Trang chủ

Mẹ & Bé

Cách chữa ho có đờm và sổ mũi ở trẻ sơ sinh không cần thuốc

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
3/10/2020
Mẹ & Bé
trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi là tình trạng rất phổ biến, nhất là vào thời điểm giao mùa. Đối với trẻ sơ sinh, dùng thuốc trị ho tuỳ tiện sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hại. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách điều trị ho có đờm và sổ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, dứt điểm. 

Trẻ ho có đờm là gì?

Ho thực chất là một phản xạ sinh lý có lợi cho cơ thể. Phản xạ này xảy ra khi các tác nhân gây hại xâm nhập và kích thích đường hô hấp. Lúc này, các cơ ngực và cơ bụng sẽ co lại và đẩy chất dịch nhầy hay còn gọi là đờm ra ngoài nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại.

Nhưng ở trẻ nhỏ, khi các chức năng của cơ thể trẻ còn yêu ớt nên không thể đẩy chất đờm chứa vi khuẩn không tốt ra ngoài được triệt để. Nên xảy ra tình trạng tồn đọng dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp, suy giảm sức đề kháng.

Trẻ em nước ta thường hay mắc phải những loại ho có đờm như: Ho có đờm kèm sổ mũi, bé ho có đờm thở khò khè, ho có đờm không sốt.

Trước khi tìm hiểu cách điều trị ho, mẹ nên tìm hiểu rõ về tình trạng ho có đờm và những loại ho có đờm thường gặp. Bởi ho kèm theo triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm.

Các loại ho có đờm thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi, trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho là tình trạng rất phổ biến khi thời tiết thất thường. Trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, ho kéo dài sẽ biếng ăn, mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu...

Theo các bác sĩ, trẻ ho có đờm sổ mũi là do bị mắc bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, bệnh về phổi, cảm cúm. Những triệu chứng này thường xuất hiện phổ biến từ cuối tháng 12 cho đến hết mùa hè năm sau.

Trẻ ho có đờm thở khò khè

Bé ho có đờm thở khò khè là do đường hô hấp bị tắc nghẽn. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản. Trẻ sơ sinh ho có đờm thở khò khè thường xuất phát từ nguyên nhân viêm tiểu phế quản.

Tình trạng trẻ sơ sinh ho có đờm thở khò khè kéo dài cũng có thể là do dị tật bẩm sinh, có dị vật mắc trong đường thở, phế quản bị chèn ép, lao hoặc phù phổi.

Trẻ ho có đờm thở khò khè là do đường hô hấp bị tắc nghẽn
Trẻ ho có đờm thở khò khè là do đường hô hấp bị tắc nghẽn

Trẻ ho có đờm không sốt

Ho có đờm kèm theo sốt là dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra dẫn đến cảm lạnh, cảm cúm. 

Còn ho có đờm không sốt là phản ứng của cơ thể nhằm tống chất nhầy và dị vật trong cổ họng ra bên ngoài. Ngoài ra, trẻ ho nhiều không sốt còn xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

  • Hen phế quản
  • Ho gà
  • Trào ngược dạ dày
  • Dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết
  • Môi trường ô nhiễm
  • Nhiễm lạnh
  • Viêm xoang...

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi do một số nguyên nhân chính sau:

- Trẻ sơ sinh bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản...

- Sức đề kháng của trẻ còn yếu do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công và gây bệnh.

- Một số yếu tố khác từ môi trường như:

  • Khói bụi, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá...
  • Mẹ ở cữ xông hơi bằng than tổ ong, than củi.
  • Trẻ bị dị ứng với phấn hoa, nấm mốc, lông vật nuôi trong nhà như chó, mèo...
  • Thời tiết thay đổi đột ngột.
Trẻ ho có đờm sổ mũi chủ yếu do vi khuẩn, virus gây ra
Trẻ ho có đờm sổ mũi chủ yếu do vi khuẩn, virus gây ra

Cách chữa ho có đờm và sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi, mẹ đừng vội vàng tự ý cho con sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt được virus mà còn gây một số tác dụng phụ rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. 

Trong những tháng đầu đời, trẻ thường lặp đi lặp lại các vấn đề về hô hấp. Mẹ có thể chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh và chứng sổ mũi cho bé bằng các cách đơn giản, an toàn dưới đây.

Mẹ cần lưu ý, nếu tình trạng ho có đờm và sổ mũi ở trẻ sơ sinh kéo dài hơn 1 tuần kèm theo các triệu chứng khác thì cần đưa trẻ đi khám ngay để được bác sĩ điều trị.

Có thể mẹ quan tâm: cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi

Các cách chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh

Các bài thuốc dân gian chữa ho đờm hiệu quả

Dưới đây là những bài thuốc chữa ho đờm từ thiên nhiên, an toàn với trẻ sơ sinh:

Quất chưng đường phèn
  • Quất chưng đường phèn là bài thuốc chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả, được lưu truyền trong dân gian khá lâu đời.
  • Cách chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản như sau: cắt 2 trái quất xanh thành nhiều miếng nhỏ, bỏ hạt. Sau đó cho thêm một chút đường phèn vào hấp cách thuỷ 15-20 phút. Để hỗn hợp nguội rồi cho bé uống. Mỗi lần dùng 1 muỗng cà phê, mỗi ngày 3 lần.
Các bài thuốc dân gian giúp trị ho đờm cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Các bài thuốc dân gian giúp trị ho đờm cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Chanh đào
  • Có rất nhiều cách chữa ho với quả chanh đào như chanh đào ngâm mật ong, chanh đào ngâm muối, chanh đào hấp đường phèn... Với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên áp dụng cách chưng chanh đào với đường phèn.
  • Cách thực hiện: Chanh đào đem rửa sạch, cắt thành từng miếng mỏng rồi cho vào chén cùng chút đường phèn. Sau đó hấp cách thuỷ chanh đào đường phèn trong 15-20. Mỗi ngày mẹ cho trẻ uống 3 lần, mỗi lần nên dùng 1 thìa cà phê.
Củ nén
  • Củ nén hay còn được gọi với tên khác là củ hành tăm. Củ nén cùng họ với tỏi, là loại gia vị rất phổ biến của người miền Trung. Một số tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, loại củ này có tính kháng sinh, sát trùng đường hô hấp, giảm cảm cúm, ho và viêm họng.
  • Cách thực hiện: Lấy 10 củ nén rửa sạch, giã nhuyễn rồi hấp cách thuỷ với đường phèn và rượu trắng. Đun hỗn hợp đến khi cô đặc được 4-5 muống canh thì để nguội rồi cho bé uống. 

Vỗ rung long đờm cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh những bài thuốc dân gian, mẹ có thể áp dụng phương pháp vỗ rung để loại bỏ đờm cho bé. Trẻ sơ sinh bị đờm được áp dụng phương pháp này vừa giúp long đờm vừa khiến cho tuần hoàn máu trong phổi lưu thông tốt hơn. Cách thực hiện như sau:

  • Đặt trẻ nằm nghiêng trên giường cứng sao cho mông cao hơn đầu. Khum bàn tay lại, chụm tất cả các ngón sát vào nhau rồi vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Cần lưu ý: khum bàn tay lại khi vỗ lưng trẻ, tuyệt đối không xoè cả bàn tay vỗ vào lưng con.
  • Dùng lực vừa phải vỗ vào lưng trẻ theo hướng từ phổi lên cổ. Cách vỗ này sẽ làm cho đờm long ra và di chuyển theo hướng vỗ ra ngoài cơ thể. Lưu ý cần vỗ đúng hướng, nếu vỗ vòng tròn, đờm sẽ đi lòng vòng, không thoát ra ngoài được.
  • Vỗ liên tục trong 3 phút, mỗi ngày thực hiện 2-3 lần. Sau đó quan sát, nếu thấy đờm trong cổ họng, lấy gạc lưỡi móc đờm ra cho trẻ một cách nhẹ nhàng. 
  • Lưu ý: Thời điểm tốt nhất để vỗ rung long đờm cho trẻ là vào sáng sớm. Bởi qua một đêm, lượng đờm được tạo ra và ứ đọng lại nhiều. Đồng thời, lúc này bé cũng chưa ăn gì nên tránh được tình trạng nôn trớ thức ăn. Nếu thấy trẻ có đờm trong mũi họng, mẹ nên làm sạch đờm trước khi vỗ rung long đờm cho con.
Vỗ rung giúp làm long đờm hiệu quả cho trẻ sơ sinh
Vỗ rung giúp làm long đờm hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Tăng cữ bú cho trẻ

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mẹ cần tăng cữ bú cho con. Nước có trong sữa sẽ giúp làm loãng đờm nhanh chóng hơn. Nếu trẻ trên 6 tháng thì mẹ có thể cho con uống thêm nhiều nước, cũng là cách làm loãng đờm rất tốt.

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Sổ mũi là tình trạng thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng "thò lò nước mũi" ở trẻ chính là virus gây cảm lạnh. Ngoài ra, trẻ bị sổ mũi có thể là do bị dị ứng hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. 

Trung bình mỗi năm, trẻ có thể bị sổ mũi từ 10-12 lần. Mỗi đợt sẽ kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày. Vì vậy, mẹ cần thuộc nằm lòng các cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh rất dễ áp dụng dưới đây nhé!

Dùng nước muối sinh lý

Mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho con ngày 1-2 lần. Trường hợp nước mũi nhiều và đặc, mẹ cần dùng dụng cụ hút mũi, nhẹ nhàng hút hai bên cánh mũi để tránh niêm mạc mũi bị tổn thương. Cách làm này vừa giúp tống dịch mũi ra ngoài vừa có tác dụng diệt vi khuẩn rất tốt.

Dùng dầu ô-liu

Mẹ chỉ cần lấy một chút dầu ô liu rồi bôi vào phần mềm trong lỗ mũi của bé. Dầu ô liu sẽ giúp niêm mạc khoẻ mạnh hơn, dễ dàng đẩy vi khuẩn ra ngoài và nhanh chóng hết sổ mũi.

Dùng sữa mẹ

Một cách trị sổ mũi cho trẻ đơn giản nữa là mẹ có thể nhỏ trực tiếp sữa mẹ vào mũi trẻ. Mẹ nên nhỏ khi trẻ đang ngủ, mỗi ngày thực hiện 2-3 lần. Với cách này, có thể thấy được hiệu quả sau 4-5 ngày.

Dùng trà gừng loãng

Trẻ có thể bị chướng bụng nếu nước mũi chảy xuống họng. Lúc này, mẹ nên pha một chút bột gừng với nước rồi cho trẻ uống, sẽ giúp bụng trẻ dễ chịu ngay. Với trẻ đã trên một tuổi, mẹ nên thêm một chút mật ong vào để bé thấy dễ uống hơn.

Trường hợp trẻ ho có đờm, sổ mũi kèm theo sốt từ 38 độ trở lên, mẹ cần cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ vẫn khó chịu, bỏ ăn uống, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay.

Trẻ sơ sinh ho có đờm kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm về hô hấp. Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đi khám sớm nhằm điều trị kịp thời trước khi bệnh diễn biến xấu.

Cách chăm sóc trẻ bị ho có đờm sổ mũi 

Chăm sóc đúng cách sẽ giúp con đẩy lùi đẩy lùi ho đờm sổ mũi nhanh hơn và hiệu quả hơn. Dưới đây là những điều mẹ cần lưu ý trong cách chăm sóc bé bị ho đờm sổ mũi.

Bé bị ho sổ mũi nên ăn gì?

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ vẫn đang bú mẹ

Nếu trẻ còn bú mẹ, mẹ hãy cho trẻ bú thường xuyên hơn. Bởi trong sữa có chứa rất nhiều kháng thể tự nhiên giúp con tăng cường miễn dịch, chống lại các tác nhân gây ho, đẩy lùi bệnh tật.

Đồng thời, sữa mẹ cũng giúp làm tan đờm nhanh chóng, hạn chế những cơn ho kéo dài.  Với câu hỏi "bé bị ho sổ mũi nên ăn gì" thì cách đơn giản nhất là tận dụng sữa mẹ.

Bú mẹ giúp đẩy lùi cơn ho và long đờm cho trẻ rất tốt
Bú mẹ giúp đẩy lùi cơn ho và long đờm cho trẻ rất tốt

Đối với trẻ lớn hơn

Đối với trẻ lớn hơn, mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu, mềm lỏng, nhiều nước mà vẫn giàu dinh dưỡng như cháo, súp, sữa... 

Dinh dưỡng hàng ngày của trẻ cần đảm bảo 4 nhóm gồm: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Mẹ cần ưu tiên chế biến những món ăn phù hợp với khẩu vị của trẻ để kích thích con ăn ngon miệng hơn.

Bên cạnh đó cần tăng cường cho trẻ uống nhiều nước, khuyến khích trẻ ăn thêm hoặc uống nước ép các loại rau củ giàu vitamin C như bưởi, cam, nho, chuối, táo... 

Đặc biệt tránh cho trẻ ăn đồ lạnh, đồ ngọt, thức ăn chiên rán. Các loại thức ăn này sẽ khiến cơn ho của trẻ kéo dài hơn.

Trẻ sơ sinh bị ho cần chăm sóc thế nào?

Khi trẻ bị ho sổ mũi, mẹ nên áp dụng các cách chăm sóc dưới đây để giảm bớt triệu chứng ho cho bé:

Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt

Như đã đề cập ở trên, sữa mẹ chính là liều thuốc hữu hiệu giúp đờm tan nhanh và là nguồn kháng sinh tự nhiên tuyệt vời giúp trẻ đẩy lùi bệnh tật.

Vệ sinh mũi cho trẻ

Vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và đẩy dịch nhầy có trong mũi ra ngoài nhanh hơn.

Vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn

Massage gan bàn chân 

Massage gan bàn chân bằng tinh dầu tràm hoặc tinh dầu bạc hà sẽ giúp giữ ấm bàn chân, làm giảm triệu chứng ho ở trẻ.

Làm ẩm không khí

Không khí quá khô sẽ làm trẻ ho nhiều hơn. Vào những ngày thời tiết quá hanh khô, mẹ nên đặt máy phun sương trong phòng ngủ để làm ẩm không khí. Cách này sẽ làm giảm quá trình tiết dịch nhầy khiến cho mũi thông thoáng hơn.

Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ

Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Câu trả lời là không cần kiêng tắm khi trẻ bị ho sổ mũi. Mẹ vẫn cần vệ sinh cơ thể cho trẻ bình thường theo nguyên tắc sau:

Tắm ở nơi ấm áp, kín gió với nước vừa đủ ấm. Tắm từng phần, không nên cởi toàn bộ quần áo trẻ ra để tắm toàn thân cùng lúc. Tắm đến đâu, mẹ lau khô và quấn khăn mềm đến đó.

Cách phòng tránh ho có đờm sổ mũi

Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời

Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, nếu được bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm trùng hơn nhờ các kháng thể tự nhiên có trong sữa mẹ. Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất yếu. Nếu không được tăng cường miễn dịch tự nhiên từ sữa mẹ, bé sẽ rất dễ bị ốm vặt, đặc biệt là gặp phải các vấn đề về hô hấp, tiêu hoá.

Vì vậy, cách phòng tránh ho tốt nhất là hãy cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi.

Hạn chế đưa trẻ tới nơi đông người

Những nơi tụ tập đông người tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, mẹ nên hạn chế đưa trẻ sơ sinh đến những nơi đông người để tránh virus, vi khuẩn gây bệnh từ người khác.

Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ

Tiêm phòng đầy đủ là cách an toàn nhất để bảo vệ bé khỏi sự lây lan của dịch bệnh.

Chăm sóc tốt cho trẻ vào lúc giao mùa

Do sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu, nên mỗi khi thời tiết thay đổi, bé dễ bị ho do các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh. Bởi vậy, vào thời điểm giao mùa, mẹ cần lưu ý theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho bé cẩn thận hơn.

Luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là biện pháp đơn giản nhất giúp trẻ tránh được các loại virus và vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là trong giai đoạn trẻ đang tập bò, tập đi, mẹ cần vệ sinh tay chân cho trẻ thường xuyên. Vệ sinh mũi, họng, nướu lợi tốt cũng là cách hữu hiệu hạn chế nhiễm trùng đường hô hấp.

Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ cho trẻ

Các chất độc hại, bụi bẩn trong môi trường chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh và dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ do sức đề kháng yếu. Từ đó khiến trẻ bị ho thường xuyên. Vì vậy, mẹ cần thường xuyên lau chùi nơi ở sạch sẽ, đặc biệt là những món đồ chơi mà bé thường xuyên tiếp xúc.

Nếu trong gia đình có người hút thuốc, cần hút ở bên ngoài, tránh xa nơi sinh hoạt của trẻ để tránh tình trạng trẻ hít phải khói thuốc. Trường hợp thành viên trong gia đình bị bệnh thì nên cách ly người đó với trẻ, tránh gần gũi hay có các cử chỉ âu yếm trẻ.

Hy vọng, bài viết đã giúp cha mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao? Bên cạnh các cách chữa ho cho trẻ sơ sinh, mẹ cũng đừng quên những hướng dẫn chăm sóc và phòng tránh ho có đờm sổ mũi cho con. Việc phòng tránh hiệu quả sẽ giúp bé luôn khỏe mạnh và cha mẹ không còn "mất ăn mất ngủ" khi bé bị ho nữa.

Xem thêm:

Chủ đề:
Trịnh Huỳnh ThôngTrịnh Huỳnh Thông
Với đam mê về lĩnh vực y tế - sức khỏe nên tôi theo học và tốt nghiệp tại trường Đại học Y Hà Nội. Là người thích viết lách nên tôi mong muốn đem lại kiến thức bổ ích cho người đọc qua những bài viết của mình.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form