Trang chủ

Sống khỏe

Búi trĩ là gì? Sa búi trĩ có thể co lên được hay không?

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Ngọc Hưng
11/10/2020
Sống khỏe
sa búi trĩ

Trĩ luôn nằm trong danh sách những căn bệnh gây ra thiệt hại nặng nề nhất đến người bệnh mà ai ai cũng ngao ngán và sợ hãi mỗi khi nhắc đến. Và, sa búi trĩ chắc hẳn là một trong số những triệu chứng gây ám ảnh nhất đối với các bệnh nhân.

Tình trạng hình thành búi trĩ khiến cho người bệnh gặp rất nhiều bất lợi trong cuộc sống, nếu xử lý chậm còn có thể dẫn đến những bệnh lý khác nguy hiểm hơn. Chính vì vậy các bạn cần nắm rõ các thông tin về búi trĩ cũng như những nguyên nhân hình thành của chúng để phòng ngừa và giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau để biết thêm kiến thức liên quan đến búi trĩ nhé!

Búi trĩ là gì?

Búi trĩ khá giống với những cục thịt thừa, có màu hồng được hình thành khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn hay trực tràng bị sưng lên. Kèm theo tình trạng xuất hiện búi trĩ thường là dấu hiệu chảy máu hậu môn, nếu không kiểm soát kịp thời rất dễ gây suy nhược cơ thể. Cũng bằng cách xác định vị trí mọc búi trĩ mà người ta mới chia bệnh trĩ ra làm hai dạng khác nhau đó là trĩ nội và trĩ ngoại.

Sa búi trĩ là triệu chứng như thế nào?

Một trong số những triệu chứng nghiêm trọng và khá gây ảnh hưởng đến người bệnh trĩ phải nhắc đến đó là sa búi trĩ. Đây là mối lo ngại lớn nhất mà bất cứ bệnh nhân nào cũng từng trải qua nếu không điều trị kịp thời. Khi các đám rối tĩnh mạch bị giãn nở quá mức ở vùng trực tràng, hậu môn sẽ tạo thành những bọng máu nhỏ xuất hiện ở đường lược, hay gọi là búi trĩ. Búi trĩ này được chính các mạch máu trong cơ thể nuôi dưỡng, dần dần trong một thời gian nhất định sẽ phát triển cả về mặt kích thước lẫn trọng lượng. Những hoạt động tạo ra áp lực lên hậu môn như rặn đi cầu, mang vác vật nặng quá sức,…đã góp phần tác động trực tiếp lên búi trĩ và khiến chúng rơi ra ngoài và hiện tượng này là sa búi trĩ.

Tùy thuộc vào việc các bạn đang ở mức độ nào của bệnh trĩ mà sa búi trĩ cũng có tính chất khác nhau hoàn toàn. Đối với những bạn đang ở giai đoạn vừa nhận biết được sa búi trĩ thì búi trĩ có thể đẩy vào được sau mỗi lần sa ra bên ngoài. Tuy nhiên, với một số trường hợp chấp nhận sống chung với trĩ một thời gian dài nhưng chưa được điều trị thì sau khi búi trĩ đã rơi ra ngoài sẽ không thể đưa chúng trở về vị trí cũ.

Các dấu hiệu dễ nhận biết về sa búi trĩ

Để các bạn có thể nắm rõ hơn tình hình về việc bản thân đang gặp phải sa búi trĩ nặng hay nhẹ, có gây nguy hiểm hay không thì các bác sĩ đã phân loại chúng ra thành những cấp độ cùng với những dấu hiệu đi kèm như sau.

Sa búi trĩ ở trĩ nội

Theo như thường lệ, sa búi trĩ sẽ không xuất hiện ở trĩ nội cấp độ 1 vì lúc này búi trĩ còn khá nhỏ và sâu trong ống hậu môn, chưa phát triển mạnh mẽ như các cấp độ khác. Vì thế sa búi trĩ được bắt gặp nhiều nhất đối với những bệnh nhân trĩ nội ở cấp độ 2, 3 và 4.

  • Sa búi trĩ cấp 2: Sau khi đi đại tiện các bạn sẽ cảm nhận được búi trĩ sa ra ngoài trong khoảng vài giây và chúng tự có thể co lại vào bên trong hậu môn. Đi cùng với đó là hiện tượng chảy máu trong phân, lượng máu lúc này rất ít nên nếu không quan sát kỹ sẽ không nhận biết được.
  • Sa búi trĩ cấp độ 3: Ở loại này búi trĩ sẽ có khuynh hướng sưng to hơn và việc búi trĩ sa ra ngoài khi đi vệ sinh sẽ không thể tự co lại về chỗ cũ mà các bệnh nhân sẽ phải dùng tay để nhét búi trĩ vào trong. Sa búi trĩ 3 còn ảnh hưởng rất nhiều đến các công việc hàng ngày của người bệnh, đại khái là búi trĩ có thể chảy máu bất cứ lúc nào mà vùng bụng dưới chịu một áp lực lớn nào đó như: ngồi quá lâu, vận động quá sức,…
  • Sa búi trĩ cấp độ 4: Cấp độ 4 được xem là giai đoạn cuối đối với trĩ nội thì với sa búi trĩ cũng vậy. Trọng lượng của búi trĩ ngày một lớn hơn có thể gấp vài lần so với các cấp độ cũ, vì vậy chúng khi đã sa ra ngoài sẽ không thể tự co lại vào trong cho dù có sự trợ giúp của bệnh nhân. Song song với kích cỡ búi trĩ thay đổi thì chúng cũng tích trữ lượng máu nhiều hơn trước kia nên số lần chảy máu cũng diễn ra thường xuyên hơn cùng với những cơn đau vô cùng khó chịu. 

Sa búi trĩ ở trĩ ngoại

Dễ nhận biết hơn so với sa búi trĩ nội vì vị trí ban đầu của sa búi trĩ ngoại đã nằm ở bên ngoài hậu môn người bệnh. Tại giai đoạn ban đầu mới mọc búi trĩ, chúng chỉ nhỏ bằng khoảng hạt đậu nhưng nếu không điều trị ngay thời điểm đó sẽ khiến búi trĩ ngày càng phình to ra rất khó chữa. Với những trường hợp nặng, sa búi trĩ ngoại có thể làm mất các nếp nhăn tự nhiên ở hậu môn gây đau rát, sưng tấy và tắc nghẽn đường hậu môn.

Nguyên nhân chính gây sa búi trĩ

Khi sa búi trĩ xuất hiện cũng đồng thời báo động các cơ quan nâng đỡ và đệm của ống hậu môn bị suy giảm chức năng hoạt động. Tạo điều kiện cho các tác nhân dưới đây thúc đẩy sự hình thành của búi trĩ: 

  • Táo bón: Nếu mắc căn bệnh này lâu năm nhưng vẫn không tiếp nhận điều trị thì khả năng rất lớn sa búi trĩ sẽ xuất hiện rất nhanh trong thời gian sắp tới. Táo bón là một yếu tố hàng đầu gây áp lực lớn lên vùng ổ bụng dưới làm cho người bệnh phải rặn mạnh khi đi ngoài khiến cho hậu môn dễ bị tổn thương gây ra sa búi trĩ.
  • Phụ nữ mang thai: Được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá có khoảng hơn 35% phụ nữ trong tình trạng mang thai đều có nguy cơ mắc sa búi trĩ. Do thai nhi trong bụng mẹ với trọng lượng rất lớn nên dễ gây chèn ép các tĩnh mạch và dễ dẫn đến sa búi trĩ.
  • Thừa cân: Cân nặng cơ thể càng lớn càng dễ tạo nên áp lực lên trực tràng và bụng dưới, tăng nguy cơ sa búi trĩ.
tại sao bị sa búi trĩ

Điều trị sa búi trĩ bằng cách nào?

Hiện nay có rất nhiều cách giúp cho búi trĩ co lên, cải thiện được tình trạng búi trĩ sa ra ngoài. Dựa vào giai đoạn sa búi trĩ bạn đang gặp phải mà các bác sĩ cũng có những giải pháp khác nhau dành cho từng người. Những cách điều trị phổ biến là:

  • Chữa trị y khoa: Luôn là lựa chọn hàng đầu cho những bệnh nhân, cách này có rất nhiều phương thức khác nhau như: sử dụng thuốc, tiến hành phẫu thuật,…để các bạn có thể dễ dàng tham khảo và chọn ra biện pháp nào là thích hợp với cơ địa cũng như tình trạng hiện giờ của mình nhất.
  • Ngâm mình: Sử dụng muối, lá trầu không,…pha cùng 1-2 lít nước ấm để ngâm hậu môn giúp kháng khuẩn và ức chế sự tiến triển của triệu chứng sa búi trĩ.
  • Chỉ ngồi trên những bề mặt mềm mại, tránh tuyệt đối không ngồi trên những mặt phẳng cứng như gỗ, nhựa,…chúng sẽ làm tình trạng sa búi trĩ của bạn ngày càng nghiêm trọng hơn đấy.
  • Dùng túi đá chườm lạnh vào vị trí sa búi trĩ để làm giảm viêm sưng.
Tham khảo thêm: Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Tốt Nhất

Lời kết

Tuy rằng bệnh trĩ có rất nhiều các triệu chứng đi kèm khác nhau nhưng suy cho cùng sa búi trĩ vẫn khiến người bệnh chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất. Do vậy các bạn nào đã nhận thấy được bản thân mình có những dấu hiệu liên quan đến sa búi trĩ thì hãy đến cơ sở y tế gần nhất kiểm tra và nhận được lời khuyên phù hợp, tránh dẫn đến các bệnh lý khác khó điều trị và nghiêm trọng hơn. Mong rằng qua bài viết trên các bạn đã hiểu thêm được một ít thông tin về sa búi trĩ, cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Chủ đề:
Trịnh Huỳnh ThôngTrịnh Huỳnh Thông
Với đam mê về lĩnh vực y tế - sức khỏe nên tôi theo học và tốt nghiệp tại trường Đại học Y Hà Nội. Là người thích viết lách nên tôi mong muốn đem lại kiến thức bổ ích cho người đọc qua những bài viết của mình.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form