Hướng Dẫn Vắt/Hút Sữa Mẹ Bằng Tay, Bằng Máy Chi Tiết A-Z
Nuôi con bằng sữa mẹ là một hành trình cần sự đồng hành của cả gia đình cũng như các phương tiện hỗ trợ đi kèm để cả mẹ và bé được thoải mái nhất (mẹ thoải mái tiết sữa còn bé thoải mái tu ti).
Bài viết hôm nay đồng hành cùng cả gia đình mong mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các ông bố bà mẹ về cách vắt sữa giúp mẹ thoải mái, đúng cách, sữa về nhiều cũng như trả lời những băn khoăn của phần đông các bà bà trong hành trình muốn nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời cũng như kéo dài tối thiểu đến khi bé 2 tuổi.
Các cách vắt (hút) sữa mẹ hiệu quả
Nếu trước đây thế hệ của ông bà và bố mẹ sẽ nuôi bé bằng sữa mẹ việc các em bé được thoải mái tu ti không lo nghĩ gì với điều kiện lúc bấy giờ các bà làm nông và không phải làm các công việc như các mẹ trẻ hiện đại ngày nay sau 6 tháng thai sản các mẹ đã phải quay lại với công việc của mình rồi thì việc vắt sữa để mẹ đi làm bé vẫn có sữa để tu ti thoải mái là một lựa để bé vẫn được bú sữa mẹ hoàn toàn đến tối thiểu 2 tuổi mà được hầu hết các mẹ lựa chọn.
Cách vắt sữa mẹ bằng tay hiệu quả
Cách vắt sữa đúng cách giúp cho sữa mẹ tiết ra được nhiều vừa đảm bảo được dinh dưỡng trong sữa mẹ đồng thời giúp cho bầu vú của mẹ được thoải mái tránh hiện tượng bị tắc tia sữa gây khó chịu cho mẹ.
Hướng dẫn vắt sữa mẹ bằng tay mẹ có thể tham khảo
Dụng cụ vắt sữa
Các dụng cụ để vắt sữa như bình hoặc cốc cần được tiệt trùng bằng nước sôi hoặc luộc qua nước sôi để khô hoặc bố mẹ sử các loại máy tiệt trùng đối với sữa mẹ sau khi mẹ vắt/hút sữa cho bé ti luôn còn đối với việc trữ đông trong ngăn đá hoặc tủ trữ đông chuyên dụng mẹ cần túi đựng sữa chuyên dụng.
Thời gian bao lâu thì vắt sữa mẹ là hợp lý?
Sau sinh thường hiện nay bé đã được tiếp da và bú mẹ trực tiếp ngay vừa chào đời, đối với các mẹ sinh mổ thì khi mẹ ra khỏi phòng hồi sức bé đã được bú mẹ luôn. Tùy vào sức ăn của bé các mẹ có thể vắt để bảo quản. Một ngày mẹ có thể vắt từ 6 đến 10 lần, mỗi cữ sữa cách nhau 3-4 tiếng. Việc vắt sữa giúp mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi hồi phục sau sinh mà vẫn đảm bảo sữa cho bé tu ti.
Cách vắt sữa như thế nào hợp lý mẹ không mất sữa?
Các mẹ lưu ý cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng như trạng thái tâm lý thoải mái sau sinh (Điều này cần giúp đỡ của mọi người trong gia đình) cũng như lựa chọn dụng cụ hỗ trợ cho việc hút sữa cho mẹ đảm bảo. Ngoài ra các mẹ cần nhớ đừng lạm dụng việc vắt sữa, cần vắt đúng cữ cũng như thời gian cách nhau giữa các cữ vắt sữa mẹ để bầu ngực mẹ không bị tổn thương về các vấn đề như tắc sữa, nứt đầu ti,...
Vắt sữa mẹ bằng tay kỹ thuật mẹ cần nắm
Các mẹ cần nắm vững các kỹ thuật vắt sữa mẹ bằng tay như ấn, bóp, thả tay trên bầu ngực một cách linh hoạt. Trước khi vắt sữa các mẹ cần nhớ có thể chườm bầu vú bằng khăn ấm (hoặc làm ấm bầu vú khi tắm vòi hoa sen rồi mới vắt) và message bầu vú. Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và để khô, mẹ đặt tay đúng vị trí và vắt sữa ở hai bên bầu ngực cần thay đôi tay khi vắt để tác động lên các tia sữa.
Các thao tác vắt sữa bằng tay đúng mẹ cần biết
Massage bầu ngực
Đầu tiên mẹ dùng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa vuốt nhẹ theo động mạch của tuyến vú. Việc message này giúp cho tuyến vú hạn chế bị tắc.
Đối với vùng quầng vú mẹ cần dùng ba đầu ngón tay xoay tròn 4 vòng. Khi làm động tác này mẹ có thể vừa xoay tròn vừa đổi chiều xoay liên tục, giúp cho quầng vú của mẹ mềm hơn cũng như bé bú mẹ được dễ dàng hơn. Tiếp theo mẹ chụm 3 đầu ngón tay lại túm và kéo nhẹ đầu vú ra ngoài giúp tăng cường phản xạ tiết sữa mẹ dành cho bé bú.
Bước tiếp theo mẹ cần dùng 1 bàn tay đỡ bầu vú hình chữ C sau đấy dùng lực để rung nhẹ bầu ngực mẹ có thể nâng tần suất rung, đồng thời mẹ sử dụng ngón tay trái cùng các ngón còn lại massage quầng vú làm giảm tích cặn sữa. Để giảm sự chai cứng ở các mô mẹ để 1 bàn tay bên ngoài phạm vi quầng vú sư dụng ngón cái và ngón trỏ ép xuống theo chiều dọc, tay còn lại vuốt theo hướng tuyến sữa từ trong ra ngoài từ dưới lên trên các mẹ nhé.
Để cải thiện tình trạng núm vú bị thụt vào hay còn gọi núm vú bị ngắn gây khó khăn cho bé trong việc tìm đúng khớp ngậm mẹ dùng tay xoa bóp bầu vú và quầng vú tay còn lại mẹ ấn và kéo đầu vú ra.
Thao tác đúng vắt sữa mẹ bằng tay
Để thao tác vắt sữa mẹ bằng tay đúng mẹ cần ngồi với tư thế thoải mái để bình sữa gần ngực, dùng tay nâng bầu ngực, ngón trỏ để dưới bầu ngực gần núm ti. Ngón cái đặt đối diện ngón trỏ nằm trên đầu ngực. Sau đấy mẹ chỉ cần ấn nhẹ ngón tay vào bầu ngực, mẹ tiếp tục làm như vậy khi nào bên bầu ngực có dấu hiệu vơi sữa thì mẹ chuyển sang bầu ngực còn lại với thao tác tương tự. mẹ nhớ thời gian vắt sữa cho mỗi bên ngực tầm 5 phút.
Các thao tác vắt sữa bằng tay đúng giúp cả mẹ và bé rất nhiều với bé thì vấn được tu ti sữa mẹ khi mẹ đi làm mà mẹ thì sẽ không gặp phải các vấn đề tắc tia sữa.
Cách vắt/hút sữa mẹ bằng máy vắt tay
Đầu tiên các mẹ cần vệ sinh bàn tay trước khi vắt sữa sạch sẽ, cũng sử dụng các bước massage bầu ngực như vắt sữa mẹ bằng tay ở trên đã được hướng dẫn từ 10 đến 15 phút. Các mẹ chú ý vệ sinh và tiệt trùng cả máy vắt sữa tay tất cả các bộ phận của máy.
Các mẹ lựa chọn máy vắt sữa tay lưu ý lựa chọn kích thước phễu phù hợp với kích thước bầu ngực của mẹ, điều chỉnh phễu sao cho vừa với bầu ngực tránh để lọt không khí bên ngoài vào ảnh hưởng đến lực hút. Mẹ dùng tay bóp vào cần máy liên tục để kích thích sữa tiết sau khi lượng sữa đã tiết ra thì mẹ điều chỉnh lại tốc độ bóp cần để tránh gây đau rát khó chịu đầu ti mẹ.
Sau 10 đến 15 mẹ đổi bên thực hiện thao tác tương tự đối với bầu ngực còn lại.
Sữa mẹ sau khi vắt có thể cho bé sử dụng trực tiếp luôn hoặc bé chưa có nhu cầu thì mẹ cần thực hiện tuân thủ các bước bảo quản cũng như trữ sữa lâu dài cho bé vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng sữa mẹ. Đồng thời mẹ cần vệ sinh tiệt trùng máy vắt sữa bằng tay sạch sẽ cho những lần vắt sau.
Xem thêm: 5 Loại Túi Trữ Sữa Được Các Mẹ Tin Dùng & Cách Sử Dụng
Cách vắt/hút sữa mẹ bằng máy vắt/hút điện
Việc đầu tiên các mẹ cần làm đối với việc sử dụng máy vắt sữa bằng điện đấy cũng là khâu vệ sinh tay mẹ trước khi vắt, vệ sinh tiệt trùng máy vắt sữa mẹ. Sau đấy mẹ tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của máy vắt sữa bằng điện các thao tác cũng như lưu ý đối với máy vắt sữa bằng điện một bên hay hai bên. Cũng như máy vắt sữa bằng tay mẹ cũng cần chọn lựa size phễu phù hợp với kích thước bầu ngực của mẹ để điều chỉnh phễu cho hợp lý.
Hầu hết các máy vắt sữa bằng điện hiện nay đều có chế độ massage trước khi vắt các mẹ có thể chọn chế độ này trước khi bắt đầu vắt sữa cho bé (Trừ một số dòng máy cũ, mẹ có thể thực hiện các thao tác massage như đã được hướng dẫn ở trên).
Mẹ có thể điều chỉnh chế độ vắt sữa ở một số máy không tự chỉnh chế độ vắt sữa để tạo cảm giác thoải mái giống em bé đang bú mẹ. Mẹ thoải mái hút sữa nếu sử dụng máy đôi còn nếu mẹ lựa chọn máy đơn thì sau khi hút hết một bên mẹ cần chuyển sang bên còn lại để hút. Sau khi hút xong mẹ tắt máy và vệ sinh máy cho lần sử dụng tiếp theo.
Note cho các mẹ để vắt/hút được nhiều sữa
Bỏ túi cho các mẹ mới lần đầu làm mẹ cũng như các mẹ chuẩn bị tập 2, tập ba đấy chính là làm sao để bé luôn có đủ sữa để bú mà không bị ít đi với tốc độ lớn cũng như cầu tăng của bé đấy chính là các mẹ cần xác định việc ôm bé tu ti trực tiếp không hề xấu mà còn tạo gắn kết giữa mẹ những tháng đầu tiên, tạo sự an toàn cho bé cũng như thoải mái cho mẹ trong việc không phải lỉnh kỉnh tiệt trùng các dụng cụ cũng như máy vắt nhưng mẹ cần duy trì cho bé bú đúng cữ, vắt sữa thừa sau các cữ bé tu ti (Vì sau 1 tiếng đồng hồ lượng sữa mẹ đã phục hồi 40 % và 75 % sau hai giờ bé bú). Tầm bé được gần 3 tháng mẹ cần duy trì các cữ vắt sữa đúng cữ là 3-4 tiếng mẹ vắt sữa mẹ một lần. Đừng quên việc massage trước khi vắt là thao tác cần thiết.
Quan trọng nhất của cơ chế vắt sữa mẹ nhiều sữa đó là thời gian này mẹ đừng bị stress cũng như áp lực của bất cứ việc gì, cần một tâm trạng thoải mái nhất để đạt lượng sữa đảm bảo về chất lượng. Trước khi vắt sữa mẹ cũng cần duy trì chế đổ đủ 2 lít nước một ngày và mẹ nên uống nước ấm.
Ngoài ra việc khuyến khích các mẹ massage và vắt tay thêm 5 -10 phút sau khi dùng máy vắt/hút sữa bằng điện/pin giúp làm trống tuyến sữa tốt hơn chuẩn bị cho cữ sau hiệu quả hơn, không lo dùng máy hút sữa sẽ gây giảm hoặc mất sữa.
Tham khảo thêm: Cách Bảo Quản và Sử Dụng Sữa Mẹ Sau Khi Vắt/Hút Ra
List các câu hỏi giúp các mẹ bớt phân vân về việc hút/vắt sữa mẹ
Có phải khi vắt/hút sữa mẹ thì sữa mẹ sẽ nhiều hơn so với khi bé bú trực tiếp không?
Đầu tiên khẳng định là việc vắt/hút sữa mẹ không phải nhiều hơn so với lượng em bé bú mẹ trực tiếp mà khi mẹ vắt/hút thì các mẹ biết được bé bú được lượng sữa là bao nhiêu mà thôi. Cơ chế sản xuất sữa được hình thành trong 6 tuần đầu sau sinh. Sữa mẹ sản xuất theo nhu cầu thực tế của trẻ vì vậy để duy trì lượng sữa thì các mẹ cần duy trì cũ bú của bé cũng như cữ vắt/hút sữa mẹ.
Vắt sữa mẹ bằng tay có ảnh hưởng gì không?
Đầu tiên xin khẳng định với các mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ đấy là việc vắt sữa mẹ bằng tay hoàn toàn không ảnh hưởng gì cả các mẹ nhé ngược lại còn mang lại vô cùng nhiều lợi ích thiết thực cho các mẹ nếu như các mẹ có quỹ thời gian thoải mái vì đã có người thân bên cạnh đồng hành cùng hành trình sữa mẹ hoàn toàn.
Những lợi ích của vắt sữa mẹ bằng tay mang lại mà các mẹ có thể cân nhắc như:
- Giúp mẹ bớt căng tức sữa hoặc ống dẫn sữa; về kinh tế không tốn kém (Kinh tế cho việc sắm máy vắt sữa, máy khử trùng,...)
- Không cần tốn thời gian dành cho việc khử trùng các dụng cụ để vắt/hút sữa mẹ
- Dễ dàng di chuyển nhiều nơi không cần phải chuẩn bị các dụng cụ vắt/hút sữa mẹ
- Không tạo cảm giác khó chịu khi mẹ phải vắt/hút bằng máy vắt sữa
- Giúp sữa mẹ được kích thích nhiều hơn và tiết sữa nhiều hơn nhiều các thao tác vắt sữa bằng đôi tay mẹ tạo cảm giác massage bầu ngực. Đồng thời nếu mẹ duy trì được thói quen vắt sữa mẹ bằng tay theo các cữ sữa cũng giúp giảm tình trạng căng tức sữa mẹ cũng như duy trì được lượng sữa mẹ cho bé lâu dài.
Tuy nhiên việc vắt sữa mẹ bằng tay phù hợp với các bà mẹ được cả gia đình hỗ trợ về thời gian cũng như trạng thái tâm lý tốt để việc vắt bằng tay không bị kéo dài. Các mẹ cũng cần tuyệt đối tuân thủ các bước massage dành cho bầu ngực trước khi vắt/hút sữa mẹ bằng tay để đảm bảo vắt được lượng sữa duy trì cho con.
Cách lựa máy vắt/hút sữa như thế nào là phù hợp?
Tiêu chí đầu tiên khi các mẹ lựa chọn máy hút sữa đấy là chất liệu nhựa an toàn, máy hút nhả được mô phỏng theo nhịp bú sinh lý của trẻ không gây đau đầu núm vú sẽ giúp mẹ kích thích tăng tiết sữa và duy trì sữa mẹ được lâu dài. Lựa chọn máy bóp tay, máy hút sữa điện/pin hút 1 bên hay 2 bên hay lựa chọn của hãng nào mẹ cần cân nhắc những yếu tố bên trên sau đấy đến việc phù hợp với điều kiện cần thiết của mẹ cũng như kinh tế của gia đình để lựa chọn dòng máy phù hợp.
Dù lựa chọn loại nào thì mẹ cũng đừng quên các bước massage cần thiết trước trong (nếu cần) và sau cữ hút/vắt sữa.
Có nên chăng dùng chung máy hút sữa hoặc thuê/mua lại máy hút sữa cũ?
Thực tế là nhu cầu nuôi con bằng sữa mẹ đang ngày một gia tăng và việc sử dụng máy vắt/hút sữa là phương tiện hỗ trợ cần thiết giúp mẹ bớt bị căng thẳng cũng như stress, nhưng thực tế thì không phải mẹ nào cũng có đủ điều kiện về kinh tế để mua máy mới nên có một câu hỏi băn khoăn của rất nhiều các mẹ sữa đấy là “có thể mua lại máy vắt/hút sữa cũ để giảm bớt chi phí mà vẫn duy trì được sữa mẹ lâu dài cũng như hành trình cho con bú sữa mẹ hoàn toàn?”
Câu trả lời cho câu hỏi này là các mẹ cần đọc kĩ về sản phẩm cũng như các lựa chọn sản phẩm kĩ trước khi quyết định.
Mỗi loại máy/hút sữa đều có khuyến cáo của nhà sản, cho biết máy đó có thể dùng chung cho nhiều người không. Ngoại trừ máy hút sữa chuyên dụng của bệnh viện vốn thiết kế để nhiều mẹ người mẹ có thể dùng chung một cách an toàn (theo hướng dẫn sử dụng về vệ sinh và thanh trùng), các máy hút sữa cá nhân (trừ một số kiểu có thiết kế bộ lọc khuẩn, hoặc toàn bộ máy có thể tiệt trùng, ví dụ như loại máy vắt tay không có động cơ) thường được nhà sản xuất khuyến cáo là chỉ mua máy mới và sử dụng cho cá nhân.
Hoặc các mẹ có thể lựa chọn mua các máy có động cơ đã được sử dụng rồi nhưng bộ dụng cụ vắt/hút sữa mẹ mới đi kèm cũng là một lựa chọn mang tính kinh tế hợp lý dành cho các mẹ.
Mẹ sữa có nên chăng đối với việc hút/vắt sữa mẹ thường xuyên?
Như đã nói ở trên thì sữa non của mẹ đã xuất hiện từ tuần thứ 35, 36 của thai kỳ rồi và đới với tùy phương pháp sinh thường hoặc sinh mổ bắt lấy con thì em bé sẽ được da tiếp da và bú mẹ trực tiếp ngay sau sinh đối với mẹ sinh thường và đối với sinh mổ là sau thời gian mẹ hồi sức. Việc cho bé bú sữa mẹ sớm sau sinh giúp cho tạo sữa, tiết sữa ở bầu ngực mẹ, mẹ cần duy trì cữ bú/ vắt đều đặn.
Duy trì lượng sữa cho bé mẹ cần duy trì các cữ vắt sữa, cữ bú của bé đều đặn 3-4 tiếng /lần ngày vắt/hút từ 8 đến 10 lần. Duy trì việc vắt hút sữa vào cả ban đêm. Tránh việc sau khi đi làm lại các mẹ giảm cữ vắt sữa mà vẫn phải duy trì đều đặn như khi mẹ ở nhà, duy trì tạo sữa cho bầu ngực mẹ. Giúp giảm triệu chứng cương, căng cứng, rỉ sữa, tắc tia sữa ở đầu ti mẹ.
Mẹ sữa có nên sử dụng máy vắt/hút sữa hỗ trợ thường xuyên trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ?
Lời khuyên dành cho các mẹ ở những tháng đầu tiên đấy là cứ cho bé thoải mái ti mẹ trực tiếp chỉ sử dụng máy vắt cho những cữ sữa bé bú không hết mẹ cần vắt để tạo tiết sữa cho cữ bú tiếp theo cũng như duy trì lượng sữa cho bé trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ dài hạn.
Ở những tháng tiếp theo mẹ sử dụng máy vắt/hút sữa để cho bé tập ti bình chuẩn bị cho giai đoạn mẹ đi làm mà bé quen với ti bình cũng nhưng duy trì lượng sữa đảm bảo về chất cũng như về lượng sữa mẹ.
Các mẹ cũng đừng bị ám ảnh bởi những bình sữa vắt đầy mà hãy tạo tâm trạng thoải mái để đảm bảo hành trình nuôi em bé bằng sữa mẹ lâu dài.
Kết bài
Thay cho lời kết của bài viết hôm nay đó là lựa chọn vắt tay hay vắt máy, máy đôi hay máy đơn, cho bé bú trực tiếp hay vắt/hút sữa mẹ ra đều là những băn khoăn chung của hầu hết các bà mẹ cả nhưng khi bước vào hành trình làm mẹ rồi thì những thông tin từ bài viết hôm nay cũng như bản năng làm mẹ trong mỗi cá nhân sẽ giúp mỗi một bà mẹ bỉm sữa có những lựa chọn tốt nhất dành cho em bé của mình.