Trang chủ

Sống khỏe

Triệu Chứng Bệnh Trĩ Như Thế Nào? Một Số Dấu Dễ Nhận Biết

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Ngọc Hưng
3/10/2020
Sống khỏe
dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Trĩ được xem là một căn bệnh lành tính, nhưng không vì vậy mà chúng không có hại cho sức khỏe của người bệnh. Hiện nay số người mắc phải bệnh lý này rất nhiều nhưng hầu như họ đều không chủ động đến phòng khám vì ngại nói, mắc cỡ.

Bên cạnh đó cũng có vài trường hợp do không nhận biết được dấu hiệu thông thường của bệnh trĩ nên không phát hiện bệnh dẫn đến bỏ lỡ thời cơ vàng để trị liệu tốt nhất, điều đó là rất đáng tiếc. Chính vì thế, để giúp cho các bạn có được những kiến thức quan trọng về trĩ cũng như quan sát được các dấu hiệu và cách điều trị bệnh trĩ, chúng tôi đã chắt lọc thông tin qua bài viết sau.

Trĩ là căn bệnh như thế nào?

Bệnh trĩ hình thành là do các cấu trúc bên trong của hậu môn người bệnh bị biến đổi, đây là căn bệnh xuất phát từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Bệnh trĩ sẽ bắt đầu bộc phát khi hậu môn của các bạn phải thường xuyên chịu những áp lực như rặn mạnh khi đi đại tiện, mang vác vật nặng,…Tuy là tính chất của trĩ không có bất cứ mối đe dọa nào đến mạng sống con người nhưng những biến chứng mà chúng đem lại cực kỳ nguy hiểm như: nhiễm trùng, ung thư.

Trĩ là căn bệnh như thế nào?

Nguyên nhân chính khiến cho các bạn dễ mắc phải bệnh trĩ thường bắt nguồn từ những hoạt động, thói quen hàng ngày bao gồm: ngồi lâu tại một vị trí mà ít vận động, uống ít nước, ăn ít rau xanh,... Căn bệnh này sẽ phát triển qua nhiều giai đoạn, trong mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu đi kèm theo từng mức độ mà người bệnh gặp phải.

Có mấy loại bệnh trĩ thường gặp?

Người ta thường xét về vị trí mà búi trĩ bắt đầu xuất hiện mà chia chúng ra làm hai loại chính kèm theo đó là các mức độ nặng, nhẹ của bệnh trĩ.

Trĩ nội

Trĩ nội

Xuất phát từ bên trong ống hậu môn, chân búi trĩ nằm ngay phía trên đường lược. Đây là nơi không có dây thần kinh cảm giác, do đó người bị trĩ nội giai đoạn đầu nếu không có gì tác động từ bên trong sẽ không nhận ra được, bao gồm các cấp độ sau:

  • Trĩ nội cấp 1: Lúc này các tĩnh mạch bị giãn nhẹ ra, đội niêm mạc lên và lồi nhô lên thành trực tràng nhưng vì quá nhỏ và nằm sâu trong ống hậu môn nên chúng chưa gây khó khăn gì nhiều cho các bệnh nhân. 
  • Trĩ nội cấp 2: Búi trĩ bắt đầu có dấu hiệu sa xuống, lúc bình thường vẫn nằm trong hậu môn nhưng khi đi đại tiện hoặc khiêng vật nặng thì sẽ lòi ra bên ngoài, chúng có thể tự quay về vị trí cũ mà không cần người bệnh can thiệp vào.
  • Trĩ nội cấp 3: Búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn, kích thước cũng lớn hơn so với các cấp trước. Hầu như búi trĩ sẽ lòi hẳn ra ngoài hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh và cần dùng tay để ấn chúng vào lại bên trong.
  • Trĩ nội cấp độ 4: Còn được xem là giai đoạn cuối của trĩ nội, có tính chất nghiêm trọng nhất so với các cấp độ trên. Lúc này búi trĩ phình to, sa hẳn ra bên ngoài và không thể nhét lại vào trong được. 

Trĩ ngoại

Trĩ ngoại

Là tình trạng các tĩnh mạch ở phía dưới đường lược bị giãn phình và tạo nên búi trĩ. Vị trí chúng xuất hiện là ở vùng bờ hậu môn, do đó bệnh trĩ ngoại gây rất nhiều khó chịu cho những bệnh nhân mắc phải. Trĩ ngoại thường có hai giai đoạn chính:

  • Trĩ ngoại giai đoạn nhẹ: Búi trĩ còn nhỏ khá giống hạt đậu, người bệnh có thể cảm thấy như bị cộm ở vùng hậu môn. Gây cảm giác đau khi có gì tác động vào ví dụ như ngồi, nằm, di chuyển,…
  • Trĩ ngoại giai đoạn nặng: Thời điểm này búi trĩ đã hoàn toàn trưởng thành nằm ở ngay hậu môn, nếu không mau chóng tìm kiếm phương pháp chữa trị sẽ dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Những dấu hiệu thông thường của bệnh trĩ mà bạn đọc không thể bỏ qua

Không quá khó để nhận biết được rằng bản thân mình có mắc phải bệnh trĩ hay không. Các bạn chỉ cần kiên nhẫn quan sát sự thay đổi của cơ thể trong một thời gian ngắn là có thể xác định được bệnh lý này. Dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ cũng được chia làm hai loại.

Dấu hiệu của trĩ nội

Các bệnh nhân trĩ nội ở thời điểm đầu của bệnh chắc hẳn sẽ chưa nhận biết được vì đa số những triệu chứng của chúng thường khá mờ nhạt và giống với một số bệnh lý thông thường. Trĩ nội là căn bệnh không quá nghiêm trọng, có thể điều trị được mà không để lại biến chứng tiêu cực nào nên các bạn không cần phải lo lắng nhé. Một số biểu hiện của bệnh trĩ nội như:

  • Trĩ nội cấp 1: Đi đại tiện ra máu, có thể là máu dính ở giấy vệ sinh ở thời gian đầu, càng về sau càng nặng hơn, máu sẽ nhỏ giọt hoặc bắn thành tia ngay trong lúc đi ngoài. Người mắc bệnh táo bón thâm niên, kéo dài mà không có lý do.
  • Trĩ nội cấp 2: Do không được phát hiện sớm nên đã hình thành trĩ hai, ở mức này người bệnh sẽ thấy rõ hơn các dấu hiệu của chúng. Xuất hiện thêm tình trạng đau rát, khó chịu, ngứa ngáy thường xuyên ở vùng hậu môn, lượng máu chảy nhiều hơn khi đi vệ sinh.
  • Trĩ nội cấp 3: Được xem là giai đoạn phát triển nhanh nhất của trĩ nội, các dấu hiệu của trĩ ba biến chuyển nhanh chóng khiến cho bệnh nhân không trở tay kịp. Diễn biến bệnh trở nên nặng hơn, lượng máu xuất hiện có thể ít hơn nhưng bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rát hơn ngay cả khi đang ở trạng thái bình thường, không đi cầu, nguy cơ dẫn đến sa búi trĩ rất cao.
  • Trĩ nội cấp 4: Ở cấp độ này việc đi đại tiện ra máu diễn ra thường xuyên hơn, đối với trường hợp nặng còn gây chảy máu thành dòng khiến cho người bệnh dễ bị suy nhược cơ thể do mất máu. Thông thường người bệnh khi đã đạt đến trĩ bốn thì kích cỡ của búi trĩ sẽ rất lớn, thường sẽ sa ra bên ngoài và cọ sát với quần áo gây ra đau đớn liên tục. 

Dấu hiệu của trĩ ngoại

Đối với trĩ ngoại thì mức độ gây sát thương cao hơn rất nhiều lần so với trĩ nội, mang lại cho những người bệnh trĩ những cơn đau quằn quại, không thể kiểm soát được. Ở trĩ ngoại xung quanh vị trí mọc búi trĩ có rất nhiều dây thần kinh cảm giác, chính vì vậy chúng sẽ làm cho các bệnh nhân dễ mẫn cảm hơn đối với những cơn đau. Có thể thấy rằng trĩ ngoại và trĩ nội có rất nhiều điểm khác nhau nhưng suy cho cùng biểu hiện thường khá tương đồng. Sau đây là một số dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại:

  • Trĩ ngoại giai đoạn nhẹ: Viền hậu môn có dấu hiệu sưng tấy đỏ, sờ vào khá giống những bọng máu, có hiện tượng đau rát, khó chịu. Búi trĩ ngày càng sưng phồng lên theo thời gian, thậm chí là xuất huyết trong quá trình đi vệ sinh. 
  • Trĩ ngoại giai đoạn nặng: Vùng hậu môn thường xuyên ẩm ướt do tiết ra một chất dịch nhầy có mùi hôi rất khó chịu, nếu không vệ sinh sạch sẽ thì dễ dẫn đến một số bệnh viêm nhiễm khác. Việc xuất huyết trong lúc đi đại tiện xuất hiện với tần suất dày đặc hơn và lượng máu tiết ra cũng nhiều hơn. Các tĩnh mạch bị tắc nghẽn đồng thời làm cho kích cỡ của búi trĩ tăng lên gấp hai hoặc gấp ba so với trước kia. Nếu người bệnh là phụ nữ nên nhanh chóng tìm cách điều trị vì trong giai đoạn này rất dễ gây ra tình trạng viêm vùng phụ khoa, rất nguy hiểm.

Các phương pháp điều trị dứt điểm bệnh trĩ 

Bệnh là phải chữa cũng như đói là phải ăn, vì thế các bạn không nên giữ tâm lý là ngại ngùng hay mắc cỡ vì bệnh trĩ là một căn bệnh quá ư là khó nói. Mau chóng tìm kiếm những giải pháp điều trị hiệu quả để giúp bệnh tình của bản thân được cải thiện tốt hơn là việc ưu tiên mà người bệnh trĩ cần phải làm ngay khi nhận biết được một số dấu hiệu của chúng. Chúng tôi sẽ cùng các bạn tham khảo những phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả dưới đây để giúp các bạn tìm ra lựa chọn đúng đắn cho mình nhé.

Phương pháp điều trị trĩ nội

Trĩ nội ở những cấp độ đầu cũng rất dễ điều trị, chỉ cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ sớm khỏi bệnh. Với những trường hợp ở cấp độ cao hơn thì các bạn cũng đừng nên quá lo lắng vì ngoài nghe theo bác sĩ các bạn chỉ cần loại bỏ các thói quen sinh hoạt không tốt của bản thân như: ít ăn rau, ngồi lâu trên bồn cầu,… thì cũng không có vấn đề gì trong quá trình điều trị. 

  • Sử dụng các loại thuốc tây và đông y: Có nhiều rất nhiều sự lựa chọn cho các bạn từ thuốc uống, thuốc bôi đến thuốc đặt hậu môn. Hạn chế của phương pháp này đó là có tác dụng đối với những trường hợp bị trĩ nhẹ, còn những người mắc trĩ ba và trĩ bốn thì chỉ có thể làm giảm triệu chứng mà không thể hết hoàn toàn.
  • Tiêm gây xơ búi trĩ: Giúp làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ để ức chế các tình trạng xuất huyết mỗi khi đi đại tiện. Thông thường phương pháp này được áp dụng đối với những bệnh nhân trĩ một và trĩ hai.
  • Cắt trĩ bằng phương pháp Longo: Người bệnh được cắt trĩ và khâu nhờ vào một chiếc máy hoàn toàn tự động, giúp cho búi trĩ teo dần và nhỏ lại. Longo có khả năng tiêu diệt được mọi loại trĩ nhưng khuyết điểm của chúng là gây khá nhiều đau đớn cho người sử dụng và cần phải kỹ lưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Quang đông hồng ngoại: Thủ thuật này được rất nhiều người bệnh trĩ lựa chọn, chúng dùng sức nóng của tia hồng ngoại khiến cho các mô xung quanh hậu môn bị đông lại và tạo thành sẹo xơ, làm suy giảm lượng máu lưu thông đến búi trĩ, giúp búi trĩ cố định lại trong ống hậu môn. Loại hình điều trị trĩ này sẽ không gây đau mà còn đem lại kết quả như mong muốn nhưng giá thành sử dụng khá cao và phải thực hiện khá nhiều lần.
  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Bác sĩ sẽ lồng vào chân búi trĩ của các bạn một vòng cao su để thắt nghẹt chúng lại ngăn không cho máu lưu thông đến nuôi búi trĩ. Thiếu máu búi trĩ sẽ tự động rụng đi sau vài ngày, được sử dụng cho những người bệnh trĩ ở cấp độ một và cấp độ hai.
  • Điều trị trĩ bằng kỹ thuật PPH: Còn được gọi là kỹ thuật thắt niêm mạc trực tràng, lúc này các bác sĩ sẽ sử dụng máy kẹp PPH để tiến hành cắt vành đai niêm mạc giúp cho búi trĩ đã sa xuống trở về vị trí ban đầu. Tiếp theo sẽ ngăn cản búi trĩ tiếp nhận máu từ các mạch máu làm cho búi trĩ teo dần lại và biến mất. Ưu điểm của phương pháp này đó là thời gian điều trị rất ngắn chỉ từ 15-20 phút, không gây đau, không cần nằm viện. Hiệu quả cực kỳ cao với hơn 95% chắc chắn khỏi bệnh và không tái phát lại.

Phương pháp điều trị trĩ ngoại

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị trĩ ngoại khác nhau, từ dân gian đến hiện đại đều có hiệu quả rất tốt, nhưng vẫn còn tùy thuộc vào tình trạng trĩ của bạn là nặng hay nhẹ. Các bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn phương pháp nào thích hợp với bản thân, tốt nhất là nên tìm đến bác sĩ để có được những chỉ dẫn tốt nhất. 

  • Sử dụng thuốc đông y: Điển hình nhất phải nhắc đến đó là trị trĩ ngoại bằng rau diếp cá, đây được coi là phương pháp dân gian được nhiều người dùng nhất. Vì trong lá diếp cá có tinh chất kháng khuẩn rất cao nên các bạn có thể xay chúng ra làm nước ép uống mỗi ngày hoặc giã nhuyễn đắp lên búi trĩ sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Giúp ức chế được sự phát triển của kích thước búi trĩ và hỗ trợ rất nhiều trong suốt quá trình điều trị trĩ ngoại. 
  • Sử dụng thuốc tây y: Giống với trĩ nội, trĩ ngoại cũng có thể sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt theo chỉ định mà bác sĩ đã kê đơn. Nhưng không khuyến khích sử dụng phương pháp này đối với những bệnh nhân trong giai đoạn trĩ nặng.
  • Áp lạnh: Phương pháp này dùng nitơ hóa lỏng tác động lên búi trĩ làm cho chúng đông lại, dần dần búi trĩ xơ hóa, hoại tử, teo lại và biến mất trong thời gian từ 6-8 tuần.
  • Điều trị trĩ bằng kỹ thuật HCPT: Áp dụng sóng điện cao tần để làm hóa đông các mạch máu tiếp xúc búi trĩ, dùng dao điện cắt bỏ búi trĩ và phục hồi các vết thương xung quanh mà không gây đau và ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

Các câu hỏi liên quan đến bệnh trĩ được quan tâm nhiều nhất

Sau đây là một vài câu hỏi về trĩ mà các bạn cần phải biết.

Có thể tự điều trị trĩ tại nhà được không?

Điều trước hết bạn cần thực hiện đó là nên đến phòng khám gặp bác sĩ để xét nghiệm mình bị trĩ gì và đang ở mức độ nào, nếu tính chất nhẹ thì chắc hẳn bác sĩ cũng sẽ hỗ trợ những phương pháp để bạn có thể tự điều trị ngay tại nhà mà không cần phải nằm viện.

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn thường xuyên có bị trĩ hay không?

Theo các chuyên gia giới tính, quan hệ tình dục qua đường hậu môn sẽ không gây bệnh trĩ đối với người hoàn toàn chưa mắc bệnh. Tuy nhiên, đối với người đã có dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ thì việc làm trên sẽ kích thích chúng và tạo điều kiện cho các triệu chứng diễn ra nghiêm trọng hơn.

Sau khi cắt búi trĩ bệnh trĩ có tái phát lại hay không?

Búi trĩ sẽ được trị dứt điểm hòa toàn khi trong suốt quá trình điều trị các bạn tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống lành mạnh, chỉnh sửa lại các thói quen xấu hàng ngày ảnh hưởng đến bệnh trĩ. Có một số trường hợp đã cắt trĩ nhưng lại tái phát trong một thời gian sau đó thì lý do chính đó là bệnh nhân chủ quan trong việc phòng ngừa bệnh trĩ trở lại. Tâm lý chung của họ thường là đã trị khỏi thì sẽ có thể sử dụng trở lại những thực phẩm cay nóng, không lành mạnh, chính vì thế bệnh trĩ mới tái phát.

Nên hay không nên sử dụng thuốc đông y?

Thuốc đông y là phương pháp dân gian được sử dụng từ rất lâu, người ta thấy được hiệu quả của chúng mang lại nên mới lưu truyền về sau. Nhưng chúng chỉ phát huy hết công dụng của mình đối với những trường hợp trĩ ở mức độ nhẹ, không có khả năng loại bỏ hoàn toàn các búi trĩ lớn, viêm nhiễm.

Lời kết

Các bạn nên chú trọng vào việc quan tâm những thay đổi trên cơ thể của mình hơn để nhận biết được càng sớm càng tốt những dấu hiệu của bệnh trĩ. Như đã thấy, những dấu hiệu của bệnh trĩ ở các giai đoạn đầu khá mờ nhạt và còn giống với một vài căn bệnh thông thường, do đó phải quan sát thật kỹ mới có thể nhận ra. Và, nếu có bệnh hãy bình tĩnh mà tìm nơi chữa trị có uy tín để nhận được phương pháp trị bệnh hợp lý, nhấn mạnh lần nữa là các bạn không nên giấu bệnh nhé. Chia sẻ đến đây có lẽ các bạn cũng đã phần nào nắm được những thông tin cần thiết của bệnh trĩ, chúc các bạn thành công trong công cuộc đẩy lùi bệnh trĩ ra khỏi cuộc sống.

Chủ đề:
Trịnh Huỳnh ThôngTrịnh Huỳnh Thông
Với đam mê về lĩnh vực y tế - sức khỏe nên tôi theo học và tốt nghiệp tại trường Đại học Y Hà Nội. Là người thích viết lách nên tôi mong muốn đem lại kiến thức bổ ích cho người đọc qua những bài viết của mình.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form