11 kinh nghiệm chăm sóc trẻ kém hấp thu mẹ cần xem ngay
Thời gian gần đây Suckhoevang nhận được rất nhiều câu hỏi của các mẹ xoay quanh vấn đề tại sao trẻ ăn nhiều, ngủ tốt mà vẫn kém hấp thu. Để giúp mẹ giải đáp vấn đề này bài viết, dưới đây nhãn hàng sẽ bật mí top 11 kinh nghiệm trẻ kém hấp thu được các mẹ bỉm thông thái áp dụng.
Thế nào gọi là tình trạng bé kém hấp thu?
Kém hấp thu là hội chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể không hấp thụ được vitamin và khoáng chất từ thực phẩm dẫn đến việc thiếu hụt dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia trẻ mắc phải hội chứng kém hấp thu dù ăn nhiều cỡ nào vẫn bị thiếu chất, thậm chí có thể gây ra suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn.
Dưới đây là những kinh nghiệm giúp mẹ có thể nhận biết tình trạng trẻ kém hấp thu:
- Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, lười hoạt động thể chất hơn bạn bè đồng trang lứa.
- Trẻ lười ăn, sụt cân, chậm phát triển chiều cao và cân nặng trong nhiều tháng liên tiếp.
- Trẻ đi ngoài phân lòng, nhiều nước có mùi tanh hoặc đi phân sống, váng nổi trên.
- Trẻ thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi, thậm chí là đau bụng.
- Sức đề kháng của trẻ suy giảm, thường xuyên ốm vặt hoặc mắc bệnh nhiễm trùng.
- Trẻ xuất hiện các biểu hiện thiếu hụt vi chất như niêm mạc nhợt nhạt, tay chân phù, cơ bắp yếu, bị chuột rút do thiếu sắt, vitamin B1 hoặc canxi.
- Trường hợp nặng, trẻ còn có thể suy giảm protein máu, vùng da khô và dễ dàng thâm tím khi có va đập.
Theo kinh nghiệm trẻ kém hấp thu của nhiều mẹ bỉm những dấu hiệu kể trên khá giống với bệnh lý rối loạn tiêu hóa. Vì vậy để tránh nhầm lẫn và chắc chắn xem bé có bị kém hấp thu không mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.
Nguyên nhân nào khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng dù ăn uống đầy đủ
Theo chuyên gia tình trạng kém hấp thu, ăn mãi không lớn thường khởi phát bởi những lý do như:
- Chế độ ăn không hợp: Việc ăn dặm quá sớm, chuyển đổi độ thô không phù hợp là nguyên nhân khiến bé rối loạn hấp thu, chậm tăng cân. Theo kinh nghiệm trẻ kém hấp thu của nhiều mẹ bỉm chế độ ăn thiếu cân bằng, quá nhiều dầu mỡ và chất béo cũng có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu.
- Rối loạn tiêu hóa: Hiện tượng rối loạn tiêu hóa bao gồm đau bụng, đầy hơi, khó tiêu khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị cản trở. Cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bỉm thì nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sai lầm trong cách chăm sóc bé. Việc sử dụng thực phẩm không an toàn, ôi thiu, chứa hóa chất độc hại có thể khiến con suy giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.
- Sử dụng kháng sinh nhiều: Sai lầm của không ít mẹ bỉm là lạm dụng kháng sinh khi con bị bệnh. Chính điều này đã khiến hệ vi sinh trong đường ruột bị mất cân bằng gây ra tình trạng kém hấp thu.
- Trẻ bị bệnh: Các bệnh lý về đường ruột bao gồm nhiễm giun, sán, viêm ruột, Crohn, xơ nang cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ giảm hấp thu dinh dưỡng.
- Thiếu enzym tiêu hóa: Enzym hay men tiêu hóa là nhân tố quan trọng giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng. Do đó nếu bị thiếu hụt các vi chất này trẻ sẽ không thể dung nạp được đường Lactose đồng thời vận chuyển dinh dưỡng vào máu, dẫn đến hấp thu kém.
Kinh nghiệm đối phó trẻ kém hấp thu giúp việc nuôi con nhàn hơn
Trẻ lười ăn, kém hấp thu mỗi mẹ sẽ lựa cho mình một cách chăm khác nhau. Có mẹ tìm đến thuốc hỗ trợ ăn ngon, có mẹ sử dụng sữa để bổ sung dinh dưỡng. Nhưng Suckhoevang tin rằng top 11 kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp ích cho các mẹ rất nhiều.
1. Đa dạng thực đơn cho bé
Trẻ kém hấp thu một phần là do thực đơn nghèo nàn, thiếu hụt dinh dưỡng. Vì vậy để con có thể cải thiện tình trạng này mẹ nên cân bằng đầy đủ vi chất. Sao cho thực đơn hàng ngày có cả chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất.
Đồng thời đa dạng các loại thức ăn, chế biến nhiều cách để kích thích vị giác đảm bảo bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể phát triển khỏe mạnh.
2. Không nên cho bé ăn nhiều thịt nạc
Khi con lười ăn, kém hấp thu dinh dưỡng nhiều mẹ sẽ nghĩ đến việc cho bé ăn nhiều thịt nạc để bổ sung sắt. Vậy quan niệm này liệu có đúng không?
Trên thực tế, sắt là thành phần quan trọng, giúp cấu tạo máu và vận chuyển oxy đến tế bào. Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ có khoảng 9% trẻ nhỏ từ 1-2 tuổi bị thiếu sắt. Khiến nhiều mẹ nghĩ thịt đỏ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này, đồng thời hỗ trợ hấp thu tốt hơn.
Điều này hoàn toàn chính xác nhưng nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều thì sẽ gây phản tác dụng. Với trẻ nhỏ, việc nhai thịt nạc giống như một loại cực hình. Nên nếu không được nhai kỹ khi vào dạ dày sẽ dẫn đến việc kém hấp thu.
Do đó kinh nghiệm trẻ kém hấp thu thứ hai mà mẹ nên bỏ túi là hãy hạn chế việc lạm dụng thịt nạc cho bé. Để giải quyết tình trạng này mẹ có thể thay thế thịt nạc bằng thịt gia cầm, trứng, sữa, cá,... Điều này chẳng những giúp bé giải ngán mà còn cung cấp một lượng sắt rất lớn.
3. Cho bé ăn với lượng dầu phù hợp
Dầu ăn là thực phẩm giúp trẻ hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn. Vì vậy bước vào tuổi ăn dặm mẹ nên bổ sung cho bé các loại dầu thực vật để cung cấp chất béo. Theo các nghiên cứu khoa học, chất béo có vai trò rất quan trọng với cơ thể. Ngoài cung cấp năng lượng vi chất này còn giúp bé hấp thu vitamin tan trong dầu, cải thiện cân nặng và chiều cao hiệu quả.
4. Bổ sung vitamin từ thực phẩm cho bé
Theo kinh nghiệm trẻ kém hấp thu thì việc bổ sung vitamin từ thực phẩm là điều hết sức cần thiết. Hàm lượng chất xơ trong rau xanh và hoa quả có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa, đồng thời giúp bé vận chuyển dinh dưỡng tốt hơn.
Vì vậy giai đoạn này mẹ nên tăng cường sử dụng rau xanh và hoa quả giàu vitamin như cam, quýt, táo, bưởi, xoài, kiwi, súp lơ xanh, rau bina,....
5. Không nên lạm dụng cà rốt
Cà rốt là thực phẩm dễ hấp thu. Không chỉ thế nó còn chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên theo kinh nghiệm chăm con của nhiều mẹ bỉm, việc lạm dụng quá mức trong thực đơn của bé có thể gây ra hệ lụy khôn lường. Cụ thể trẻ hấp thu cà rốt quá nhiều có thể thiếu máu, vàng da, thậm chí là biếng ăn, giật mình hay khóc giữa đêm.
Tình trạng này kéo dài chẳng những khiến việc hấp thu dinh dưỡng suy giảm mà sức khỏe và sự phát triển của bé cũng bị ảnh hưởng theo. Vì thế mỗi tuần mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng 2 bữa cà rốt, mỗi bữa không quá 50g.
6. Đừng cố ép buộc trẻ
Trẻ ốm, khó chịu, chán ăn là điều hết sức bình thường. Vì vậy lúc này mẹ đừng ép buộc mà hãy để con thỏa thích với những món ăn hợp vị. Cố gắng cho bé ăn thêm chút cháo dinh dưỡng để đủ chất và tăng cường đề kháng.
Việc ép buộc, dọa nạt thậm chí đánh mắng khi bé lười ăn, hấp thu kém có thể tạo ra bóng ma tâm lý, tăng hormone stress khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị cản trở.
7. Hạn chế dùng nước hầm xương để nấu cháo
Rất nhiều mẹ cho rằng nước xương bổ dưỡng nên rất thích hợp với trẻ trong giai đoạn hấp thu kém. Vì vậy dẫn đến tình trạng nấu cháo không dùng thêm nguyên liệu khác. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi trên thực tế, nước hầm xương chỉ giúp món cháo thêm ngọt và không mang theo bất kỳ giá trình dinh dưỡng nào khác.
Nếu mẹ duy trì thói quen dùng nước hầm xương nấu cháo bé không chẳng những không hấp thụ được dưỡng chất mà còn sinh ra còi cọc, chậm lớn. Vì vậy lời khuyên lúc này cho mẹ là hãy bổ sung thêm các loại thịt băm, rau, củ quả để con có thể tiêu hóa tốt hơn.
8. Không nên cho bé ăn nhiều chất đạm
Hạn chế cho bé ăn nhiều chất đạm cũng là kinh nghiệm trẻ kém hấp thụ mà mẹ cần bỏ túi. Theo các chuyên gia, chất đạm rất cần cho sự phát triển của trẻ. Hoạt chất này được tìm thấy nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa. Nhưng nếu không biết cách điều tiết chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa, gia tăng nguy cơ biếng ăn và giảm hấp thu nghiêm trọng.
9. Khuyến khích trẻ vận động
Vận động là cách giúp tiêu hao năng lượng, kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Vì vậy với trẻ kém hấp thu mẹ nên khuyến khích bé tham gia hoạt động thể chất ngoài trời. Có thể cho bé bơi lội, đi bộ, tắm nắng, đạp xe để tăng cường miễn dịch, cải thiện đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa.
10. Cho bé ăn nhiều bữa, kết hợp tẩy giun định kỳ
Sai lầm lớn nhất của các mẹ khi chăm con khiến bé kém hấp thu là dồn ép quá nhiều trong một bữa. Khiến dạ dày tăng gánh nặng đồng thời tạo ra tâm lý sợ hãi #. Theo các chuyên gia để bé có thể chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Kết hợp với việc tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm tiêu hóa tốt hơn.
11. Sử dụng sản phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Kinh nghiệm trẻ kém hấp thu cuối cùng mà Suckhoevang gợi ý đến mẹ là sử dụng sản phẩm hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Mẹ có thể tham khảo các loại men vi sinh, bào tử lợi khuẩn để hỗ trợ cân bằng đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trước khi áp dụng mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Trên đây là những kinh nghiệm trẻ kém hấp thu mà mẹ có thể bỏ túi. Với thông tin này Suckhoevang hy vọng sẽ giúp ích cho mẹ trên hành trình nuôi con.
Tham khảo thêm: