Trang chủ

Mẹ & Bé

5 nguyên nhân của việc kém hấp thu ở trẻ và cách xử lý

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
18/2/2023
Mẹ & Bé
nguyên nhân của việc kém hấp thu ở trẻ

Trẻ kém hấp thu là nỗi lo không ít của các bậc phụ huynh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Bài viết dưới đây, Suckhoevang sẽ bật mí top 5 nguyên nhân của việc kém hấp thu ở trẻ.

Thế nào là hội chứng trẻ kém hấp thu dinh dưỡng?

Hấp thu là giai đoạn trung gian giữa việc tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Thực phẩm sau khi đi vào dạ dày sẽ được tiêu hóa bởi các enzym ngoại tiết, tạo thành  dinh dưỡng để vận chuyển vào máu và nuôi dưỡng tế bào. Tham gia vào quá trình chuyển hóa còn có các bộ phận như ruột già, ruột non, mật, tụy, gan.

Hội chứng kém hấp thu xảy ra khi cơ thể không hấp thụ được dinh dưỡng từ thực phẩm trong quá trình tiêu hóa. Từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin, khoáng chất, carbohydrate và chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển. Theo các chuyên gia, hội chứng kém hấp thu ở trẻ nếu không được khắc phục và cải thiện kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn.

Kém hấp thu thường gặp ở trẻ nhỏ
Kém hấp thu thường gặp ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân của việc kém hấp thu ở trẻ

Trẻ ăn nhiều nhưng không hấp thu dinh dưỡng có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là:

1. Dinh dưỡng không đúng cách

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của việc kém hấp thu ở trẻ là do sai lầm trong cách chăm sóc của phụ huynh. Việc cha mẹ đưa ra thực đơn không phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng khiến trẻ biếng ăn, giảm hấp thu dưỡng chất.

  • Cụ thể với trẻ ăn dặm quá sớm, thời gian biểu sai lệch dễ khiến dạ dày bị kích ứng, gây ra tình trạng kém hấp thu.
  • Những loại thức ăn có cấu trúc phức tạp hoặc tính dị nguyên cao như hải sản, lòng trắng trứng nếu không được làm quen sớm trẻ rất khó hấp thu sau này.
  • Bên cạnh đó chế độ ăn thiếu cân bằng, không dung nạp đủ 4 nhóm gồm chất béo, chất đạm, protein, vitamin và khoáng chất cũng có thể khiến bé chán ăn, ăn không ngon, hấp thu kém.

2. Hệ tiêu hóa có vấn đề

Nguyên nhân của việc kém hấp thu ở trẻ phải nói đến hệ tiêu hóa có vấn đề. Theo các chuyên gia, trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, khả năng miễn dịch suy giảm. Vì vậy, trẻ dễ mắc phải hội chứng rối loạn tiêu hóa khi ăn thức ăn ôi thiu, mất vệ sinh, nhiễm vi khuẩn dẫn đến tình trạng kém hấp thu.

Trẻ bị vấn đề về tiêu hóa thường khó hấp thu
Trẻ bị vấn đề về tiêu hóa thường khó hấp thu

Không chỉ thế việc sử dụng nhiều kháng sinh cũng sẽ làm hệ vi sinh trong đường ruột bị rối loạn, bé khó tiêu, rối loạn tiêu hóa là điều không tránh khỏi.

3. Thiếu hụt Enzym tiêu hóa

Enzym tiêu hóa là chất xúc tác quan trọng, hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn. Nếu cơ thể thiếu hụt các enzyme này, hoạt động tiêu hóa sẽ bị cản trở. Thức ăn không được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng, gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.

Ngoài ra theo các nghiên cứu khoa học, sự thiếu hụt enzym tiêu hóa nội sinh còn khiến quá trình hấp thụ thức ăn ở ruột bị ảnh hưởng rất nhiều.

4. Do bé mắc bệnh

Coeliac là bệnh lý thường gặp ở trẻ kém hấp thu. Căn bệnh này khởi phát do ruột non bị teo vi nhung mao dẫn đến mất khả năng dung nạp gluten. Hậu quả là trẻ kém hấp thu, suy dinh dưỡng, lâu ngày gây ra còi cọc, chậm lớn.

Ngoài ra nguyên nhân của việc kém hấp thu ở trẻ còn là do các tổn thương niêm mạc ruột như nhiễm vi trùng, giun móc, giun đũa hoặc mắc các bệnh xơ nang, viêm loét dạ dày, viêm tuỵ,...

5. Thói quen ăn uống của trẻ

Ăn uống sai cách cũng là lý do khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng. Theo các chuyên gia, quá trình cho trẻ ăn, rất nhiều mẹ bỉm sử dụng biện pháp ăn rong. Lúc này dưới tác động của ngoại cảnh, trẻ trở lên mất tập trung, ăn uống thụ động.

Việc ăn uống sai cách khiến não bộ mất khả năng khả năng chỉ huy hoạt động của hệ tiêu hóa, men vi sinh tiết ra một cách miễn cưỡng. Bé không thể hấp thụ dinh dưỡng có trong thức ăn. Lâu ngày ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, trẻ biếng ăn và kém hấp thu vi chất.

Thói quen vừa ăn vừa xem tivi cũng khiến bé không hấp thu dinh dưỡng
Thói quen vừa ăn vừa xem tivi cũng khiến bé không hấp thu dinh dưỡng

Ngoài nguyên nhân chính kể trên thì trẻ kém hấp thu còn có thể khởi phát do việc lạm dụng kháng sinh hoặc hệ quả của quá trình phẫu thuật, xạ trị,...

Bé kém hấp thu phải làm sao để cải thiện?

Để cải thiện tình trạng kém hấp thu ở trẻ, mẹ bỉm có thể bỏ túi và áp dụng những cách làm đơn giản sau:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ ăn hợp lý là yếu tố hỗ trợ đường ruột hàn gắn vết thương và vận hành tốt nhất. Vì vậy ở trẻ kém hấp thu mẹ nên chế biến món ăn hợp lý, lựa chọn nguyên nhiên liệu tích hợp với hệ tiêu hóa của bé.

  • Cho bé ăn theo nhu cầu của từng độ tuổi. Không nên ép buộc khiến trẻ lười ăn.
  • Mỗi bữa ăn của bé nên đảm bảo 4 nhóm chất chính gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Xây dựng thực đơn đa dạng kết hợp với việc trình bày món ăn hấp dẫn. Hạn chế đồ nhiều dầu mỡ.

Tăng cường vận động cho trẻ

Vận động cũng là cách giúp khắc phục hiệu quả tình trạng kém hấp thu ở trẻ. Theo các chuyên gia việc tham gia hoạt động thể dục, thể thao sẽ giúp bé tiêu hao năng lượng, kích thích sự thèm ăn. Không chỉ thế vận động nhiều còn giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, trẻ hấp thu dinh dưỡng hiệu quả. Vì thế với bé chậm tăng cân mẹ nên khuyến khích con vận động, tham gia các hoạt động như đi bộ, nhảy dây, đạp xe, đánh bóng,...

Mẹ hãy khuyến khích bé tập luyện thể dục để tăng hấp thu
Mẹ hãy khuyến khích bé tập luyện thể dục để tăng hấp thu

Tẩy giun định kỳ

Nhiễm giun sán là một trong những nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng. Vì vậy để con phát triển khỏe mạnh mẹ nên tẩy giun định kỳ cho bé 6 tháng 1 lần. Đồng thời đưa trẻ đi khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện và xử lý bệnh lý liên quan, tránh gây ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Bổ sung men tiêu hóa

Bên cạnh việc thay đổi thói quen ăn uống mẹ cũng nên bổ sung cho bé các sản phẩm tiêu hóa như men vi sinh, bào từ lợi khuẩn để cân bằng đường ruột, hỗ trợ hấp thu. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng mẹ nên tham khảo ý kiến chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý cho bé dùng sản phẩm không rõ tác dụng, nguồn gốc, tránh gây hại với sức khỏe.

Trên đây là những nguyên nhân của việc kém hấp thu ở trẻ. Hy vọng với thông tin này mẹ bỉm sẽ biết cách phòng tránh và khắc phục tình trạng kém hấp thu hiệu quả cho bé.

Tham khảo thêm:


Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form