu tiên của quá trình xử lý thức ăn. Vì vậy nếu bé không nhai sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến dịch vị loãng ra và ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Hơn thế nữa, trong thực phẩm có chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin C, vitamin B2 có lợi cho đại tiện, giúp điều chỉnh chức năng của dạ dày và đường ruột hiệu quả. Nếu chỉ nuốt mà không nhai trẻ sẽ bỏ qua một lượng lớn vi chất dinh dưỡng, khiến ruột giảm co bóp, đại tiện không thông, ảnh hưởng đến tiêu hóa và giảm mong muốn thèm ăn.

Bé không nhai dễ bị đau dạ dày
Bé không nhai dễ bị đau dạ dày

Trẻ dễ thiếu chất

Không nhai sẽ khiến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bé ăn ít nhưng no nhanh, tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến bé thiếu chất, suy dinh dưỡng và còi cọc. Mặt khác nếu không nhai trẻ sẽ không cảm nhận được hương vị của món ăn. Lâu ngày sinh ra biếng ăn, bỏ bữa.

Ảnh hưởng đến sự phát triển cơ hàm

Theo các chuyên gia, về lâu dài thói quen không nhai chỉ nuốt sẽ tạo thành phản xạ lười nhai, ảnh hưởng xấu đến cơ hàm. Nếu không khắc phục sớm trẻ sẽ mất phản ứng nhai. Mẹ muốn đổi đổi sang thức ăn thô dường như là rất khó vì lúc này con gần như không biết nhai nữa.

Xem thêm: Giải pháp cho trẻ biếng ăn khó ngủ

Cách tập cho bé nhai thức ăn

Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển. Vì vậy ngay khi còn nhỏ mẹ nên cho bé tập nhai theo đúng quá trình phát triển. Cụ thể các bước giúp trẻ tập nhai theo phản xạ gồm:

Bước 1:

  • Mẹ hãy tập cho bé thói quen ăn thức ăn thô từ đậu phụ và những thực phẩm mềm như khoai tây, khoai lang hấp, đậu xanh nghiền.
  • Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn những thức ăn trên bằng cách xay nhuyễn. Sau đó chuyển sang nghiền rối để quan sát và “thăm dò”. Nếu bé ăn ngon và không có hiện tượng nôn trớ, mẹ lại tiếp tục xay rối và tiến tới bằng ½ đầu đũa để bé học cách xử lý đồ ăn thô. Nếu bé có hiện tượng nôn trớ mẹ quay về bước ban đầu và tiếp tục thăm dò.
  • Mục tiêu của giai đoạn này là bé có có thể xử lý được miếng đậu theo mọi kích thước mà mẹ đưa ra. Khi cho vào miệng bé bắt đầu có phản xạ nhai tóp tép và tự nuốt.
Thăm dò kỹ năng nhai của bé
Thăm dò kỹ năng nhai của bé

Bước 2:

  • Hãy tập cho bé ăn cháo với độ thô cao hơn. Mỗi lần nấu cháo mẹ nên múc riêng ra bát một thìa cháo nguyên hạt, xay rối hơn độ mịn mà bé vẫn ăn.
  • Sau đó trộn từng thìa cháo xay rối với bát cháo mịn, rồi theo dõi bé ăn. Nếu trẻ có các dấu hiệu nôn ọe hoặc trớ thì hãy dừng lại và cho bé tập ăn đậu phụ.
  • Sau khoảng 2 hôm lại tập cho bé ăn cháo, rồi tăng dần tỉ lệ theo mức ⅓, ⅔ và 1 mức duy nhất.
  • Bước này rất quan trọng và cần thời gian để bé làm quen. Vì vậy nó có thể kéo dài đến hàng tháng.
  • Đến khoảng 9 tháng là bé có thể ăn được cháo hầm nguyên hạt, rau xay để xơ hoặc thịt bằm.
Xem thêm: Nên Làm Gì Khi Trẻ Bị Tưa Lưỡi Biếng Ăn

Bí quyết giúp bé tập nhai "dễ ợt"

Đánh vật với con cả tiếng đồng hồ mà không hết bữa. Chế biến, đổi vị thường xuyên mà con vẫn chẳng biết nhai. Đừng lo mẹ nhé! Vì những bí kíp dưới đây bé sẽ “cai” hẳn thói quen xấu này. 

Thời điểm thích hợp cho bé tập nhai

Trẻ phải có răng mẹ mới bắt đầu áp dụng cách tập nhai cho bé. Nhưng không phải vậy, trong phương pháp ăn dặm chỉ huy, từ 6 tháng tuổi trẻ đã có thể nhận biết và tự nhai thức ăn. Với phương pháp ăn dặm truyền thống, trẻ có thể nhai thức ăn từ tháng thứ 8-10. Vì vậy ngay từ giai đoạn bắt đầu ăn dặm, mẹ nên quan sát và cho bé tập nhai từ sớm.

Các loại thức ăn phù hợp với bé trong giai đoạn này là thức ăn mềm, dễ nuốt như đậu phụ, bột, cháo, hoa quả. Xác định thời điểm tập cho bé tập nhai là tiền đề quan trọng để con có thể xử lý thức ăn thuần thục về sau. Vì vậy mẹ đừng qua qua “thời điểm vàng” này nhé.

Bố mẹ làm gương cho bé

Trẻ nhỏ có khả năng bắt chước khá tốt. Vì vậy để bé tốt nghiệp khóa học “phổ thông” này mẹ đừng quên làm gương cho con. Hãy để bé thấy mẹ nhai thức ăn thường xuyên. Sau khi quan sát, bé sẽ hình thành thói quen và thực hành chúng.

Tuy nhiên để bé quan sát và bắt chước hiệu quả, mẹ nên phân chia các loại thức ăn rõ ràng. Tránh trộn chung và thay đổi cấu trúc quá nhanh khiến bé không kịp định hình vật thể mẹ nhai.

Khuyến khích bé cầm nắm thức ăn

Cách tập cho bé nhai thức ăn không phải là xúc cho bé mà hãy để con tự cầm thức ăn và cho vào miệng. Khi tiếp xúc với đồ ăn, bé sẽ dễ dàng nhận biết độ cứng mềm, to nhỏ, điều chỉnh cơ nhai. Để áp dụng cách tập nhai cho bé đạt được hiệu quả mẹ có thể làm mẫu sau đó khuyến khích con làm theo.

Lần đầu cho bé tập nhai có thể là giai đoạn hết sức khó khăn. Bởi lúc này bé mới làm quen và chưa định hình được mình phải làm gì. Do đó mẹ nên kiên nhẫn, tập nhai cho bé với mức độ khó tăng dần để bé có thể học nhai nhiều món.

Cho bé thỏa thích khám phá đồ ăn
Cho bé thỏa thích khám phá đồ ăn

Hỗ trợ khắc phục tình trạng nôn trớ cho bé

Nôn trớ là phản xạ tự nhiên nhằm bảo vệ trẻ khỏi những lần hóc ăn. Khi mới tập nhai bé nào cũng có thể gặp phải tình trạng này. Vì vậy mẹ hãy giúp con vượt qua bằng cách cho bé ăn thức ăn từ loãng đến đặc, từ mịn đến thô để con có thời gian thích nghi và phát triển cơ hàm.

Khuyến khích con dùng miệng để khám phá thế giới

3-4 tháng tuổi, bé bắt đầu biết lẫy và cầm nắm mọi thứ xung quanh. Với con lúc này mọi thứ đều có thể trở thành thức ăn để gặm. Điều này khiến không ít phụ huynh lo lắng vì sợ con nhiễm khuẩn hoặc nuốt phải dị vật.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, gặm là một trong những kỹ năng để bé tập nhai sau này. Do đó, thời điểm này mẹ có thể mua cho bé những loại đồ chơi chuyên dụng và đảm bảo vệ sinh an toàn để con có cơ hội phát triển kỹ năng.

Chế biến món ăn phong phú

Trình bày món ăn thiếu hấp dẫn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dây dưa, không chịu nuốt. Giống như người lớn, trẻ nhỏ cũng dễ hấp dẫn bởi những món ăn nhiều màu và được trang trí đẹp mắt. Vì vậy để con tập nhai hiệu quả mẹ hãy “thêm sắc” và hóa trang cho món ăn của bé. Sau đó sắp xếp thành những hình thù ngộ nghĩnh để bé cảm thấy hứng thú và muốn ăn nhiều hơn.

Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh biếng ăn ngủ nhiều có sao không?

Thực đơn cho bé tập nhai mà mẹ nào cũng cần ghi nhớ

Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng mẹ có thể tham khảo những món ngon dưới đây.

Trứng cuộn

Sushi trứng cuộn là món ăn lạ miệng giàu dinh dưỡng giúp mẹ chinh phục tuyệt đối những trẻ biếng ăn. Với bé lười nhai, món ăn này cũng rất hữu hiệu, chẳng những thơm ngon mà còn dễ nuốt, dễ nhai.

Nguyên liệu:

  • Trứng vịt.
  • Tôm.
  • Thịt nạc.
  • Cà rốt, dưa leo, rong biển.
  • Cơm nguội.

Cách làm:

  • Làm sạch tôm và thịt sau đó thái lựu thật nhỏ. 
  • Cà rốt và dưa chuột sau khi bào vỏ thì xắt thành hạt lựu. 
  • Cho tôm, cà rốt, dưa chuột và cơm vào trộn đều, nêm ít hạt nêm. 
  • Đập trứng ra bát, đánh đều rồi bắc chảo lên tráng. 
  • Cho trứng ra đĩa, dùng thìa múc phần nhân đã trộn phết đều lên trên. 
  • Sau khi phết nhân mẹ lấy miếng rong biển đặt lên trên, dùng tay ấn nhẹ tạo độ kết dính.
  • Từ từ cuộn trứng lại như sushi rồi dùng dao bén cắt thành từng khoay.
Sushi trứng cuộn bé tập ăn ngon
Sushi trứng cuộn bé tập ăn ngon

Gà viên rau củ bé ăn thun thút

Gà viên rau củ là món ăn có hương vị tuyệt vời, kích thích sự thèm ăn ở bé. Món ăn này sở hữu vị béo của gà, vị ngọt của ngô. Thêm vào đó là lượng lớn chất xơ, dễ tiêu và nuốt cho bé.

Nguyên liệu:

  • Ức gà.
  • Bông cải xanh.
  • Cà rốt.
  • Ngô ngọt.

Cách làm:

  • Gà xay nhuyễn, ướp cùng gia vị.
  • Bông cải xanh và cà rốt sau khi làm sạch thì cắt nhỏ để riêng.
  • Nấu sôi nước cho bông cải, cà rốt cùng ngô ngọt vào luộc qua.
  • Trộn nguyên liệu này với thịt gà, thêm chút muối, tiêu cho vừa ăn.
  • Nặn nguyên liệu thành viên tròn vừa tay của bé. Sau đó bắc bếp rán vàng là được.
Gà viên rau củ giúp bé tập nhai dễ dàng
Gà viên rau củ giúp bé tập nhai dễ dàng

Rau củ luộc

Với bé lười nhai mẹ có thể bắt đầu cho con vào bữa với món rau củ luộc. Món ăn này khá đơn giản, dễ làm lại giúp bé tiêu hóa nhanh chóng.

Nguyên liệu:

  • Cà rốt.
  • Su su.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu sau khi mua về thì đem ngâm qua nước muối.
  • Cà rốt, su su cạo vỏ, rồi cắt thành miếng nhỏ. Với bé tập nhai mẹ nên ưu tiên cắt hình thanh dài, thuận tiện cho việc cầm nắm.
  • Bắc bếp cho nguyên liệu vào luộc cùng muối và mì.
  • Có thể cho bé chấm cùng nước sốt hoặc muối vừng để tăng vị giác.
Rau củ luộc cắt miếng vừa ăn
Rau củ luộc cắt miếng vừa ăn

Bài viết này đã giúp mẹ giải đáp câu hỏi Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng phải làm sao. Để con sớm hoàn thành “khóa học tập nhai” mẹ hãy lựa chọn cho bé một vài món ăn mà con yêu thích.

Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form