Trẻ Biếng Ăn Phải Làm Sao? 12 Cách Trị Biếng Ăn Cho Con
Biếng ăn không chỉ khiến trẻ bị suy nhược, kém hấp thu, thậm chí biếng ăn kéo dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, cha mẹ rất băn khoăn và lo lắng khi nhận thấy bé nhà mình có dấu hiệu biếng ăn. Vậy trẻ biếng ăn phải làm thế nào, cách trị biếng ăn cho trẻ ra sao?
Khi nào trẻ được xem là biếng ăn?
Trẻ được xem là biếng ăn khi lượng thức ăn mà trẻ nạp vào chỉ bằng 60% so với nhu cầu hàng ngày và tình trạng này kéo dài từ 1 tháng trở lên. Ngoài ra cha mẹ có thể nhận biết dễ dàng trẻ biếng ăn thông qua một số dấu hiệu dưới đây:
- Khẩu phần ăn quá ít: mỗi trẻ ở mỗi độ tuổi sẽ có khẩu phần ăn khác nhau, trẻ biếng ăn sẽ có khẩu phần ăn ít hơn nhiều so với thông thường. Ví dụ, mỗi bữa bé nên ăn được 1 bát cơm nhưng thay vào đó bé chỉ ăn được vài thìa, thậm chí không ăn một chút nào.
- Bé ăn hay ngậm: hay ngậm cũng là dấu hiệu thường thấy khi trẻ biếng ăn. Trẻ thường có xu hướng không chịu nuốt mà ngậm chặt trong miệng để từ chối ăn những miếng tiếp theo.
- Thời gian ăn quá lâu: Trung bình, mỗi bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút. Nếu mỗi bữa ăn của bé hiện đang kéo dài hơn mốc thời gian này hoặc thậm chí có thể lên tới 1 tiếng, 2 tiếng thì cha mẹ nên xem xét đó là dấu hiệu của biếng ăn.
- Bé ăn không tập trung: Trong mỗi bữa ăn, bé luôn không tập trung mà hay khóc lóc, quậy phá, tỏ ra khó chịu, đòi mở tivi, ipad, điện thoại thì mới chịu ăn.
- Bé không lên cân: Bé liên tục không lên cân trong nhiều tháng hoặc thậm chí sút cân.
Sau khi đã nhận biết được các dấu hiệu trẻ biếng thì cha mẹ cần xác định được nguyên nhân khiến bé biếng ăn và trẻ biếng ăn phải làm sao đây?
6 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Có nhiều lý do khiến trẻ nhác ăn thậm chí là sợ ăn, dưới đây là một số nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ:
Trẻ có tốc độ tăng trưởng chậm
Những thay đổi về tăng trưởng có thể gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ em. Trong năm đầu tiên, trẻ sẽ phát triển nhanh chóng, nhưng sau đó tốc độ tăng trưởng chậm lại khiến trẻ ăn ít hơn. Giai đoạn này việc trẻ chán ăn, lười ăn là hết sức bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng.
Trẻ bị ốm
Khi trẻ bị ốm có thể khiến trẻ biếng ăn. Nếu bé đang bị đau họng, cảm cúm, sốt hoặc tiêu chảy…thì trẻ có thể sẽ ăn ít hơn so với bình thường. May mắn là hầu hết trẻ đều sẽ ăn ngon trở lại khi khỏe.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn sau ốm phải làm sao?
Trẻ bị căng thẳng
Căng thẳng có thể gây nhiều tác động tiêu cực lên trẻ, bao gồm cả biếng ăn, nếu gia đình bố mẹ thường xuyên cãi vã, trẻ đi học bị bắt nạt hoặc trẻ gặp áp lực với việc học tập ở trường có thể ảnh hưởng đến tình trạng ăn uống của trẻ.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Nếu trẻ bị ốm và được sử dụng một đợt kháng sinh gần đây thì sự thèm ăn của trẻ có thể bị ảnh hưởng. Một số loại thuốc khác cũng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
Trẻ bị thiếu máu
Thiếu máu là một nguyên nhân khác khiến trẻ biếng ăn, chán ăn. Trẻ bị thiếu máu luôn trong trạng thái lờ đờ, mệt mỏi và hay cáu kỉnh. Nếu không được điều trị sớm, thiếu máu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và việc học tập.
Trẻ bị táo bón
Táo bón là một trong các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, lười ăn. Trẻ bị táo bón thường đi ngoài phân cứng và không thường xuyên, lâu dần phân tích tụ lại trong trực tràng gây đầy bụng, khó tiêu, mất cảm giác thèm ăn ở trẻ.
Ngoài những nguyên nhân đã kể trên, trẻ biếng ăn còn có thể do một số nguyên nhân khác như do cách nuôi dạy trẻ, cách cho trẻ ăn của cha mẹ, thức ăn quá nhàm chán hay trẻ ngại thử các món mới…Với mỗi nguyên nhân sẽ có cách trị trẻ biếng ăn khác nhau vì thế cha mẹ cần xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ để không còn thắc mắc bé biếng ăn quá phải làm sao?.
Xem thêm: Trẻ táo bón biếng ăn phải làm sao?
12 cách trị trẻ biếng ăn mẹ không thể bỏ qua
1. Thiết lập thói quen ăn uống cho cả gia đình
Hãy cho trẻ ăn uống theo một giờ giấc nhất định. Để tạo thói quen cho trẻ, tốt hơn hết là phải tạo thói quen cho cả gia đình. Trẻ luôn bắt chước người lớn, đặc biệt là cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Vì thế hãy luôn làm gương, cho trẻ ăn vào một giờ giấc cố định, dù có bận rộn cỡ nào cũng nên dành chút thời gian để cùng bé ăn một bữa ăn hoàn chỉnh nhé.
2. Loại bỏ những nguyên nhân gây mất tập trung
Đôi khi cha mẹ cứ tự hỏi bé lười ăn phải làm sao, mà lại không biết rằng những yếu tố nhỏ nhặt có thể ảnh hưởng đến bữa ăn của trẻ. Khi đến bữa ăn mà trẻ xem tivi hoặc chơi đồ chơi, tô màu, đọc truyện…thì trẻ sẽ không thể xem và học cách ăn uống của cha mẹ, không thể tập trung vào bữa ăn và lơ là bữa ăn. Tốt nhất là loại bỏ hoàn toàn những tác nhân gây xao nhãng này và chỉ để bé tập trung vào bữa ăn chính của mình.
3. Hãy để trẻ tự ăn
Một cách trị bé biếng ăn đơn giản đó là hãy để trẻ tự ăn. Ban đầu, bữa ăn của trẻ có thể lộn xộn và bừa bãi, bẩn thỉu nhưng để trẻ tự ăn sẽ giúp trẻ có thêm động lực hơn để thử những món ăn mới và trẻ có thể tự làm được. Trẻ không chỉ cảm thấy tự hào khi có thể tự xúc ăn mà còn có thể giúp cho cơ thể chuẩn bị chấp nhận những loại thức ăn này.
4. Cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau
Trẻ em rất hay thay đổi, có thể loại thức ăn này trẻ từng từ chối không ăn nhưng lại ăn vào một thời điểm khác. Vì thế, nếu cha mẹ thấy bé luôn từ chối những thức ăn mới thì đừng bỏ cuộc, hãy kiên nhẫn thay đổi món ăn, thay đổi cách chế biến rồi sẽ đến một ngày bé chấp nhận và ăn nó thôi.
5. Không ép trẻ ăn
Cha mẹ thường có thói quen ép trẻ ăn khi trẻ không ăn hết khẩu phần của mình, thậm chí là quát mắng, dọa nạt, điều này càng khiến trẻ sợ hãi với mỗi bữa ăn và càng trở nên biếng ăn hơn mà thôi. Thay vào đó, để cải thiện tình trạng này, cha mẹ cần hạn chế kiểm soát bữa ăn của trẻ. Cha mẹ có thể lựa chọn những món ăn mà bé ăn, quy định giờ ăn khi nào bắt đầu, vị trí ăn ra sao nhưng trẻ sẽ ăn và quyết định ăn bao nhiêu là ở trẻ.
6. Hạn chế cho trẻ ăn vặt
Thông thường, trẻ em nên ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày với khoảng cách từ 2,5 – 3 giờ mỗi bữa để đảm bảo lượng thức ăn tiêu thụ tối ưu. Nhiều cha mẹ lại nghĩ rằng cho trẻ ăn vặt suốt cả ngày sẽ giúp trẻ ăn nhiều hơn, nhưng trên thực tế nghiên cứu cho thấy, những trẻ ăn vặt nhiều nạp được ít calo hơn so với những trẻ chỉ tập trung ăn các bữa chính. Hạn chế cho trẻ ăn vặt giữa các bữa ăn chính để trẻ được ĐÓI khi đến bữa ăn. Tuy nhiên cha mẹ cũng có thể lựa chọn những thực phẩm thông minh cho các bữa ăn phụ của trẻ thay vì khoai tây chiên, nước ngọt, bánh quy…bằng salad, các loại hạt, váng sữa…
7. Không kéo dài bữa ăn
Khi vào bữa ăn, hãy để trẻ ngồi nghiêm túc trên bàn ăn và cho trẻ ăn không quá 25 – 30 phút cho mỗi bữa chính và từ 10 – 15 phút cho mỗi bữa phụ để đảm bảo bé có đủ thời gian hấp thu thích hợp. Và cha mẹ cũng nên nhớ rằng, nước trái cây và sữa chỉ nên cho bé uống trong bữa ăn vì nếu bé uống những đồ uống có hàm lượng calo cao trong suốt cả ngày có thể làm giảm cảm giác đói và giảm lượng thức ăn mà bé ăn được.
8. Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ
Nếu bé bị giảm cảm giác thèm ăn, hãy cho bé ăn những bữa nhỏ hơn nhưng thường xuyên hơn cho đến khi bé có thể ăn bình thường trở lại. Số lượng thức ăn ít có thể giúp tăng cường trao đổi chất từ đó làm tăng cảm giác thèm ăn.
9. Điều chỉnh bữa ăn cho phù hợp khẩu vị của trẻ
Lập một danh sách các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà trẻ thích ăn và điều chỉnh bữa ăn cho phù hợp với khẩu vị của trẻ. Khi bé nhìn thấy món ăn yêu thích của mình bé sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn.
10. Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước
Việc trẻ uống quá nhiều nước trước và trong khi ăn cũng khiến bữa ăn của trẻ bị cản trở. Lúc này bụng của trẻ sẽ căng tròn vì chứa nước, trẻ cảm thấy no bụng không còn hứng thú để ăn. Đặc biệt, mẹ cần hạn chế cho trẻ uống sữa vào ban đêm, điều này sẽ ảnh hưởng đến bữa sáng hôm sau của trẻ.
11. Nên khuyến khích trẻ vận động
Trẻ vận động ít cũng khiến trẻ biếng ăn. Mẹ nên khuyên trẻ vận động thường xuyên bằng những hoạt động như nhảy dây, đá bóng…Bởi khi trẻ vận động sẽ tiêu hao nhiều năng lượng. Lúc này, trẻ sẽ cảm giác đói bụng, cần được ăn để bổ sung vào cơ thể, giúp trẻ lấy lại năng lượng để hoạt động tốt hơn.
12. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Nếu trẻ biếng ăn là do đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị triệt để và kịp thời. Ngoài ra hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia dinh dưỡng nếu bé đang gặp các vấn đề về cách ăn uống.
Một số mẹo nhỏ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
Thay vì để trẻ biếng ăn rồi mới tìm hiểu trẻ lười ăn phải làm sao, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ này trong việc ăn uống hàng ngày của trẻ để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn:
- Trang trí món ăn trông thật hấp dẫn và thú vị để kích thích cảm giác thèm ăn, muốn ăn ở trẻ.
- Không tranh cãi hay la mắng trẻ trong giờ ăn.
- Chỉ cho bé ăn khi ĐÓI.
- Khuyến khích bé ăn những thực phẩm lành mạnh và tốt cho sức khỏe.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ.
- Khuyến khích bé tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao để bé nhanh đói hơn.
- Đừng ép trẻ ăn nếu trẻ không đói.
Xem thêm:
Cách trị biếng ăn cho trẻ 17-20 tháng tuổi
10 Mẹo Dân Gian Giúp Kích Thích Trẻ Ăn Ngon Mỗi Ngày
Biếng ăn có phải là vấn đề đáng lo ngại?
Chỉ cần thấy bé có một vài dấu hiệu của biếng ăn thì cha mẹ đã lo lắng và hốt hoảng phải làm sao khi trẻ biếng ăn. Liệu biếng ăn ở trẻ có thật sự đáng lo đến thế?
Trên thực tế, nếu bé có biểu hiện biếng ăn nhưng cân nặng và chiều cao so với tiêu chuẩn vẫn bình thường, bé vẫn khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý thì cha mẹ không cần quá lo lắng vì một số trẻ có nhu cầu ăn ít hơn và ít thèm ăn hơn, hoặc trẻ đang ở trong giai đoạn biếng ăn sinh lý, chỉ cần sau 1 đến 2 tuần sẽ cải thiện. Nhưng nếu trẻ biếng ăn đột ngột kèm theo không tăng cân trong nhiều tháng hoặc sút cân liên tục thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ nhi khoa để được xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
Xem video: Chữa biếng ăn cho con [trẻ biếng ăn phải làm sao] (08 phút 41 giây)
Lời kết
Bài viết trên đây đã giải đáp cho cha mẹ câu hỏi: trẻ biếng ăn phải làm sao? cách chữa trị cho trẻ biếng ăn như thế nào? Hy vọng với những thông tin này, cha mẹ sẽ còn không còn phải thắc mắc làm sao để trẻ hết biếng ăn nữa. Biếng ăn do rất nhiều nguyên nhân và khi điều trị cho trẻ cần sự kiên nhẫn của chính các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Vì thế, đừng vội vàng mà thay vào đó là từng bước giải quyết vấn đề của con cha mẹ nhé.