Bé Bú Bình Hay Nhai: Cách Giúp Con Bỏ Thói Xấu Này
Bé bú bình hay nhai là vấn đề đau đầu của nhiều mẹ trẻ. Dưới đây là nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả tình trạng này. Mẹ hãy bỏ túi và áp dụng để bé yêu sớm “say no” thói xấu này nha.
Nguyên nhân không ngờ khiến bé bú bình hay nhai
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng và kháng thể dồi dào cho bé. Tuy nhiên một số trường hợp như trẻ sinh non, lượng đường trong máu thấp hoặc mẹ chưa kịp sản sinh ra sữa buộc con phải bú bình. Việc quen sữa mẹ có thể khiến trẻ nhất quyết không chịu bú bình. Bé có thể nhai hoặc ngậm đầu ti vì những lý do như:
Bé đang mọc răng
Nguyên nhân đầu tiên khiến bé bú bình hay nhai là do con mọc răng. Theo các chuyên gia, giai đoạn 6-8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Lúc này con rất ngứa lợi nên thường có xu hướng nhai và cắn phá vật thể lạ trong khoảng cách cho phép. Núm ti lúc này chính là vật dụng “ưa thích” của bé.
Nếu bé nhai khi bú bình, mẹ hãy thử kiểm tra xem “mầm” răng của bé đã xuất hiện chưa nha.
Bú bình sai cách
Bú sai cách cũng là nguyên nhân khiến bé hay nhai. Việc mẹ cho bé bú sai tư thế sẽ khiến con ngậm núm vú chưa chuẩn. Tạo cảm giác khó chịu, không được thoải mái như ngậm vú mẹ. Đó là lý do vì sao bé hay cắn núm bình, thậm chí là giãy khóc khi đến bữa.
Chuyển từ bú mẹ sang bú bình
Quá trình chuyển đổi từ bú mẹ sang bú bình có thể khiến bé xuất hiện thói xấu như ngậm và cắn ti giả. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết, núm ti bình sữa dù cao cấp đến mấy cũng không mềm mại và thân thuộc như bầu sữa mẹ. Vì vậy khi nhận thấy sự khác biệt, bé có thể bỏ bú và chỉ thích nhai núm bình sữa.
Do sữa không hợp miệng
Bé nhai núm bình sữa còn là do con đã quen với sữa mẹ nên chưa kịp thích ứng với sữa bột. Đôi khi việc sữa có vấn đề như hết hạn, nhiễm mùi cũng có thể khiến bé từ chối hấp thu.
Một số bé thường không thích mùi vani hay đường tinh chế nên mẹ hãy lựa chọn loại sữa nào có mùi vị gần sống sữa mẹ nhất.
Bé đang quá đói hoặc quá no
Bé thường thích bú khi mệt hoặc đói. Tuy nhiên khi đã quá đói, bé sẽ trở nên cáu gắt, quấy khóc thường xuyên. Lúc này con sẽ không còn ngoan ngoãn bú bình mà hay nhai núm vú để thỏa mãn sự khó chịu. Ngược lại trong trường hợp đã quá no, bé sẽ có xu hướng không bú mà chỉ thích ngậm và cắn núm ti.
Núm bình sữa khó bú
Núm bình thô, cứng cũng là nguyên nhân khiến bé hay nhai. Nhiều bé không chịu bú bình khi nhận thấy núm vú cứng. Trong khi việc ti mẹ lại mềm mại và dễ chịu hơn nhiều.
Ngoài ra việc sử dụng núm vú có lỗ nhỏ, sữa ra nhỏ giọt cũng khiến bé gặp khó khăn khi ti. Sữa ra ít khiến con cảm thấy chán nản, khó chịu và ghét bú bình. Do đó con sẽ tìm cái nhai, cắn, để núm vú to hơn.
Tham khảo thêm:
- 【Cảnh Báo】Hiện Tượng Trẻ Sơ Sinh Biếng Ăn Ngủ Nhiều
- Con Không Chịu Bú Mẹ Thì Phải Làm Sao Để Khắc Phục?
- Trẻ Sơ Sinh Biếng Bú Chậm Tăng Cân Phải Làm Sao?
Mẹo hay giúp trẻ bú bình thành thạo như bú mẹ
Bé không chịu bú bình khiến mẹ dở khóc, dở cười vì không biết làm sao để khắc phục. Đừng lo mẹ nhé, mẹo hay cho mẹ đây rồi. Hãy tham khảo và thử áp dụng những gợi ý sau, biết đâu có thể giúp bé tạm biệt thói xấu này.
Massage giảm ngứa vùng lợi
Trong thời gian mọc răng mẹ hãy massage vùng lợi để giảm ngứa cho con. Nhớ massage cả lợi trên và dưới để bé cảm thấy thoải mái từ đó hạn chế cắn bình.
- Massage lợi trên: Đặt 2 ngón tay cái cạnh nhau trên môi của bé. Sau đó massage nhẹ nhàng, vừa ấn vừa xoa theo đường tròn nhỏ. Chú ý thực hiện động tác này thật nhẹ để tránh làm tổn thương con.
- Massage lợi dưới: Động tác tương tự như ở lợi trên, lặp đi lặp lại cho đến khi bé cảm thấy dễ chịu.
Ngoài ra mẹ cũng có thể massage toàn thân, giúp cơ thể bé tiết ra hoocmon tích cực dopamine có khả năng cải thiện tâm trạng, giúp bé yêu dễ chịu khi mọc răng.
Cho bé bú bình đúng tư thế
Bé bú bình hay nhai một phần là do sai tư thế. Vì vậy để cải thiện tình trạng này mẹ hãy bỏ túi 3 tư thế “vàng” dưới đây.
- Bế bé một bên: Tư thế này giúp con ti sữa vừa miệng, khắc phục tình trạng sữa chảy chậm.Theo đó mẹ chỉ cần vòng tay bế bé, để phần đầu dựa vào cánh tay, bàn tay ôm lấy phía dưới của bé. Tay còn lại cầm bình sữa, nghiêng một góc 45 độ để bé uống từ từ.
- Để bé ngồi tựa vào lòng: Nếu bé nhai và nôn trớ khi bú bình mẹ hãy đổi sang tư thế ngồi này. Cho con ngồi vào lòng, tựa lưng vào mẹ, phần đầu tựa thẳng vào ngực hoặc chếch sang một bên, từ từ bú bình.
- Cho bé ngồi tự lên đùi: Mẹ ngồi tựa lưng, co hai chân. Để bé lên trên đùi mặt hướng về mẹ. Ở tư thế này, bé có thể nhìn thấy và cảm nhận được cử chỉ âu yếm của mẹ, giúp con an tâm và ti sữa hơn.
Theo các chuyên gia, dù bé ti bình bằng tư thế nào mẹ cũng không nên dốc thẳng bình sữa, tránh tình trạng sặc hoặc nôn.
Chọn núm bình phù hợp với bé
Bé bú bình hay nhai có thể là do con đang kén chọn núm vú. Vì vậy lời khuyên lúc này cho mẹ là hãy thử đổi núm ti với chất liệu hoặc kích thước phù hợp. Cụ thể với bé dưới 3 tháng tuổi, mẹ nên lựa chọn chất liệu cao su mềm mại. Lúc này lực mút của bé còn yếu. Việc sử dụng núm vú cứng có thể khiến con mỏi miệng và chán bú. Ngoài ra núm ti mềm mại sẽ đem đến cho bé cảm giác quen thuộc như ti của mẹ.
Với bé trên 3 tháng tuổi, silicone là lựa chọn tốt nhất. Vì nó có độ mềm vừa phải, phù hợp với khả năng vận động cơ hàm. Đặc biệt chất liệu này còn có độ bền rất cao, hạn chế tình trạng bé cắn rách núm bú.
Xác định thời gian các cữ bú
Đảm bảo thời gian giữa các cữ bú là cách giúp mẹ khắc phục tình trạng bú bình hay nhai. Theo các chuyên gia, khi bé hơi đói là thời điểm vàng để con bắt đầu bú bình. Mẹ đừng để trẻ quá đói hoặc quá no. Vì thời điểm này bé sẽ từ chối bú bình.
Cụ thể khoảng cách giữa các cữ bú của trẻ như sau:
- 2 tuần tuổi: 3-4h/ lần.
- 1-6 tháng: 4-6h/ lần.
- 6-9 tháng: 3-4h/ lần.
- 9-12 tháng: 6-8h/ lần.
Sử dụng kỹ thuật phản xạ bú tự nhiên cho bé
Bé bú bình hay nhai mẹ có thể áp dụng một số kỹ thuật dưới đây để bé hình thành phản xạ bú tự nhiên. Cụ thể:
- Lấy tay chạm nhẹ vào môi của bé hoặc núm vú của bình sữa.
- Cuộn núm vú vào miệng của bé.
- Ấn núm vú vào lưỡi của bé.
Mẹ đừng lo nếu như ban đầu bé không làm được. Bởi thông thường sau vài lần áp dụng, trẻ sẽ có thời gian làm quen và thích ứng. Lúc này mẹ chỉ cần kiên trì là con sẽ ti được ngay.
Hạn chế âm thành ồn ào tác động đến bé
Trẻ nhỏ luôn nhìn thế giới xung quanh bằng ánh mắt tò mò, háo hức. Vì vậy con có thể phân tâm bởi những điều khác biệt bên ngoài. Một chút âm thanh hoặc chuyển động nhỏ cũng có thể khiến bé lơ là việc bú, chỉ thích nhai.
Vì vậy khi bé ti bình, mẹ hãy đảm bảo cho con không gian yên tĩnh, tránh ảnh hưởng bởi tiếng ồn và những đồ vật bắt mắt xung quanh. Hãy để bé tập trung bú hơn mẹ nhé!
Làm ấm sữa khi cho bé bú bình
Để bé bú bình không nhai mẹ hãy thử làm ấm sữa. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 37 độ C, gần giống với sữa mẹ. Theo các chuyên gia, làm ấm sữa trước khi cho bé ti sẽ giúp con cảm thấy thân thuộc và ti tốt hơn. Do đó mẹ hãy thử áp dụng mẹo này xem có hiệu quả không nhé!
Những lưu ý khi cho bé bú bình
Bé bú bình hay nhai là hiện tượng thường gặp, để cải thiện tình trạng này mẹ có thể bỏ túi những mẹo vặt gợi ý ở trên. Tuy nhiên theo các chuyên gia, quá trình cho bé ti bình mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Theo khuyến cáo của bác sĩ nhi khoa, khoảng 1-2 tháng mẹ nên thay núm bình sữa 1 lần để đảm bảo vệ sinh.
- Trước khi cho bé ti bình, mẹ hãy vệ sinh núm sữa bằng nước rửa chuyên dụng sau đó khử trùng và luộc núm thật sạch. Ngoài ra khi bé ti xong, mẹ cũng cần vệ sinh thật sạch để hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn.
- Khi bé bú bình mẹ tuyệt đối không dốc ngược bình sữa vì điều này có thể khiến con bị sặc vì lượng sữa quá nhiều.
- Không bao giờ được để con ti sữa một mình vì bé có thể dễ bị sặc hoặc trớ sữa.
Bé bú bình hay nhai cách khắc phục thế nào bài viết trên đã gợi ý chi tiết. Hy vọng với 7 mẹo nhỏ mà SKV giới thiệu mẹ sẽ cảm thấy bớt áp lực khi gặp tình trạng này.