Trang chủ

Sống khỏe

Chẩn đoán rối loạn tiền đình: nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Ngọc Hưng
3/10/2020
Sống khỏe
rối loạn tiền đình là gì

Có thể nói rằng rối loạn tiền đình là hội chứng không quá nghiêm trọng nhưng nó lại đi kèm với các bệnh lý nguy hiểm khác như: thiếu máu não, huyết áp cao,…và rất dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày con người phải chịu rất nhiều những áp lực mệt mỏi, căng thẳng tột độ do đó rất dễ rơi vào tình trạng rối loạn tiền đình nhưng bản thân lại không nhận ra. Vậy làm sao để ngăn ngừa bệnh rối loạn tiền đình? Bệnh rối loạn tiền đình có gây nguy hiểm hay tử vong hay không? Hãy theo dõi bài viết sau đây nhé, Sức khỏe vàng sẽ mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích nhất về bệnh lý rối loạn tiền đình này.

Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Để có thể hiểu một cách trọn vẹn nhất về rối loạn tiền đình thì trước tiên ta cần biết tiền đình là gì?

Tiền đình thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau hai ốc tai hai bên. Vùng tiền đình nhận nhiệm vụ điều khiển các chức năng như: mắt, tay, chân,..và các bộ phận khác trên cơ thể. Dây thần kinh tiền đình hay còn gọi là dây thần kinh số 8 thực hiện hoạt động truyền dẫn thông tin giúp các bạn giữ thăng bằng khi xoay trở cơ thể. 

Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là gì?

Vậy rối loạn tiền đình là gì?

Hội chứng rối loạn tiền đình được các bác sĩ giải thích là một tình trạng tắc nghẽn dây thần kinh số 8 khiến chúng bị tổn thương làm cho thông tin truyền dẫn bị sai lệch. Dẫn đến việc cơ thể người bệnh mất khả năng duy trì thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai,..Các hiện tượng này của hội chứng rối loạn tiền đình thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần và bất ngờ khiến cho bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu, lo lắng,..và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của họ.

Đây thực ra không phải là bệnh mà là một trong những hội chứng rất phổ biến tại Việt Nam, rối loạn tiền đình đã và đang là một nỗi ám ảnh thâm niên của những bệnh nhân mắc phải chúng. Thông thường thì rối loạn tiền đình như là một tín hiệu báo trước về một bệnh lý nào đó mà các bạn sắp đối mặt.                          

Rối loạn tiền đình được chia làm mấy loại?

Theo các nghiên cứu về y học của các chuyên gia sức khỏe thì hội chứng rối loạn tiền đình được chia ra làm 2 loại chính:

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: Loại bệnh này thường xảy ra khi tai trong hoặc dây thần kinh số 8 bị tổn thương, hoặc mạch máu ở vùng sau cổ không lưu thông được. Gây cho người bệnh trạng thái mà họ cảm nhận được và không gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Rối loạn tiền đình trung ương: Đây là loại có mức độ ảnh hưởng đến bệnh nhân nặng hơn so với rối loạn tiền đình ngoại biên. Rối loạn tiền đình trung ương hình thành là do sự tổn thương của nhân tiền đình hoặc các dây thần kinh tiền đình ở thân nào hoặc tiểu não. Người mắc bệnh này sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại, choáng váng, nôn ói, nặng đầu và có khả năng giảm thính lực. 

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Trên thực tế, có vô số các nguyên nhân khác nhau gây ra chứng rối loạn tiền đình này. Và, hầu như hơn 50% nguồn gốc dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình đều bắt nguồn từ một số hoạt động thường ngày và môi trường sống xung quanh các bạn. Qua tìm hiểu và tổng hợp các thông tin liên quan đến vấn đề này chúng tôi đã chắt lọc ra những nguyên nhân chính và trực tiếp gây ra bệnh lý rối loạn tiền đình như sau: 

  • Sử dụng nhiều chất kích thích như: rượu, bia,…
  • Ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thức khuya, ngủ không đủ 8 tiếng/ngày.
  • Do nhu cầu công việc phải ngồi nhiều dẫn đến co thắt động mạch cột sống gây thiếu máu nuôi vùng não bộ, không có thời gian vận động cơ thể để giúp máu lưu thông.
  • Di truyền từ người thân trong gia đình.
  • Ảnh hưởng do sự ô nhiễm tiếng ồn kéo dài.
  • Viêm tai giữa do các virus.
  • Từng bị chấn thương vùng đầu.
  • Thiếu máu, mắc các bệnh liên quan đến tim mạch làm suy giảm quá trình di chuyển của máu lên não, do mạch máu bị tắc nghẽn.
  • Tuổi tác: tuổi càng lớn thì tỷ lệ mắc rối loạn tiền đình càng cao, theo thống kê từ các chuyên gia thì trong 100 người độ tuổi trên 40 thì có đến 35 người gặp phải tình trạng rối loạn tiền đình này.

Các bệnh gây ra chứng rối loạn tiền đình ngoại biên là: hội chứng Meniere (phù nề vùng tai trong), viêm tai giữa cấp, dị dạng tai trong, sỏi nhĩ, u dây thần kinh số 8, say xe, sử dụng các loại thuốc kháng sinh có chứa nhóm aminoglycosid, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau,…..

Các bệnh gây ra chứng rối loạn tiền đình trung ương: Hạ huyết áp, bệnh Parkinson, nhồi máu tiểu não, giang mai thần kinh, u tiểu não, thiểu năng tuần hoàn sống nền,….

Triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình

Hiện nay, có rất nhiều người mắc phải căn bệnh rối loạn tiền đình này nhưng vì một số dấu hiệu có thể không thể hiện quá rõ ràng nên các bạn hầu như không quan tâm cũng như không xem trọng đến sự ảnh hưởng của chúng. Bên cạnh đó còn tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của mỗi người mà triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình này sẽ thể hiện khác nhau.

Triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình
Triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình

Khi mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình ngoại biên thì các bạn sẽ cảm thấy chóng mặt nhẹ, xoay xẩm mặt mày khi chuyển đổi tư thế nhưng vẫn còn đủ tỉnh táo để di chuyển. Điển hình là khi vừa đứng lên hoặc ngồi xuống một cách đột ngột hoặc chuyển đổi tư thế từ nằm sang ngồi vì khi ấy dây thần kinh sẽ bị chèn ép và tạo ra những cảm giác chao đảo đó. Do những cơn chóng mặt chỉ xuất hiện chớp nhoáng trong vài giây, vì thế một số người không hề hay biết rằng mình đang mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình ngoại biên này. Ngoài ra một số trường hợp khác sẽ gây ra các hiện tượng như: khó chịu nôn ói, nặng đầu, hồi hộp, không tiếp xúc được với ánh sáng, khó tập trung vào công việc. Điều cần lưu ý đối với những bạn nào có dấu hiệu rối loạn thính giác (ù tai) thì phải ngay lập tức đến gặp bác sĩ vì nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến suy giảm thính giác về sau. 

Đối với hội chứng rối loạn tiền đình trung ương thì bệnh nhân cũng có những triệu chứng khá giống với rối loạn tiền đình ngoại biên nhưng với diễn biến nặng hơn. Như đã đề cập ở trên thì đây là bệnh lý nguy hiểm hơn so với rối loạn tiền đình ngoại biên vì thế chúng sẽ gây chóng mặt và nhức đầu dữ dội, giảm trí nhớ, đi đứng không vững, mất thăng bằng, giảm thính lực một cách rõ rệt. Thêm vào đó còn khiến nhãn cầu của các bạn rung giật nhiều hướng gây ảnh hưởng xấu đến thị giác. Chính vì vậy, khi nhận biết được các dấu hiệu nói trên, các bạn nên nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị đồng thời để giúp tình trạng bệnh không trở nên nặng và khó điều trị hơn.

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Thông thường rối loạn tiền đình sẽ chỉ xuất hiện trong 3-5 ngày và mau chóng hết nhưng cũng có vài trường hợp sẽ gây ra suốt một thời gian dài làm ảnh hưởng đến các hoạt động sống của con người. Vì chỉ đơn thuần là một hội chứng nên rối loạn tiền đình sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy vậy, các bạn cũng không nên chủ quan mà không quan tâm đến hội chứng rối loạn tiền đình này vì chúng sẽ làm nền cho rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. 

Ảnh hưởng của hội chứng rối loạn tiền đình đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh

Với những bệnh nhân mắc phải bệnh rối loạn tiền đình thì sẽ gặp một số khó khăn gây trở ngại nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày. Những ảnh hưởng điển hình thường thấy là:

  • Người bệnh sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu và sẽ ít vận động hơn mọi ngày, là cơ hội để virus xâm nhập suy ra các bệnh lý khác xuất hiện.
  • Thay đổi tính tình, dễ nổi nóng vô cớ, cáu gắt với mọi người xung quanh.
  • Cơn chóng mặt, nhức đầu xuất hiện thường xuyên gây mất tập trung khiến cho khả năng phán đoán của người bệnh giảm sút, chất lượng công việc không đạt hiệu quả.
  • Tình trạng hoa mắt đột ngột gây nguy cơ rất lớn xảy ra tai nạn giao thông.
  • Ngất xỉu do lượng máu lưu thông lên não không đủ, tụt huyết áp.
  • Ù tai, ảnh hưởng đến thính lực của người bệnh.
  • Đi đứng không vững dễ gây tai nạn trầy xước, chấn thương phần mềm

Đối tượng dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình

Là một trong những hội chứng có tỷ lệ dẫn đến khả năng đột quỵ rất cao, rối loạn tiền đình hướng tới chủ yếu ở những người thường xuyên bị áp lực trong cuộc sống. Dựa vào các nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình chúng tôi đúc kết được một số đối tượng có nguy cơ cao như: 

  • Những người làm việc trong môi trường kín: nhân viên văn phòng, công nhân,… người có nhu cầu công việc ít được vận động (ngồi nhiều). 
  • Người hoạt động trí óc nhiều, thường xuyên căng thẳng và stress như: học sinh, sinh viên...
  • Người lớn tuổi: hệ miễn dịch bị suy giảm dễ mắc hội chứng rối loạn tiền đình (35% người trên 40 tuổi đều có nguy cơ mắc chứng rối loạn tiền đình).
  • Phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh tâm lý không được ổn định nếu không được động viên hoặc điều trị tâm lý kịp thời cũng gây ra tình trạng rối loạn tiền đình..
  • Người đã từng mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, từng chấn thương vùng đầu đặc biệt là các bệnh nhân bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch.
Đối tượng dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình

Từ đó các bạn có thể thấy được môi trường sống và làm việc cũng như tâm lý con người là những yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh lý của các bạn. Chính vì thế các bạn nên xem xét mình có nằm trong những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không để thực hiện các biện pháp phòng tránh nhé.

Cách phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình

Đối với những bạn may mắn chưa gặp phải tình trạng rối loạn tiền đình này thì các bạn cũng đừng nên chủ quan vì chúng ta không thể nói trước được điều gì. Chính vì thế các bạn nên tự giác phòng tránh hội chứng rối loạn tiền đình bằng những biện pháp sau: 

  • Ăn uống đúng giờ, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại, đọc sách báo khi đang ngồi trên xe.
  • Không nên làm việc quá sức, suy nghĩ tích cực, tham gia các hoạt động ngoài trời để thư giãn đầu óc.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, tập yoga để nâng cao đề kháng của cơ thể.
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, tốt nhất là uống 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá,..
  • Không nên quay cổ đột ngột hay chuyển đổi tư thế từ ngồi sang đứng quá nhanh. 
  • Thường xuyên đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50 - 100 lần.
  • Với những người thường xuyên ngồi nhiều hoặc làm việc với máy tính nên học một số bài tập về vận động vai gáy, cổ.
Cách phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình
Tập thể dục thường xuyên giúp phòng tránh rối loạn tiền đình

Dù được xếp vào nhóm những hội chứng không quá nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng các bạn hãy tích cực thực hiện những cách phòng tránh trên để vừa ngăn ngừa được bệnh rối loạn tiền đình vừa nâng cao được sức khỏe mình nhé.

Phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Để đẩy lùi hội chứng rối loạn tiền đình có rất nhiều cách khác nhau để các bạn lựa chọn và áp dụng. Được nhiều người biết đến và đã mang lại kết quả thành công nhất là hai phương pháp sau đây.

Phương pháp chữa trị theo dân gian

Theo tương truyền của ông bà ta ngày xưa khi bắt đầu nhận thấy rằng mình gặp phải những triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình các bạn nên:

  • Biện pháp ấn nguyệt, xoa bóp: dùng tay ấn vào các nguyệt thái dương, giữa hai chân mày mỗi lần vài phút sẽ làm giảm được tình trạng hoa mắt, nhức đầu.
  • Tản bộ 30 phút/ ngày.
  • Ngâm chân bằng nước nóng pha một chút tinh dầu để thư giãn đồng thời giúp cho việc lưu thông khí huyết diễn ra dễ dàng hơn và giảm căng thẳng.

Phương pháp chữa trị theo y học

  • Làm theo những liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình mà bác sĩ yêu cầu.
  • Sử dụng các thuốc, thực phẩm chức năng chuyên chữa hội chứng rối loạn tiền đình.

Chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình

Sử dụng các tia điện có kích thước cực nhỏ chiếu lên vùng da quanh mắt để đo được các chuyển động của mắt với mục tiêu xem xét các vấn đề liên quan đến rối loạn tiền đình hay các bệnh về thần kinh.

Xét nghiệm âm ốc tai để biết được các thông tin về những tế bào lông bên trong ốc tai bằng các thiết bị đo sự đáp ứng của tế bào tóc với các cú nhấp được tạo ra bởi một loa nhỏ chèn vào trong ống tai.

Chụp cộng hưởng MRI: sử dụng từ trường và sóng radio để phát hiện các khối u và các nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt.

Chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình
Chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình

Nên và không nên ăn gì đối với người mắc chứng rối loạn tiền đình?

Song song với việc tuân thủ các biện pháp điều trị từ bác sĩ thì thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng cũng là một điều rất quan trọng. 

Nên và không nên ăn gì đối với người mắc chứng rối loạn tiền đình?

Nên ăn

  • Cung cấp đủ lượng Axit Folic cho cơ thể có trong: măng tây, súp lơ, đậu tương,..
  • Bổ sung vào các bữa ăn dặm trong ngày nhữn loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như: ngũ cốc, các loại hạt,..
  • Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin B6: thịt gà không da, cá, táo, chuối,…
  • Trái cây chứa nhiều vitamin C như: cam, bưởi, kiwi, khóm, dâu tây,..
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin D như: trứng, sữa,…

Không nên

  • Không nên sử dụng nhiều muối trong các món ăn hàng ngày.
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh, chứa nhiều chất béo.
  • Không nên dùng rượu, bia, thuốc lá,..

Những câu hỏi liên quan đến rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?

Theo kinh nghiệm của các bệnh nhân trước đây thì hội chứng rối loạn tiền đình này có thể hoàn toàn chữa khỏi được nếu các bạn phát hiện sớm và điều trị theo lời chỉ dẫn của bác sĩ. Điều lưu ý cần nhớ đó là các bạn tuyệt đối không nên tự phát điều trị tại nhà mà nên đến phòng khám gặp  trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chữa bệnh đúng cách.

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não (rối loạn tuần hoàn não) có phải cùng một bệnh hay không?

Thiếu máu não gây suy giảm lượng máu lưu thông đến não bộ do các bệnh như: rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, xơ cứng mạch não,..gây ra. Còn rối loạn tiền đình là hội chứng làm cho cơ thể người bệnh mất cân bằng do viêm tai giữa, rối loạn tuần hoàn não,…Vì thế có thể nói rằng thiếu máu não chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình mà thôi.

Lời kết

Những kinh nghiệm mà chúng tôi tổng hợp được qua bài viết trên mong là sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về hội chứng rối loạn tiền đình mà các bạn cần. Rối loạn tiền đình đã trở thành một hội chứng mà ai ai cũng có khả năng mắc phải, dù còn trẻ nhưng các bạn cũng cần phải tự giác phòng tránh chúng nhé. Do vậy để có được một sức khỏe căng tràn và nói không với bệnh tật thì các bạn hãy làm theo những điều mà chúng tôi chia sẻ nhé. 

Chủ đề:
Trịnh Huỳnh ThôngTrịnh Huỳnh Thông
Với đam mê về lĩnh vực y tế - sức khỏe nên tôi theo học và tốt nghiệp tại trường Đại học Y Hà Nội. Là người thích viết lách nên tôi mong muốn đem lại kiến thức bổ ích cho người đọc qua những bài viết của mình.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form