Trang chủ

Mẹ & Bé

Trẻ Bị Tưa Lưỡi Biếng Ăn: Nguyên Nhân & Giải Pháp

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
8/12/2022
Mẹ & Bé
trẻ bị tưa lưỡi biếng ăn

Tưa lưỡi là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Thế nhưng phần lớn các bậc phụ huynh lại không để ý đến yếu tố này. Vậy trẻ bị tưa lưỡi biếng ăn là do đâu, cách khắc phục thế nào?

Tưa lưỡi ở trẻ là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết

Tưa lưỡi hay còn gọi là nấm miệng, là tình trạng xuất hiện lớp giả mạc màu trắng trên bề mặt lưỡi do nấm candida albicans gây ra. Tưa lưỡi ban đầu có thể chỉ là những chấm trắng. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nó sẽ tiến tiến triển và ăn sâu vào niêm mạc lưỡi, vòm họng, tạo thành lớp giả mạc rộng. Từ đó gây ra đau đớn, bong tróc, khó chịu.

Tưa lưỡi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
Tưa lưỡi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia tưa lưỡi thường xảy ra trong giai đoạn trẻ từ 9-10 tuổi, một số trường hợp đặc biệt có thể xuất hiện ở độ tuổi lớn hơn. Dấu hiệu để nhận biết căn bệnh này gồm:

  • Khi mới xuất hiện, triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh là những đốm trắng trên đầu lưỡi. Chúng có kích thước rất nhỏ, nhưng sau một thời gian sẽ phủ trắng xóa, dày cộp cả lưỡi.
  • Khi xuất hiện tưa lưỡi cha mẹ sẽ thấy trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ bữa, chán ăn.
  • Đặc biệt nếu tưa lưỡi không được điều trị sớm có thể dày lên và lan xuống đường thở gây bít tắc. Từ đó khiến trẻ ho, viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí là tiêu chảy.

Phần lớn trẻ khi bị tưa lưỡi đều trở lên mệt mỏi, biếng ăn, bỏ bữa. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì?

Xem thêm: Trẻ 4 - 5 tuổi biếng ăn chậm lớn mẹ phải làm gì?

Vì sao trẻ bị tưa lưỡi biếng ăn?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Oanh Tuyến (Khoa Tổng hợp - Bệnh viện Nhi Đồng 2) việc bùng phát tưa lưỡi sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Thời kỳ đầu bệnh chỉ xuất hiện những đốm trắng li ti tại đầu lưỡi. Nhưng càng về sau, vùng giả mạc này sẽ lan rộng, tạo thành sợi tưa trên lưỡi, khiến trẻ bỏ bú, không ăn vì quá đau đớn.

Trường hợp nặng, bé còn xuất hiện các nốt viêm đỏ ở lưỡi. Nếu cha mẹ sốt ruột mà tự ý cạy bỏ hoặc cạo đi, trẻ sẽ bị chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng. Để lâu, nấm sẽ ăn hết khoang lưỡi, làm mất vị giác, khiến trẻ biếng ăn. Mặt khác trong một số trường hợp, nấm candida khi lan xuống đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa cũng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng, trẻ trở nên lười ăn hơn.

Do đó khi phát hiện ra bệnh, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý điều trị cho bé mà nên đưa con đi gặp bác sĩ.  Việc điều trị sai cách có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Trẻ bị tưa lưỡi thường chảy máu và đau đớn nên không muốn ăn
Trẻ bị tưa lưỡi thường chảy máu và đau đớn nên không muốn ăn
Xem thêm: tại sao bé không tăng cân?

Trẻ bị tưa lưỡi biếng ăn phải làm sao?

Trẻ bị tưa lưỡi biếng ăn chủ yếu là do xuất hiện các cơn đau nhức, khó chịu. Vì vậy để cải thiện tình trạng này mẹ nên tìm cách khắc phục bệnh càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số mẹo hay giúp mẹ xử lý tình trạng biếng ăn ở trẻ tưa lưỡi.

Cải thiện tình trạng khó chịu cho trẻ

Để cải thiện tình trạng khó chịu, các bậc phụ huynh có thể sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho con. Tuy nhiên mẹ nên tìm mua những loại sản phẩm có chất lượng cao,  đảm bảo không gây dị ứng. Mẹ chỉ cần sử dụng miếng gạc, cho nước muối sinh lý đã pha loãng vào, rồi từ từ vệ sinh khoang miệng. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ phần tưa, đem lại cảm giác dễ chịu, thoải mái cho trẻ khi ăn. Tuy nhiên cần lưu ý trước và sau khi rơ lưỡi cho trẻ, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tay và dụng cụ, đảm bảo an toàn vệ sinh. Trong quá trình thao tác mẹ phải thật nhẹ tay, tránh gây tổn thương lên vùng lưỡi của trẻ. Hãy cố gắng để trẻ không nuốt nước muối.

Vệ sinh miệng sạch sẽ cho trẻ

Vệ sinh miệng sạch sẽ là một trong những cách giúp phòng chống tình trạng biếng ăn ở trẻ bị tưa lưỡi. Do đó sau khi bú mẹ hoặc uống sữa công thức trẻ nên uống thêm một cốc nước để loại bỏ hết phần sữa dư thừa trong miệng. Việc làm này sẽ giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng ở lưỡi.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ nên ăn cháo để giảm bớt áp lực cho vùng miệng
Trẻ nên ăn cháo để giảm bớt áp lực cho vùng miệng

Tình trạng biếng ăn do tưa lưỡi nếu để kéo dài có thế khiến trẻ bị sụt cân, suy dinh dưỡng. Do đó mẹ nên tìm cách cân bằng cho trẻ bằng các biện pháp sau:

  • Đảm bảo đầy đủ cho trẻ 4 nhóm chất chính là tinh bột, chất đạm, chất béo, rau xanh.
  • Mẹ nên chế biến những món ăn mà con yêu thích, ưu tiên cách chế biến có độ mềm cao như cháo, nui, bún, súp,...
  • Kết cấu món ăn nên loãng hơn bình thường để trẻ dễ nhai và nuốt. Tuyệt đối hạn chế cho bé sử dụng đồ ăn quá cứng hoặc đặc vì điều này sẽ khiến đau nhức nhiều hơn.
  • Không cho trẻ ăn đồ ăn nóng hoặc quá lạnh vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến vị giác của bé.
  • Trường hợp trẻ không ăn được nhiều mẹ có thể chia nhỏ thành nhiều bữa phụ. Bổ sung cho bé các loại sữa, ngũ cốc, yến mạch, hoa quả,...
  • Tăng cường thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, táo, bưởi để nâng cao sức đề kháng và khả năng diệt khuẩn. Mẹ có thể ép lấy nước để trẻ dễ sử dụng hơn.

Trẻ bị tưa lưỡi biếng ăn là hiện tượng thường gặp và tương đối nguy hiểm. Do đó khi thấy biểu hiện nghi ngờ mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Xem thêm: Cách trị biếng ăn cho trẻ
Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form