Trang chủ

Mẹ & Bé

Rã Đông/Hâm Nóng Sữa Mẹ Trữ Đông Như Thế Nào Là Đúng Cách?

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
15/12/2020
Mẹ & Bé
cách rã đông sữa mẹ

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng hàng đầu dành cho trẻ đấy được coi là một món quà vô giá mà mẹ tặng cho trẻ hoàn toàn trong 6 tháng đầu duy trì tối thiểu đến khi trẻ hai tuổi và nhiều hơn càng tốt nhé bố mẹ. Theo Tổ chức thế giới WHO thì thứ tự tốt nhất dành cho trẻ được sắp xếp như sau:

  1. Sữa mẹ bú trực tiếp;
  2. Sữa mẹ vắt ra và cho con bú bằng cách khác;
  3. Sữa của mẹ khác (sữa người);
  4. Sữa công thức.

Bài viết hôm nay hy vọng có thể chia sẻ cho các mẹ về cách hâm nóng; rã đông sữa mẹ, sữa mẹ được cho tặng đúng cách, đảm bảo được nguồn dinh dưỡng vàng trong sữa mẹ dành trẻ cũng như note cho các mẹ một số lưu ý khi thao tác cũng như thực hiện đúng nha.

Cùng mẹ hâm nóng, rã đông sữa mẹ đúng cách

Cách hâm nóng sữa mẹ ở điều kiện nhiệt độ phòng và trong ngăn mát tủ lạnh

Các mẹ cần nhớ sữa mẹ được vắt/hút ra khỏi bầu ngực mẹ sau thời gian từ 20 đến 30 phút nhiệt độ sữa mẹ đã xuống dưới 37 độ C. Bởi vậy mẹ chú ý nếu sữa mẹ sau khi vắt/hút ra để bé bú luôn trong cữ tiếp theo mà nhiệt độ phòng dưới 26 độ C thì mẹ có thể để bên ngoài từ 6 đến 8 giờ; trên 26 độ C thì chỉ được 1 giờ; tủ lạnh ngăn mát thì được 48 giờ.

Lưu ý tiếp theo là dinh dưỡng trong sữa mẹ khi được hâm ấm hay để bên ngoài không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi thì mẹ đều có thể cho bé bú trực tiếp luôn (Tùy vào thói quen của mẹ tập cho bé nhà mình). Nếu trẻ quen với nhiệt độ sữa mẹ ở bầu ngực mẹ các mẹ chọn phương án hâm nóng với nhiệt độ tương đương với nhiệt độ cơ thể.

Máy hâm nóng sữa mẹ
Máy hâm nóng sữa mẹ

Nhiệt độ sữa mẹ được hâm nóng thích hợp là 37 đến 40 độ C. Mẹ sữa cần sự giúp đỡ của máy hâm nóng sữa vì ở các dòng máy hiện nay đã được chỉnh các mức nhiệt phù hợp bởi nhà sản xuất. Nếu điều kiện kinh tế không cho phép mẹ có thể dùng một bát nước nóng có nhiệt độ tương đương (40 độ C) đặt bình sữa mẹ cần hâm nóng vào vài phút.

Hâm nóng bằng nước nóng
Hâm nóng bằng nước nóng

Sau khi sữa mẹ được hâm nóng như nhiệt độ sữa mẹ ở bầu ngực mẹ, mẹ có thể kiểm tra bằng cách thử bằng cách bóp thử giọt lên đều mu bàn tay trước khi cho trẻ bú để kiểm tra nhiệt độ tránh trường hợp bé bú bị bỏng.

Kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé bú
Kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé bú

Cách rã đông sữa mẹ được trữ trong ngăn đông tủ lạnh

Sữa mẹ vắt/hút đúng cách được trữ ở ngăn đông tủ lạnh (có cửa riêng) bảo quản được 3 - 4 tháng; còn đối với tủ đông chuyên dụng bảo quản từ 6 - 12 tháng. Các mẹ cần chú ý ghi rõ ngày tháng vắt/hút cũng như lượng sữa mẹ vắt/hút được rõ ràng để dễ dàng khi các mẹ lấy sử dụng cho trẻ.

Cách rã đông sữa mẹ được trữ trong ngăn đông tủ lạnh

Đối với cách rã đông sữa mẹ vắt/hút đúng cách thì các mẹ có thể lựa chọn rã đông chậmrã đông nhanh.

Cách rã đông chậm sữa mẹ

Các mẹ cần lấy sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát qua đêm, sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát mất từ 8 đến 12 giờ để có thể rã đông hoàn toàn (Mẹ lưu ý để sữa mẹ rã đông ra phía gần ngoài cửa không để gần phía sâu trong tủ lạnh).

  1. Bước 1: Sau từ 8 đến 12 giờ rã đông hoàn toàn đến cữ bé bú mẹ có thể lấy ra khỏi tủ lạnh.
  2. Bước 2: Mẹ sử dụng máy ủ ấm sữa hoặc mẹ ngâm vào bát nước nóng 40 độ cho sữa mẹ phù hợp với nhiệt độ sữa ở bầu sữa mẹ khi bé bú trực tiếp
  3. Bước 3: Sữa mẹ sau khi được hâm nóng thì mẹ lấy cho bé sử dụng hết trong cữ bú không được bảo quản trỏ lại nếu thừa mẹ nên uống hoặc bỏ đi.

Cách rã đông nhanh sữa mẹ

  1. Bước 1: Mẹ lấy sữa mẹ cần rã đông để cho nước chảy 40 độ C  hoặc các mẹ cho vào bát nước ấm (40 độ C) thay nước thường xuyên giúp cho sữa mẹ rã đông nhanh và rã đông hoàn toàn. 
  2. Bước 2: Sau khi sữa được rã đông hoàn toàn mẹ áp dụng giống các bước rã đông chậm sữa mẹ.

Note cho các mẹ cần chú ý đầy là không nên lắc mạnh sữa mẹ đã được rã đông và sữa đã rã đông mẹ không được cấp đông trở lại và chỉ sử dụng cho bé bú không nên để lâu nếu như bé không bú hết thì mẹ bỏ không được cấp đông trở lại.

Xem thêm: Tủ Trữ Sữa Mẹ Loại Nào Tốt? Top 9 Loại Tủ Đông Tốt Nhất

Cách hâm nóng, rã đông sữa mẹ "được cho"

Hiện nay, không ít các trường hợp các trẻ không có điều kiện được bú sữa mẹ trực tiếp vì những điều kiện khách quan cũng như chủ quan đưa tới. Nhưng sữa mẹ vẫn là sự ưu tiên được lựa chọn hàng đầu dành cho trẻ vì vậy nếu bố mẹ tìm được nguồn sữa mẹ đảm bảo các yêu cầu cũng như những tiêu chí cần thiết thì bố mẹ hãy cứ yên tâm cho bé tu ti sữa mẹ khác nhé. Sau đây là những tiêu chí của của mẹ cho sữa mà bố mẹ có thể cần quan tâm.

Tiêu chí của mẹ cho sữa gồm:

  • Sức khỏe tổng quát tốt (nên xét nghiệm máu mỗi 6 tháng);
  • Xác nhận âm tính HIV, không thuộc nhóm có nguy cơ HIV cao;
  • Không có vết thương hở, nhiễm trùng trong và ngoài bầu vú, quầng vú, đầu vú
  • Không có ung thư (không hóa trị, xạ trị), và không đang dùng các loại thuốc chống chỉ định cho bà mẹ cho con bú;
  • Không ở trong vùng đang có dịch bệnh;
  • Không sử dụng rượu, thuốc lá, các loại thảo dược và vitamin không rõ nguồn gốc;
  • Có kiến thức đúng về cách vắt và trữ sữa mẹ + Con ruột mẹ cho sữa phát triển tốt.

Ghi nhớ:

  • Sữa cho tặng từ một bà mẹ hội tụ tất cả các tiêu chí trên đây, không nhất thiết qua xử lý nhiệt.
  • Sữa cho tặng không đáp ứng, hoặc không biết rõ, vẫn sử dụng được nhưng cần xử lý nhiệt đúng cách.

1. Hâm đủ ấm: Áp dụng khi mẹ cho tặng sữa đáp ứng các tiêu chí cho sữa

Cách làm: Dùng máy hâm sữa để ở nhiệt độ 40 độ C. Khi sữa đã đạt 40 độ C các máy hâm sữa có chế độ sẽ tự tắt. Với máy không tự động thì mẹ thử sữa ấm bằng cách nhỏ vào cườm tay sữa đủ ấm thì tắt máy. Nếu không có máy hâm sữa, thì ngâm sữa vào nước ấm 70 độ C nếu sữa đang lạnh, hoặc sữa ấm khoảng 40 độ C nếu sữa đang nguội nhưng không lạnh. Cách thử sữa ấm như trên.

2. Rã đông: Áp dụng cho sữa để đông đá sau 3 ngày, giúp loại bỏ khuẩn nhiễm trùng

Cách làm: Khi sử dụng, để sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát trong 24 giờ (Không để gần vách trong của tủ lạnh mà để gần phía cửa) để sữa tan tự nhiên trong ngăn mát (thường thì mất 24 giờ để tan hết và nên sử dụng hết sau 24 giờ khi sữa đã tan hết). Cách hâm nóng sữa ta áp dụng giống như cách số 1.

Chú ý: Sữa lạnh, sữa mát và sữa ấm có giá trị dinh dưỡng như nhau, không nhất thiết phải hâm nóng tất cả các cữ sữa 40 độ C, nếu bé được tập dần có thể sử dụng sữa nguội hoặc sữa lạnh. Sữa bé đã bú vào tuyệt đối không hâm lại.

3. Thanh trùng

Cách làm: Dùng máy hâm sữa để nhiệt độ 62,5 độ C hoặc máy chỉ có nấc 40 độ C và 70 độ C thì chỉnh ở mức thấp hơn 70 độ C một tí (khoảng ¼ tổng khoảng cách nút vặn từ 40 độ C đến 70 độ C) để sữa ở mức này tối thiểu 30 phút.

4. Nhiệt đều

Dùng máy hâm sữa như cách thứ ba nhưng thời gian tối thiểu 20 phút.

5. Nhiệt nhanh

Có thể dùng máy hâm sữa hoặc chưng cách thủy. Chuẩn bị bên canh một thau nước đá hoặc nước lạnh. Chưng cách thủy đến sủi tăm hoặc đặt máy hâm sữa đến 70 độ C thì cho bình sữa vào thau/ chậu nước đá để sữa giảm nhiệt nhanh.

Trả lời cho câu hỏi tại sao sữa mẹ rã đông lại có mùi lạ, nổi váng

Mùi chua ở sữa mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân?

Mùi chua ở sữa mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân?

Sữa mẹ sau khi vắt/hút ra có màu trắng ngà, thơm dễ chịu, không chua khác với các loại sữa thông thường khác. Nên khi các mẹ mở bình sữa hoặc túi trữ sữa mẹ có mùi tanh, chua không thơm dịu thì đồng nghĩa với việc sữa mẹ đã bị hỏng hoặc hết hạn.

Nguyên nhân của việc sữa mẹ có mùi chua thường do chế độ ăn uống uống của mẹ vào thời gian vắt/hút sữa mẹ đã ăn những thực phẩm có mùi nồng, tanh như cá, dầu cá hoặc từ các loại gia vị như tỏi, ớt, thì sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng; hoặc thời gian này mẹ sữa có dùng các loại thuốc kháng sinh; ngoài ra việc các mẹ không vệ sinh sạch sẽ bầu ngực sau mỗi lần vắt sữa sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ vắt ra; cuối cùng là do cách bảo quản sữa mẹ không đúng cách như vệ sinh dụng cụ vắt/hút sữa không đảm bảo, quá trình bảo quản trong tủ quá lâu. đối với trường hợp này mẹ tuyệt đối không sử dụng sữa cho trẻ ăn.

Sữa mẹ nổi váng vì sao mẹ cần biết?

Hầu hết các mẹ sau khi vắt/hút sữa mẹ để một lúc sẽ thấy bịch sữa hoặc bình sữa chia thành các lớp dinh dưỡng khác nhau, lớp đầu tiên các mẹ dễ nhận thấy đó là hàm lượng chất béo ở trên cùng của bịch sữa/bình sữa nên việc sữa mẹ có váng hoàn toàn bình thường. Khi mẹ lắc nhẹ đều thì lớp váng này hòa cùng lớp sữa thì đồng nghĩa việc chất lượng sữa tốt, mẹ chỉ cần hâm ấm là bé sữa dụng bình thường. Nếu trường hợp khi mẹ lắc đều lớp váng vẫn tách biệt với sữa mẹ thì mẹ cần bỏ đi có thể sữa đấy đã bị hỏng. Một số trường hợp khi mẹ rã đông sữa mẹ có cặn trắng đây cũng là dấu hiệu bình thường không đáng phải lo các mẹ nhé, mẹ sữa cần bổ sung chế độ tăng cường nước thêm hằng ngày nhé. 

Mùi lạ ở sữa mẹ rã đông nguyên nhân và cách xử lý

Như các mẹ đều biết sữa mẹ sau khi vắt/hút ra trữ đông rồi rã đông sẽ có một số mùi khác lạ nguyên nhân đến từ quá trình ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại của một số loại enzyme có tên là lipase. Các phản ứng phân hủy chất béo và giải phóng axit béo xảy ra đôi làm mùi của sữa mẹ bị biến đổi. nhưng các mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú bình thường (nếu bé không từ chối bú) không ảnh hưởng nếu quy trình trữ đông sữa mẹ đúng cách.

Mẹ có thể bỏ túi vài note sau nếu bé không chịu bú như là mẹ sẽ trộn sữa đã rã đông hoàn toàn với sữa chưa cấp đông theo tỉ lệ 1:1 để giảm bớt mùi thử cho trẻ ăn, nếu trẻ vẫn không hợp tác mẹ có thể tăng tỉ lệ sữa chưa cấp đông lên, khi trẻ đã quen rồi thì mẹ có thể giảm bớt lượng sữa chưa cấp đông đi. Mẹ cần chú chú ý tuyệt đối không để hỗn hợp trộn này để cấp trữ đông trở lại.

Bên cạnh đó mẹ cũng có thể sử dụng biện pháp khử mùi trước khi trữ đông sữa mẹ là sữa mẹ sau khi được vắt ra, mẹ đun trên bếp với lửa thật nhỏ khi thấy sữa bắt đầu nổi bong bóng ở xung quanh thì mẹ tắt bếp để nguội rồi làm các bước trữ đông sữa mẹ như bình thường. Mẹ cũng cần chú ý cách khử mùi trước khi trữ đông giúp giảm mùi đồng thời cũng làm giảm đi một phần kháng thể trong sữa mẹ, mẹ nhớ không được đun sôi sữa mẹ để hạn chế việc mất dinh dưỡng.

Những sai lầm mẹ cần tránh khi rã đông sữa mẹ

Những sai lầm mẹ cần tránh khi rã đông sữa mẹ

Các mẹ cần tuân thủ các bước cũng như các nguyên tắc xử lý sữa mẹ, sữa mẹ được cho tặng rã đông để đảm bảo được dinh dưỡng trong sữa mẹ cho trẻ cũng như giúp hệ tiêu hóa của trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất. Sau đây cũng là những note mà các mẹ cần phải chú ý tránh mắc sai lầm phải trong việc rã đông sữa mẹ như sau:

  1. Đầu tiên mẹ nên tránh việc bỏ trực sữa mẹ vắt/hút được trữ đông vào nước ấm để rã đông nhanh. Việc mẹ sữa làm như vậy khiến sữa mẹ bị mất chất dinh dưỡng vì sự thay đổi nhiệt độ quá đột ngột.
  2. Điều thứ hai các mẹ cần chú ý đó là nhiệt độ của nước khi mẹ dùng rã đông sữa mẹ vắt/hút được trữ đông. Các mẹ cần tránh vì bận và muốn rã sữa mẹ vắt/hút được nhanh mà cho vào nước quá nóng, việc này làm sữa mẹ bị mất chất dinh dưỡng đồng thời mẹ cũng phải chú ý kiểm tra nhiệt độ sữa mẹ trước khi cho bé bú tránh bé bị bỏng.
  3. Điều thứ ba mẹ sữa tuyệt đối tránh là dùng lò vi sóng để rã đông sữa mẹ vắt/hút được trữ đông. Vì lò vi sóng làm mất một số chất đạm trong sữa mẹ đã vắt/hút trữ đông.
  4. Tiếp theo các mẹ cần nhớ tuyệt đối không rã đông sữa mẹ vắt/hút trữ đông nhiều vào cùng một lúc rồi dùng không hết lại cho vào tủ lạnh cho những lần sau là hoàn toàn sai. Sữa mẹ vắt/hút trữ đông khi được rã đông chỉ sử dụng trong 24 giờ và phải được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, tuyệt đối không hâm lại nhiều lần, bú không bú hết mẹ bỏ đi tuyệt đối không cấp đông trở lại.

Các mẹ ưu tiên thứ tự rã đông, hâm sữa mẹ đã được bảo quản ở thời gian lâu (vẫn trong hạn sử dụng được mẹ sữa nhé). Cần rã đông sữa mẹ vắt/hút ở ngăn mát của tủ lạnh để đảm bảo sự không xâm nhập của vi khuẩn đối với sữa mẹ (Tránh rã đông sữa mẹ vắt/hút trữ đông ở nhiệt độ phòng).

Bố mẹ sữa cần tránh việc lắc mạnh bình sữa mẹ vắt/hút trữ đông được rã đông hay thay đổi nhiệt độ đột ngột vì việc này làm một số phân tử protein bảo vệ (kháng thể) bị gãy làm mất giá trị dinh dưỡng trong sữa mẹ. Đồng thời một số loại kháng thể khác ở trong sữa mẹ như lysozyme, lactoferrin,... chỉ phát huy tuyệt đối kháng viêm hay sưng tấy niêm mạc của ruột khi mà các kháng thể đúng dạng cấu trúc phân tử. Việc tác động bên ngoài khiến các phân tử bị đứt gãy, giá trị dinh dưỡng vẫn còn những kháng thể thì bị mất bố mẹ nhé.

Hâm nóng bằng nước sôi

Bố mẹ sữa cũng cần nên tránh việc để sữa mẹ vắt/hút trong bình hâm mấy tiếng đồng hồ rồi lúc nào bé bú chỉ việc lấy cho bé bú, vì khi sữa mẹ vắt/hút ở môi trường bên ngoài sẽ bị vi khuẩn tấn công làm hỏng một số thành phần có trong sữa mẹ. Vì vậy bố mẹ hãy để sữa mẹ vắt/hút ở ngăn mát tủ lạnh đến cữ bú thì hãy lấy ra cho vào máy hâm, bé bú không hết tuyệt đối bỏ không được để lại rồi trữ đông.

Cuối cùng các mẹ tuyệt đối không dùng bếp để đun sôi sữa mẹ vắt/hút được trữ đông điều này khiến các mẹ không kiểm soát được nhiệt độ nước để rã đông sữa mẹ vắt/hút trữ đông, gây mất chất dinh dưỡng trong sữa mẹ cũng như nguy hiểm cho bé nếu mẹ không kiểm tra nhiệt độ sữa mẹ khi cho bé bú.

Lời kết

Bài viết hôm nay hy vọng sẽ tiếp thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ sữa trong hành trình sữa mẹ hoàn toàn cho bé, dinh dưỡng toàn vẹn những năm tháng đầu đời.

Chủ đề:
No items found.
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form