Trang chủ

Sống khỏe

#10 Nguyên Nhân Chính Dẫn Đến Bệnh Trĩ và Cách Điều Trị

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Ngọc Hưng
3/10/2020
Sống khỏe
nguyên nhân gây bệnh trĩ

Một vài năm gần đây số người bị bệnh trĩ đột nhiên tăng cao mà hầu hết các bệnh nhân đều không biết rõ nguyên nhân mình mắc phải căn bệnh này là gì. Có thể nói bệnh trĩ là một trong những bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn có sức ảnh hưởng nhiều nhất đến các sinh hoạt thường ngày của con người.

Xung quanh các bạn, rất nhiều các tác nhân, yếu tố khác nhau có nguy cơ gây ra bệnh trĩ rất cao nhưng thông thường sẽ ít ai nhận biết được điều này. Để giúp các bạn khắc phục được tình trạng nêu trên, Sức khỏe vàng sẽ chia sẻ những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ qua bài viết bên dưới, mời các bạn theo dõi nhé!

Bệnh trĩ là bệnh gì?

bệnh trĩ

Không chỉ là một căn bệnh nhạy cảm, khó nói bệnh trĩ còn tiềm ẩn những di chứng nghiêm trọng, khó lường. Bệnh trĩ là tình trạng bộ phận tiêu hóa phía dưới có vấn đề, thường xảy ra đối với người trường thành và người cao tuổi, là hiện tượng hậu môn chịu một áp lực rất lớn dẫn đến tổn thương nặng nề lên các tĩnh mạch. Gây nên một số triệu chứng như chảy máu hậu môn sau khi đại tiện, hình thành búi trĩ ở trong hoặc ngoài vùng hậu môn. Các bệnh nhân thường sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong những sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi ngồi vì nó tác động trực tiếp đến vùng hậu môn đang bị tổn thương. 

Nhờ vào vị trí hình thành của búi trĩ mà người ta phân loại chúng ra làm 3 dạng chính bao gồm:

  • Trĩ nội: Búi trĩ xuất hiện bên trong trực tràng, giai đoạn đầu còn nằm trong ống hậu môn nhưng nếu kéo dài sẽ sa ra bên ngoài, gọi là sa búi trĩ.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành xung quanh bên ngoài hậu môn do các tĩnh mạch bị sưng phồng quá mức, thường gây ra đau rát, ngứa ngáy, tiết dịch nhầy.
  • Trĩ hỗn hợp: Là tình trạng người bệnh mắc phải cùng lúc hai dạng trĩ nội và trĩ ngoại.

Bệnh trĩ sẽ không gây hại đến mạng sống của người bệnh nhưng các bạn vẫn không nên chủ quan. Vì theo khuyến nghị của bác sĩ những người bệnh trĩ nếu chữa trị càng sớm thì sẽ càng mau chóng khỏi bệnh hơn và phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm mà bệnh trĩ mang lại như bội nhiễm, hoại tử hậu môn, ung thư,…

Những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ

Nếu các bạn không chú ý thì rất khó để quan sát được nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do đâu. Một số nguyên nhân dẫn đến trĩ có lẽ sẽ khiến các bạn không khỏi bất ngờ vì tưởng chừng rằng chúng hoàn toàn vô hại. Để quá trình chữa trị căn bệnh trĩ này có thể đạt được hiệu suất tối ưu nhất có thể thì các bạn nên nắm rõ những yếu tố gây bệnh của chúng và từ đó tìm kiếm cách giải quyết. Sau đây là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ.

1. Thiếu chất xơ

Thiếu chất xơ

Được xem là chất dinh dưỡng không thể nào thiếu đối với con người, trong chất xơ còn chứa một số dưỡng chất cần thiết khác cho việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chất xơ như là một chất xúc tác giúp cho các hoạt động tiêu hóa bài tiết tốt hơn, cải thiện được tình trạng táo bón. Nếu các bạn không bổ sung đầy đủ hàm lượng chất xơ mà cơ thể cần thì rất nhanh chóng bệnh trĩ sẽ xuất hiện. Trong các loại rau củ xanh, trái cây chứa rất nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe, mục đích mà các bạn phải ăn nhiều thực phẩm chứa dưỡng chất này là vì chúng sẽ góp phần làm giảm áp lực lên hậu môn và tránh gây tổn thương đến chúng. 

2. Do stress, căng thẳng

Do stress, căng thẳng

Đây được coi như là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến bệnh trĩ nhất vì hầu như chúng ta rất khó để điều hòa lại tâm lý của cơ thể. Một số tác động từ bên ngoài đời sống có thể là áp lực đến từ công việc, gia đình nếu không không được điều chỉnh kịp thời thì nguy cơ gây ra bệnh trĩ là rất cao. Theo các chuyên gia đã dành thời gian nghiên cứu về trĩ cũng như tâm lý của con người thì họ phát hiện được khi các bạn mệt mỏi, căng thẳng trong thời gian dài não bộ sẽ sản sinh ra một dạng hoạt chất. Chất này có thể ức chế hệ tiêu hóa, làm cho việc co giãn của hậu môn bị suy giảm, tạo cơ hội cho bệnh trĩ tiến triển.

3. Thường xuyên nhịn đi đại tiện

Thường xuyên nhịn đi đại tiện

Việc nhịn đi đại tiện có lẽ là việc mà bất cứ ai cũng không muốn xảy ra, nhưng vì một số lý do nào đó, trong tình huống cấp bách chắc hẳn các bạn sẽ chấp nhận lựa chọn này. Nhưng tuyệt đối không nên thường xuyên nhịn đi ngoài vì chúng sẽ khiến cơ hậu môn phải co thắt để giữ phân trong trực tràng, nếu giữ phân càng lâu thì chúng sẽ trở nên càng cứng và khiến cho hoạt động đại tiện khó khăn hơn. Hơn nữa, tình trạng nhịn đi ngoài kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định nào đó sẽ gây ra táo bón và tiếp theo là dẫn đến bệnh trĩ. Để tránh không cho việc đó xảy ra các bác sĩ khuyên rằng các bạn nên đi vệ sinh khi có báo hiệu của cơ thể muộn nhất là 1-2 giờ và không nên lặp lại việc nhịn đại tiện này quá nhiều.

4. Béo phì

Béo phì

Khi lượng mỡ của cơ thể người béo phì tích tụ quá nhiều sẽ làm cản trở quá trình chuyển hóa thực ăn cũng như hoạt động của các cơ quan tiêu hóa. Tình trạng này nếu không được cải thiện cộng thêm thói quen ít vận động của những người thừa cân sẽ khiến cho họ mắc phải các bệnh lý về gan, đại tràng và nghiêm trọng hơn là bệnh trĩ. Do đó việc kiểm soát cân nặng là rất cần thiết kèm theo đó là việc điều chỉnh lại thói quen ăn uống sao cho lành mạnh nhất có thể. 

5. Mắc bệnh tiêu chảy, táo bón mãn tính

Mắc bệnh tiêu chảy, táo bón mãn tí

Theo quan sát từ các hồ sơ bệnh lý từ những bác sĩ thì đa số người bệnh trĩ đều đã mắc bệnh nền từ trước và 2 căn bệnh nền này cũng rất quen thuộc đối với chúng ta đó là tiêu chảy, táo bón. Thông thường những bệnh nhân mắc phải hai bệnh lý nêu trên hoặc các bệnh về đường ruột khác thì có tỉ lệ dẫn đến bệnh trĩ lên đến 80%. Lý do là vì khi rơi vào những căn bệnh đấy sẽ khiến các bạn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi đại tiện, trong những trường hợp này khi cố gắng rặn sẽ tác động lên hậu môn một áp lực gấp 10 lần so với bình thường. Và, điều đáng nói là chúng sẽ làm tổn thương trực tiếp đến các tĩnh mạch, thành ruột sau đó dần dần hình thành búi trĩ. 

6. Phụ nữ đang mang thai và sau sinh

Phụ nữ đang mang thai và sau sinh

Ngoài gây giãn tĩnh mạch ở chân thì khi mang thai còn làm cho âm hộ và tử cung đồng thời phát triển. Trong lúc này tử cung sẽ gây áp lực đến tĩnh mạch vùng chậu, làm tác động đến các tĩnh mạch dưới tử cung khiến cho tử cung sưng lên và bệnh trĩ xuất hiện. Thêm vào đó các thay đổi của những nội tiết tố progesterone trong quá trình mang thai cũng có khả năng khiến cho các tĩnh mạch bị sưng làm chậm nhu động ruột, táo bón gây ra trĩ. Bệnh trĩ là bệnh lý thường gặp đối với người mang thai, nhất là ở giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ. Nhưng các bạn đừng lo lắng vì bệnh trĩ sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực gì đến việc thụ thai và sinh con của chị em phụ nữ.

7. Những người mắc hội chứng lỵ 

Lỵ là một căn bệnh khiến cho các bạn thường xuyên đau bụng và phải đi ngoài nhiều lần trong một ngày. Và, việc đó nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ làm tăng áp lực ở ổ bụng dần dần sẽ chuyển đến bệnh trĩ. Đồng thời việc đi đại tiện nhiều lần của hội chứng lỵ này còn có thể làm gia tăng thể tích của búi trĩ, làm cho bệnh trĩ nặng hơn. 

8. Ngồi lâu trên bồn cầu

Ngồi lâu trên bồn cầu

Thời gian hợp lý nhất cho việc đi vệ sinh chỉ dao động từ 2-3 phút tối đa là 5 phút đối với những người có bệnh về tiêu hóa. Nhưng ngày nay với sự góp mặt của các thiết bị hiện đại như điện thoại thì thời gian dành cho đi vệ sinh thường sẽ được kéo dài thêm 10-15 phút, điều này là hoàn toàn không nên. Vì trong suốt quá trình đi ngoài thì mỗi một cm đường ruột sẽ phải chịu áp lực đối với toàn bộ trọng lượng của cơ thể gây một số di chứng như tuần hoàn máu tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, dễ sinh bệnh trĩ.

9. Cung cấp không đủ nước cho cơ thể

Cung cấp không đủ nước cho cơ thể

Như các bạn cũng đã biết khoảng 70% trong cơ thể của chúng ta là nước, do đó nước là một thành phần không thể thiếu đối với việc giúp các cơ quan điều tiết chức năng của mình tốt hơn. Hàng ngày các bạn nên uống đủ từ 1,5-2 lít nước để tăng cường tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Nếu thiếu nước, phân sẽ trở nên cứng và khô gây rất nhiều khó khăn trong khi đi đại tiện, chẳng những vậy còn dễ gây tổn thương đến thành hậu môn và gây ra bệnh trĩ.

10. Ngồi lâu tại một vị trí

Ngồi lâu tại một vị trí

Thường gặp nhất là các nhân viên văn phòng, nhu cầu công việc bắt buộc họ phải ngồi một chỗ trong khoảng thời gian khá dài, ít được vận động sẽ khiến việc lưu thông máu trong cơ thể bị kém đi, cơ thắt hậu môn suy yếu dần và lâu ngày phát triển thành trĩ.

Cách phòng tránh bệnh trĩ

  • Ăn nhiều thức ăn có chất xơ.
  • Uống nhiều nước.
  • Hạn chế rặn mạnh khi đi đại tiện vì dễ tạo áp lực cho các tĩnh mạch trong hậu môn và gây chảy máu.
  • Đi ngoài ngay khi cơ thể bắt đầu có báo hiệu, không được nhịn.
  • Tập thể dục tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm áp lực lên tĩnh mạch.
  • Không nên ngồi quá lâu tại một chỗ, đặc biệt là trên bồn cầu.

Cách điều trị bệnh trĩ

Với sự phát triển của nền y học Việt Nam hiện nay thì có rất nhiều cách điều trị trĩ khác nhau và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân. Một trong những cách điều trị trĩ phổ biến nhất là:

  • Sử dụng thuốc đặc trị.
  • Phẫu thuật, cắt trĩ bằng phương pháp hiện đại.
  • Áp dụng các biện pháp điều trị trĩ dân gian tại nhà.

Lời kết

Mặc dù đã là căn bệnh rất phổ biến tại Việt Nam, nhưng một số người dân vẫn chưa thực sự chủ động trong việc tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa. Đa số những người tiếp nhận điều trị bệnh trĩ đều là những bệnh nhân ở mức độ 2 trở lên của bệnh trĩ và thậm chí là ở giai đoạn cuối. Do đó chúng tôi khuyên các bạn hãy quan sức khỏe mình hơn, có bệnh thì phải được chữa trị kịp thời để tránh mất đi thời điểm vàng giúp bệnh mau chóng khỏi hơn. Mong là qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây bệnh trĩ giúp bạn có cơ sở để phòng tránh hiệu quả. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.

Chủ đề:
Trịnh Huỳnh ThôngTrịnh Huỳnh Thông
Với đam mê về lĩnh vực y tế - sức khỏe nên tôi theo học và tốt nghiệp tại trường Đại học Y Hà Nội. Là người thích viết lách nên tôi mong muốn đem lại kiến thức bổ ích cho người đọc qua những bài viết của mình.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form