Trang chủ

Mẹ & Bé

Trẻ hay khóc đêm - Nguyên nhân và #3 cách khắc phục hiệu quả

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Ngọc Hưng
19/10/2020
Mẹ & Bé
cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm

Trẻ hay khóc đêm là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng biết khi nào trẻ khóc đêm là bất thường. Các mẹ cần biết được trẻ khóc đêm khi nào là bất thường để tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiệu quả, giúp trẻ ngủ ngon giấc, phát triển toàn diện.

Tại sao trẻ sơ sinh hay khóc đêm?

Có rất nhiều lời giải thích cho vấn đề trẻ hay khóc đêm. Chẳng hạn như trẻ bị đau bụng, tã ướt hoặc đơn thuần chỉ là trẻ muốn biểu lộ cảm xúc hay điều gì đó. Một số trẻ sơ sinh khóc đêm thường xuyên có thể là một điều rất bình thường. Khi trẻ lớn hơn, tần suất những cơn khóc đêm của trẻ sẽ giảm dần đi. Dưới đây là những lý do phổ biến dẫn đến tình trạng khóc đêm ở trẻ nhỏ:

Trẻ đói bụng

Trẻ em có dạ dày nhỏ nên con cần được cho ăn nhiều bữa và đều đặn trong ngày. Phần lớn các bé phải được cho ăn khoảng 2-3 giờ/lần. Mẹ có thể nhận biết bé đang đói bằng việc theo dõi các dấu hiệu như bé thường cho tay vào miệng, quấy khóc và tém môi. Lúc này, mẹ hãy đảm bảo cho trẻ được no bụng để có một đêm yên bình. 

Trẻ khó chịu hoặc có cơn đau nào đó

Với trẻ hiếu động, thường các bé hoạt động nhiều vào ban ngày nên buổi tối sẽ hay bị mệt mỏi. Tuy nhiên, đôi lúc, tình trạng mệt mỏi cũng là dấu hiệu cảnh báo của một căn bệnh tiềm ẩn nào đó mà bé đang gặp phải.

Một số trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa gây đi ngoài nhiều hoặc tình trạng đầy hơi, chướng bụng khiến bé khó chịu nên ngủ không yên giấc.

Tã ướt

Một số bé có thể không phản ứng gì với việc tã ướt hoặc bẩn trong thời gian ngắn. Trong khi đó, một số trường hợp khác sẽ phản ứng dữ dội để được thay tã ngay lập tức. Nếu con khóc vì nguyên nhân này, việc thay tã mới sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ trở lại. 

Trẻ cần được vỗ về

Việc ở một mình trong bóng tối rất đáng sợ ngay cả đối với người lớn và các bé cũng tương tự. Con bạn có thể sẽ cần sự hiện diện của bố mẹ để cảm thấy yên tâm hơn. Đôi khi, trẻ giật mình giữa đêm. Một số trẻ có thể tiếp tục tự ngủ lại được trong khi số khác sẽ khóc để tìm sự vỗ về, an ủi từ cha mẹ.

Trẻ mọc răng

Trường hợp trẻ khóc vào ban đêm mà không rõ nguyên nhân, mẹ hãy kiểm tra liệu việc mọc răng có phải là thủ phạm hay không. Cơn đau nướu khi mọc răng sẽ khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc đêm. Bên cạnh đó, trẻ mọc răng cũng khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, sinh ra kén ăn uống hay bứt rứt khó chịu. Vì vậy, mẹ nên quan tâm, chú ý đến những biểu hiện này của trẻ. 

Cảm thấy lạnh

Khi trẻ còn nhỏ cảm thấy lạnh, chúng cũng có thể khóc. Mẹ có thể trang trí phòng ngủ với các loại đèn có ánh sáng ấm áp, điều này sẽ làm dịu và đưa bé trở lại giấc ngủ. Tuy nhiên, việc ráp các đèn với nhau cần được cân nhắc vì nhiệt độ của đèn có thể quả nóng khiến trẻ có nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Một số trẻ sơ sinh khóc đêm thường xuyên có thể là một điều rất bình thường
Một số trẻ sơ sinh khóc đêm thường xuyên có thể là một điều rất bình thường

Trẻ khóc đêm khi nào là bình thường?

Trong khoảng thời gian từ khi bé chào đời cho đến 8 tuần tuổi, trẻ sơ sinh thường quấy khóc. Phần lớn trẻ sẽ khóc về đêm và khiến cho cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, việc trẻ khóc trong giai đoạn này được coi là bình thường. Ở giai đoạn này, trẻ khóc được coi là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của bé trong những tháng đầu sau sinh và làm quen với môi trường ngoài bụng mẹ.

Tình trạng trẻ sơ sinh quấy hay khóc đêm không chịu ngủ sẽ giảm dần khi trẻ được 4 tháng tuổi trở lên. Lý do là bé đã thích nghi được với môi trường và các ông bố bà mẹ cũng nắm được những thói quen của bé nên việc chăm sóc sẽ tốt hơn. Trẻ sơ sinh khóc đêm không ngủ được coi là bình thường khi không đi kèm với các biểu hiện khác như: trẻ ngủ hay giật mình, ngủ ngáy, khóc thét, hoảng sợ…

Trẻ khóc đêm khi nào được coi là bất thường?

Ngược lại, với trẻ sơ sinh ngủ ngày khóc đêm bất thường và có đi kèm với một số những biểu hiện như: trẻ ngủ thường giật mình, ngủ ngáy, hoảng sợ hay khóc thét… có thể là hiện tượng sinh lý. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ. Cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề trẻ sơ sinh khóc đêm nhiều do bệnh lý.

Trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân, có thể thức dậy giữa đêm, la hét hay giật mình khi ngủ là do hệ thống thần kinh của trẻ đang phát triển và chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kém. Chính vì vậy, nếu ban ngày, bé có những hoạt động quá sức, điều đó làm cho não bộ trẻ vẫn còn trong trạng thái hưng phấn khiến cho trẻ đột nhiên quấy khóc khi đang ngủ. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên giật mình khi đang ngủ cũng có thể là biểu hiện của một loạt bất thường về cấu trúc hay chức năng của não bộ. Do vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để có nhiều thông tin cũng như các xét nghiệm cần thiết để bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Trong trường hợp trẻ hay khóc đêm, khóc dai dẳng hơn, bé khóc hơn 3 tiếng/ngày và thường khóc vào buổi tối. Tình trạng này diễn ra trong hơn 3 ngày mỗi tuần và hơn 3 tuần. Nguyên nhân rất có thể là do bé bị dị ứng với protein sữa bò. Đối với trường hợp này, cha mẹ cần cho bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để xác định xem có phải là kết quả của dị ứng protein sữa bò hay không.

Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm không chịu ngủ, cơn khóc không rõ nguyên nhân, khi khóc thường có 2 đầu gối vào bụng thì rất có thể bé đang bị cơn đau bụng sinh lý. Cơn đau xảy ra vào cùng một thời điểm trong ngày, thường xảy ra vào lúc chập tối và kéo dài khoảng 1-2 giờ đồng hồ, sau đó trẻ sẽ tự nín. Trẻ thường khóc khi được khoảng 3-4 tháng rồi tự nhiên hết. Tuy nhiên, trẻ khóc và bị đau bụng nhưng vẫn tăng cân đều. Chính vì vậy, mẹ cần đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế đều đặn hàng tháng để theo dõi cân nặng của trẻ.

Tuy nhiên, nếu cơn khóc của bé kéo dài hơn, khóc nhiều về đêm cũng có thể là dấu hiệu của trẻ bị còi xương. Bệnh còi xương thường khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và sinh ra quấy khóc đêm không chịu ngủ trong thời gian dài. Với trường hợp này thường đi kèm một số dấu hiệu như: trẻ chậm mọc răng, rụng tóc vành khăn, đổ mồ hôi trộm. Nguyên nhân rất có thể là do chế độ dinh dưỡng của trẻ không được đảm bảo, thiếu canxi hoặc trẻ được chăm sóc trong phòng quá kín, thiếu vitamin D. Chính vì vậy, mẹ cần cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm, giữ gìn phòng ốc thông thoáng, không để thiếu ánh sáng. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị cũng như chế độ ăn uống phù hợp. 

Bên cạnh đó, nếu trẻ khóc dữ dội, kèm theo các triệu chứng khác như: nôn, khóc thét lên, ưỡn người, bỏ bú và đi tiểu ra máu thì rất có thể trẻ bị lồng ruột. Trong trường hợp này, mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay. 

Trẻ khóc đêm khi nào được coi là bất thường?
Trẻ khóc đêm khi nào được coi là bất thường?

Trẻ hay khóc đêm ảnh hưởng như thế nào?

Trẻ quấy khóc đêm, không chịu ngủ kéo dài liên tục sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Đồng thời, để lại những hậu quả cho cả mẹ và bé. 

Ảnh hưởng đến trẻ

  • Chậm phát triển trí tuệ và làm giảm khả năng nhận thức, học tập
  • Hormone tăng trưởng bị giảm sút, trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao
  • Hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ bị ức chế
  • Tăng áp lực máu não, huyết áp cao
  • Áp lực lớn lên tim, dẫn tới tim đập nhanh, sức khỏe của bé sẽ không được đảm bảo.

Ảnh hưởng đến mẹ

  • Stress, dẫn tới trầm cảm sau sinh
  • Mất sữa do stress và phải thức đêm chăm con nên sức khỏe của mẹ cũng không được đảm bảo.

Cách khắc phục tình trạng trẻ hay khóc đêm 

Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm không chịu ngủ, thường xuyên giật mình, giấc ngủ chập chờn, ngủ không đủ giấc,... sẽ dẫn tới nguy cơ em bé dễ bị nhiễm khuẩn và chậm phát triển về cân nặng, chiều cao. Để hạn chế hiện tượng trẻ ngủ hay khóc đêm cha mẹ cần lưu ý:

  • Không vỗ lưng khi em bé giật mình hay cho bú mà cần quan sát xem bé có ngủ tiếp không. Chỉ dỗ dành bé và cho bé bú khi bé bật khóc to và có cử động mạnh
  • Không đắp quá nhiều chăn cho bé để tránh toát mồ hôi, dễ bị cảm lạnh
  • Không để đèn quá sáng khi em bé ngủ và không để có tiếng ồn to, tránh gây cho bé giật mình và thức giấc.
  • Bổ sung vitamin D, canxi cho bé để tránh còi xương suy dinh dưỡng, vì còi xương cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ ngủ hay khóc đêm. Phòng ngừa thiếu vitamin D và canxi bằng cách không để em bé nằm trong phòng quá kín và thiếu ánh sáng.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ đến 18 - 24 tháng tuổi. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho em bé, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, ở lứa tuổi này sữa mẹ là tốt nhất cho bé.

Thông thường trẻ hay khóc, quấy khóc vào buổi tối, không chịu ngủ, ngủ hay bị giật mình. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho em bé hay khóc đêm. Nguyên nhân chính xác của việc khóc dai dẳng là không rõ ràng. Nó rất phổ biến ở trẻ sơ sinh khiến cho nhiều chuyên gia cho rằng nó có thể chỉ đơn giản là một giai đoạn phát triển bình thường. Tuy nhiên tình trạng trẻ khóc đêm cũng có nhiều cấp độ.

Ở mức độ nhẹ, em bé chỉ quấy khóc một lúc rồi ngừng, đây là dấu hiệu thường thấy ở trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh và nó không gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ

Ở mức độ nặng hơn, tình trạng em bé quấy khóc đêm bất thường sẽ kéo dài, dai dẳng hơn, khóc to không ngừng. Thậm chí, em bé khóc khản cả tiếng, tiếng khóc có chút bất thường. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp một vấn đề gì đó, đang khó chịu và khó đi vào giấc ngủ, cần được bố mẹ hết sức quan tâm.

Mách mẹ 3 mẹo chữa trẻ khóc đêm hiệu quả

1. Tập cho trẻ nhận biết ngày và đêm

Ánh sáng chi phối rất lớn đến giấc ngủ của trẻ. Chính vì vậy, chỉ cần linh hoạt điều chỉnh ánh sáng phù hợp với ngày và đêm, mẹ sẽ chữa chứng khóc đêm ở trẻ hiệu quả. 

Ban ngày, mẹ nên để sáng đèn, tương tác nhiều với trẻ. Ban đêm, thường tầm từ 19 giờ, mẹ nên tắt đèn đến sáng hôm sau. Mẹ chỉ nên để ánh sáng vừa đủ để có thể pha sữa và trông chừng bé. 

Những hoạt động sinh hoạt còn lại giảm đến mức tối thiểu âm thanh để không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Mẹ hãy chú ý đến đúng giờ, tắt đèn để điều chỉnh đồng hồ sinh học và hình thành thói quen ngủ của trẻ.

Dần dần mẹ sẽ tập cho trẻ quên đi khái niệm “ngủ ngày - thức đêm”. Bé ngủ ngon và mẹ cũng đỡ vất vả hơn rất nhiều. 

2. Hạn chế cho bé vận động quá sức vào ban ngày hay trước khi ngủ

Trẻ sơ sinh có hệ thống thần kinh khá yếu và rất nhạy cảm. Nếu ban ngày trẻ vui chơi khiến cho các tế bào não hưng phấn quá mức, đêm về trẻ sẽ khó ngủ. Tương tự, nếu trẻ bị quát mắng, hay dọa nạt, ban đêm, bé ngủ sẽ hay bị giật mình, òa khóc.

Để tránh những trường hợp này xảy ra, ban ngày, mẹ nên hạn chế cho bé hoạt động tay chân. Mẹ cũng tránh để trẻ quá vui hoặc quá buồn. Dù bé quấy khóc, mẹ cũng không nên quát nạt bé nhé!

3. Tạo cảm giác quen thuộc

Bất cứ tiếng ồn hay âm thanh đột ngột nào phát ra đều khiến trẻ thức giấc trong cảm giác hốt hoảng. Chính vì vậy, để đảm bảo trẻ ngủ ngon, mẹ cần chú ý đến không gian ngủ. Bởi trẻ đã quen với môi trường yên tĩnh, được cung cấp nhiều dưỡng chất như trong bụng mẹ. Chỉ cần tắt đèn hoặc giữ độ sáng ở mức vừa phải, hạn chế tiếng ồn xung quanh, bé có thể vào giấc ngủ một cách ngon lành.

Ngoài ra, mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ không bị đói lúc nửa đêm.

Bên cạnh những cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm trên đây, mẹ cũng cần lưu ý một số cách làm giúp bé không khóc đêm như:

  • Khi trẻ giật mình, mẹ đừng vỗ lưng hay bú ngay lập tức. Mẹ hãy quan sát xem bé có ngủ tiếp không. Nếu bé khóc to, cử động mạnh thì lúc này, mẹ mới nên cho bé bú và dỗ dành, an ủi bé.
  • Mẹ đừng nên đắp quá nhiều chăn cho trẻ. Khi trẻ toát mồ hôi, sẽ rất dễ bị cảm lạnh.
  • Mẹ nên cho trẻ bú từ 18 đến 24 tháng tuổi để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ phát triển bình thường.

Nếu trẻ quấy khóc đêm trong một thời gian dài mà mẹ thử hết các cách trên vẫn không cải thiện. Lúc này, mẹ hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm cách giải quyết. Đặc biệt, khi thấy những dấu hiệu kèm theo như không tỉnh táo, đổ mồ hôi trộm, bú ít… thì trẻ cần được khám dinh dưỡng và theo dõi để biết được chính xác trẻ bị làm sao, thiếu chất gì.

Tóm lại, trẻ sơ sinh hay khóc đêm là hiện tượng sinh lý phổ biến. Mẹ không cần quá lo lắng mà hãy tạo cho trẻ những thói quen giờ giấc, ngủ thật tốt. Hãy luôn quan tâm và vỗ về trẻ để trẻ yên tâm thì tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Chủ đề:
No items found.
Nguyễn Tiến DũngNguyễn Tiến Dũng
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng là một trong những chuyên gia đầu ngành ở lĩnh vực Nhi khoa. Nguyên Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai. Đến nay, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng đã có gần 40 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý, triệu chứng của trẻ nhỏ như: Bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa, sốt, co giật, ho, viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy…

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form