【Chọn Lọc】7 Cách Trị Bệnh Trĩ Nội, Ngoại Tại Nhà Tốt Nhất
Bệnh trĩ dường như đã trở thành một trong những căn bệnh thường gặp nhất trong các gia đình ngày nay. Trong đó, có một số ý kiến cho rằng việc chữa trị bệnh trĩ bằng những biện pháp tại nhà là không đảm bảo kết quả, là nguy hiểm và có thể dẫn đến những biến chứng khác.
Có thể nói việc mà mọi người lo lắng đều rất chính xác, nhưng đối với nền y học phát triển như hiện nay thì họ đã tìm ra được những phương pháp điều trị bệnh trĩ ngay tại nhà, không cần nằm viện mà lại có được hiệu quả vượt mong đợi. Do đó hôm nay chúng tôi mời các bạn tham khảo bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết về những phương pháp điều trị trĩ này nhé!
Một số thông tin cần biết về bệnh trĩ
Theo các báo cáo gần đây về bệnh trĩ thì tỉ lệ người bệnh ngày một tăng dần và không có dấu hiệu giảm. Hơn 70% dân số hiện nay có khả năng mắc bệnh trĩ vì các thói quen sinh hoạt không tốt hàng ngày. Đây là tình trạng hậu môn bị sưng tấy do các tĩnh mạch bị giãn khiến cho máu tụ lại thành cục gây đau rát cho người bệnh. Bệnh trĩ hầu như không mang lại bất cứ rủi ro có hại đến tính mạng con người nhưng nếu chữa trị chậm trễ vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ dẫn đến ung thư. Điều trị bệnh trĩ sớm sẽ giúp các bạn có được rất nhiều lợi ích, chẳng những tiết kiệm được nhiều chi phí mà thời gian hồi phục cũng được rút ngắn hơn.
Trĩ cũng không phải là một căn bệnh quá khó nhận biết, nhưng những triệu chứng của chúng cũng không thể hiện nổi bật nên các bạn cần quan sát các thay đổi của cơ thể mình để phát hiện bệnh sớm nhất có thể. Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh lý này là táo bón thường xuyên, đại tiện ra máu, sa búi trĩ, ngứa ngáy hậu môn,….Nhờ vào việc xác định vị trí búi trĩ xuất hiện ban đầu mà người ta có thể phân biệt được 3 loại trĩ phổ biến nhất: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Một vài người bệnh thường có xu hướng nghĩ rằng bệnh trĩ là bệnh không thể chữa khỏi và chấp nhận “sống chung với lũ” khiến cho bệnh tình ngày càng nặng thêm. Nhưng trên thực tế thì bệnh trĩ không phải là bệnh nan y nên hoàn toàn có khả năng điều trị khỏi và không tái phát. Chính vì thế bạn nào đã nhận biết được bệnh cũng đừng nên lo lắng quá nhé.
Các phương pháp điều trị trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà được áp dụng nhiều nhất
Điều đáng quan tâm nhất trong việc tìm kiếm những phương pháp điều trị trĩ tại nhà đó là các bạn cần phải được chẩn đoán xem mình gặp trường hợp nào của bệnh trĩ để có thể chọn lựa biện pháp tương ứng với mình. Tuyệt đối không nên tự ý chọn bừa một cách chữa trị nào đó vì nếu không phù hợp chúng có thể gây ra những tác dụng phụ không đáng có và khiến tình trạng bệnh của các bạn nghiêm trọng hơn rất nhiều. Còn đối với những bạn đã nhận được chỉ định từ bác sĩ thì chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những cách điều trị bệnh trĩ tại nhà để các bạn có thể hiểu thêm và áp dụng tốt hơn.
1. Ngâm hậu môn cùng nước ấm pha muối loãng
Nước ấm được xem là yếu tố giúp giảm kích ứng và làm co tĩnh mạch hiệu quả, còn muối biển có khả năng loại bỏ các viêm nhiễm, kháng khuẩn triệt để. Mỗi ngày ngâm hậu môn ba lần, mỗi lần từ 15-20 phút với hỗn hợp nước này sẽ giúp người bệnh loại trừ được cảm giác ngứa rát, làm giảm kích thích, co thắt trực tràng. Thêm vào đó nước muối ấm còn có công dụng chữa lành vết thương hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh trĩ. Nếu không đủ thời gian thực hiện như trên, các bạn có thể ngâm hậu môn ít nhất 1 lần trong ngày để làm dịu mát đi vết thương do búi rĩ gây ra.
2. Đắp hậu môn bằng lá vông
Trong các bài thuốc đông y lá vông được biết đến là loại thảo dược có tính chống viêm cao, do đó chúng có thể áp chế được các triệu chứng khó chịu mà bệnh trĩ mang lại. Loài cây này mọc rất nhiều ở các vùng khí hậu nhiệt đới nên không quá khó để tìm ra chúng. Các bạn cần sử dụng từ 10-15 lá vông tươi, nguyên vẹn, rửa sạch với nước muối và đem đi hơ lửa. Rửa sạch hậu môn bằng nước muối sinh lý, lau khô và đắp lá vông đã chuẩn bị trước lên. Cách làm này sẽ giúp cho búi trĩ của co lại và không sưng tấy nữa, vì vậy các bạn nên vận dụng phương pháp này thường xuyên để mang lại kết quả tốt nhất nhé.
3. Mật ong
Có lẽ một số bạn còn khá ngạc nhiên về việc sử dụng mật ong để chữa bệnh trĩ, nhưng đây là cách làm được nhiều người mắc trĩ ngoại thử dùng và nhận được rất nhiều lời khen đến từ dư luận. Để việc điều trị bệnh trĩ bằng mật ong phát huy hết công dụng của mình các bạn cần phải tuyển chọn chặt chẽ loại mật ong mà mình chuẩn bị sử dụng. Mật ong phải là mật ong thật, nguyên chất không pha bất kỳ loại tạp chất hay chất hóa học nào. Sau khi vệ sinh vùng hậu môn xong các bạn sẽ bôi trực tiếp mật ong vào và giữ nguyên tư thế nghỉ ngơi trong vòng 30 phút và rửa sạch lại với nước ấm. Kiên trì sử dụng 2 lần mỗi ngày vào buổi trưa và tối để làm giảm sưng cho búi trĩ và kiềm chế tình trạng chảy máu.
4. Chườm đá lạnh
Đây là phương pháp điều trị trĩ ngoại tại nhà được khá nhiều người bệnh lựa chọn vì tiện lợi và dễ áp dụng. Các bạn chỉ cần một túi nước đá là có thể đẩy lùi những triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ rồi. Lưu ý không được đặt trực tiếp túi đá lên búi trĩ vì lúc này nhiệt độ của đá rất thấp sẽ dễ dẫn đến bỏng lạnh, làm vết thương nghiêm trọng hơn. Thay vào đó các bạn có thể dùng một chiếc khăn bông bọc bên ngoài túi đá và bắt đầu chườm lên búi trĩ. Chườm đá mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 3-4 phút sẽ làm cho búi trĩ của người bệnh giảm đau, kháng viêm và cầm máu.
5. Dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ làm mềm phân
Nếu cảm thấy việc đi đại tiện quá khó khăn, các bạn có thể hỏi thăm ý kiến bác sĩ để được tư vấn và sử dụng những loại thuốc nhuận tràng, táo bón. Các loại thuốc này sẽ giúp cho phân trong quá trình đi vệ sinh dễ ra ngoài hơn, tránh cọ xát với búi trĩ gây đau rát. Tuy nhiên các bạn nên chú ý việc dùng thuốc, nếu gặp bất cứ tác dụng phụ gì như phân lỏng, tiêu chảy,…nên ngưng sử dụng ngay và đến gặp bác sĩ.
6. Sử dụng giấy mềm để vệ sinh hậu môn
Dù chỉ là một thói quen nhỏ nhưng việc dùng giấy không đạt chất lượng để vệ sinh hậu môn hàng ngày là một trong những yếu tố làm cho bệnh trĩ càng thêm nặng hơn. Đặc biệt là đối với những người đang có ý định điều trị trĩ nội và trĩ ngoại tại nhà nên chú ý để quá trình hồi phục trở nên mau chóng hơn. Vùng hậu môn của người bệnh trĩ lúc nào cũng sưng đỏ, do đó việc dùng giấy cứng sẽ gây ra ma sát cực mạnh khiến cho hậu môn bị trầy xước và búi trĩ bị kích ứng hoặc chảy máu nhiều hơn.
7. Thay đổi thói quen ăn uống
Chế độ ăn uống hợp lý là một trong những điều quyết định việc điều trị bệnh trĩ sẽ dứt điểm hay không. Như các bạn cũng đã biết, trĩ là bệnh lý kỵ thức ăn cay, có tính nóng như ớt, sầu riêng, cà phê, trà đặc,…vì thế các bạn tuyệt đối không nên thêm những món ăn này vào thực đơn trong suốt thời gian chữa bệnh. Thay vào đó là những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như: rau xanh, củ, quả, trái cây,… để bổ trợ cho hệ tiêu hóa vận hành dễ dàng hơn và không gây ảnh hưởng đến hậu môn.
Tham khảo thêm: Nguyên Nhân Chính Dẫn Đến Bệnh Trĩ
Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ?
Ngày nay, các công việc văn phòng dường như đang là xu hướng của xã hội ở hiện tại và tương lai. Do tính chất công việc phải thường xuyên ở trong môi trường kín, ngồi nhiều nên nhân viên văn phòng là đối tượng dễ mắc các loại bệnh trĩ nội, trĩ ngoại nhất. Bên cạnh đó người lái xe nhiều, phụ nữ mang thai cũng là một trong số những người có nguy cơ mắc trĩ do ổ bụng dưới phải chịu áp lực trong thời gian dài.
Một số câu hỏi về cách điều trị trĩ tại nhà
Chắc hẳn cũng có rất nhiều người còn thắc mắc đối với các biện pháp tự điều trị trĩ, dưới đây là những câu hỏi phổ biến nhất do chúng tôi khảo sát được.
Điều trị trĩ tại nhà có an toàn hay không?
Thông thường đối với các bệnh nhân mắc trĩ nội, trĩ ngoại ở cấp độ 1 và 2 sẽ được bác sĩ khuyến khích điều trị tại nhà. Việc này vừa tiết kiệm thời gian vừa mang lại lợi ích cho người bệnh. Tất cả các phương pháp, cách điều trị trĩ tại nhà đều xuất phát từ thiên nhiên do đó chúng đều lành tính và không mang lại nguy hiểm hay tác dụng phụ cho người sử dụng. Vì thế các bạn không nên lo lắng nhé.
Thời gian trị trĩ tại nhà kéo dài bao lâu?
Đây có lẽ là điều mà người bệnh nào cũng cần có câu trả lời nhất, tùy theo loại trĩ mà bạn đang mắc cũng như bạn đang ở giai đoạn như thế nào của bệnh trĩ mà thời gian điều trị tại nhà cũng kéo dài theo từng mức độ nặng nhẹ.
Mắc trĩ cấp 4 có thể tự điều trị tại nhà hay không?
Như đã đề cập ở trên các cách điều trị trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà chỉ thích hợp với những người trong giai đoạn nhẹ. Còn đối với các trường hợp nặng như trĩ 3 và trĩ 4 nên tiếp nhận điều trị tại bệnh viện bằng các phương pháp hiện đại hơn.
Lời kết
Nếu người bệnh đã quyết định áp dụng những cách điều trị trĩ tại nhà thì các bạn nên lưu ý phải kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày để nhận được kết quả đúng như mình mong muốn. Mong là qua những dòng chia sẻ trên các bạn có thể tìm được phương pháp thực sự phù hợp với bản thân mình. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi.