Trang chủ

Mẹ & Bé

Biếng ăn sinh lý là gì? Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ mẹ cần biết

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
15/4/2023
Mẹ & Bé
biếng ăn sinh lý ở trẻ

Biếng ăn sinh lý ở trẻ là gì? Để cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ, cha mẹ cần phải làm gì? Đây là những thắc mắc của hầu hết các bậc cha mẹ có con nhỏ. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh, hãy cùng theo dõi nhé!

Biếng ăn sinh lý là gì?

Biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ chán ăn, lười ăn khi cơ thể bắt đầu có sự chuyển giao giữa các thời kỳ. Có thể là khi bé bắt đầu ăn dặm, tập đi, tập nói… Giữa các giai đoạn này trẻ sẽ có sự thay đổi về mặt sinh lý, dẫn đến tình trạng bé biếng ăn sinh lý.

Biếng ăn sinh lý kéo dài bao lâu?

Biếng ăn sinh lý ở trẻ thường chỉ kéo dài 1 – 2 tuần. Khi cơ thể con đã thích nghi được với những giai đoạn chuyển đổi thì con sẽ ăn uống bình thường trở lại. Một số trường hợp đặc biệt kéo dài từ 3 tuần – 1 tháng. Chính vì vậy, cha mẹ nên theo dõi con thường xuyên để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Biếng ăn sinh lý kéo dài bao lâu?
Biếng ăn sinh lý kéo dài bao lâu?

Biển hiện của biếng ăn sinh lý

  • Sức khỏe của trẻ vẫn bình thường, không có dấu hiệu bị sốt, ho, rối loạn tiêu hóa hay các bệnh khác.
  • Trẻ mải chơi, không tập trung vào bữa ăn và liên tục từ chối ăn.
  • Khi ăn, trẻ không chịu nuốt, chỉ ngậm thức ăn vào trong miệng khiến cho bữa ăn bị kéo dài.
  • Nhu cầu ăn của bé giảm hẳn không còn được nhiều như trước.
  • Trẻ kén ăn không ăn nhiều loại thực phẩm.
  • Cân nặng của trẻ vẫn giữ nguyên trong một thời gian dài.

Phân biệt bé biếng ăn sinh lý và bệnh lý

Biếng ăn sinh lý là hiện tượng bình thường và là hiện tượng bắt buộc phải trải qua ở mọi đứa trẻ. Biếng ăn sinh lý thường không kéo dài và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay sự phát triển của trẻ.

Điều này hoàn toàn khác với chứng biếng ăn bệnh lý là hiện tượng trẻ biếng ăn do bị sốt, bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản… là những bệnh mà trẻ nhỏ thường mắc phải.

Các giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ mẹ cần lưu ý

Tuần biếng ăn sinh lý của trẻ là một cách để mô tả các giai đoạn phát triển mạnh mẽ của trẻ sơ sinh. Cùng những thời điểm cao điểm khi tất cả các bé phát triển nhanh chóng và trải qua các giai đoạn thúc đẩy tăng trưởng thể chất và tinh thần.

Sau đây là các thời kỳ biếng ăn sinh lý của trẻ:

Biếng ăn sinh lý ở trẻ 1 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu có nhận thức với môi trường xung quanh. Lúc này trẻ trở lên tỉnh táo hơn, chú ý đến thế giới xung quanh. Ở giai đoạn này bé thường quấy khóc từ 9-10 hoặc 11 giờ tối. Vì vậy mẹ cần chú ý âu yếm bé và cho bé bú thường xuyên, đặc biệt là vào buổi tối.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh
Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Biếng ăn sinh lý ở trẻ 2 tháng tuổi

Bé bắt đầu nhận ra và tạo ra những hoa văn đơn giản trong thế giới của mình. Ở giai đoạn này bé cũng sẽ thực hành di chuyển bàn tay của mình theo cùng một cách lặp đi lặp lại. Hoặc tạo ra những âm thanh lẩm bẩm tương tự lặp đi lặp lại. Tất cả sự tò mò và tỉnh táo này có thể khiến bé ngủ không sâu giấc. Điều này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do vậy, bé thường trở nên lười ăn hơn.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ 3 tháng tuổi bắt đầu có những chuyển động mượt mà và phối hợp hơn. Bé bắt đầu nhận ra những thay đổi trong thế giới của mình. Ví dụ như mỗi khi mẹ rời khỏi phòng hay khi tiếng máy sấy tắt.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi là do bé đang trong giai đoạn tập lẫy, biết lật và biết ngửa cổ. Bé thích khám phá mọi thứ xung quanh hơn.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ 4 tháng tuổi

Bé bắt đầu nhận ra khoảng cách vào thời điểm này thế giới trở nên rộng lớn hơn nhiều đối với bé. Đây có thể là một lý do tại sao bé bắt đầu lật nhiều vào thời điểm này. Vì vậy bé thường thích thú với sự thay đổi lạ lẫm này của cơ thể khiến trẻ 4 tháng tuổi biếng ăn sinh lý.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ 5 tháng

Đây là thời điểm bé thể hiện giọng của mình, với rất nhiều tiếng hét chói tai, tiếng thỏ thẻ và cười nắc nẻ. Bé tò mò khám phá thế giới xung quanh thông qua hoạt động cầm nắm, bé tỏ ra hứng thú với mọi thứ xung quanh. Cho nên bé sẽ cảm thấy thích thú với những điều mới lạ này của cơ thể, mà quên đi cảm giác đói, trở nên lười ăn hơn.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi

Ở giai đoạn này bé cũng có những bước tiến lớn trong khả năng vận động, học cách bò, vịn tay đứng lên và có thể thực hiện các bước hỗ trợ. Trẻ sẽ muốn chơi nhiều hơn, vì vậy mà cũng lười ăn hơn. Đây cũng là giai đoạn mẹ nên tạo thói quen mới trong ăn uống của bé. Đó là cai sữa vào ban đêm, không để trẻ dậy bú vào đêm nữa.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi
Biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi

Biếng ăn sinh lý ở trẻ 8 tháng tuổi

Việc huấn luyện cách ăn uống cho con rất quan trọng ở giai đoạn này. Mẹ cần duy trì việc ăn uống khoa học cho con, tránh hình thành chứng biếng ăn về sau.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng tuổi

Bé 9 tháng tuổi hiếu động và thích khám phá hơn. Bé bắt đầu trườn để di chuyển khắp sàn. Bé thậm chí dùng mông để di chuyển, tập bò và leo trèo khắp nhà. Tất cả các hoạt động này đều giúp cho kỹ năng di chuyển của bé ngày càng tốt hơn. Giai đoạn này bé cũng làm được nhiều thứ hơn nên bạn phải chú ý kiểm tra mọi thứ xung quanh để bảo đảm an toàn cho bé.

Giai đoạn này bé cũng dễ biếng ăn vì mải khám phá những kỹ năng mới. Mẹ hãy quan tâm đến bé nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, chế biến thực đơn đa dạng để kích thích bé thèm ăn.

Mẹ cần làm gì khi trẻ đến giai đoạn biếng ăn sinh lý?

Khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu chán ăn mẹ cần có chế độ chăm sóc đối với mỗi độ tuổi khác nhau.

Trường hợp trẻ dưới 6 tháng

Ở độ tuổi này, các cơ quan vị giác cũng như tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn. Chính vì vậy, sữa mẹ hay sữa công thức chính là sự lựa chọn tối ưu dành cho trẻ. Mẹ hãy cho trẻ bú hoặc uống sữa theo yêu cầu của trẻ. Có nghĩa là cho trẻ ăn khi đói và nếu bé không muốn ăn mẹ tuyệt đối không ép bé ăn thêm, hãy tôn trọng quyết định của bé.

Để con ăn được nhiều thì mẹ nên hạn chế không cho con ăn vặt mà tập thói quen ăn uống khoa học ngay từ bây giờ để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, đúng giờ, đúng bữa cho con sau này. Nên cho con bú 4-8 lần sau mỗi 24 giờ.

Đối với trẻ từ 6-12 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ ăn dặm, là giai đoạn giới thiệu. Do đó, mẹ nên lưu ý mọi thức ăn đều mang tính chất làm quen. Vì vậy, để con trong giai đoạn này không biếng ăn mẹ hãy tôn trọng con để có được sự hợp tác của bé.

Điều này có nghĩa mẹ nên để cho bé là người chỉ đường, cho con ăn thành bữa, thời gian giữa các bữa ăn thường cách nhau từ 3h30 phút đến 4h để con thấy đói hơn.
Ở giai đoạn này ngoài ăn dặm thì sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể. Vì vậy, nếu con ăn ít nhưng vẫn chơi ngoan, ngủ tốt thì mẹ không cần lo lắng quá. Tuy nhiên, nếu con biếng ăn thì việc cân đối lại lượng sữa và thức ăn tương ứng là rất cần thiết để con có thể hào hứng với bữa ăn hơn.

Tham khảo thêm: Vì Sao Trẻ Biếng Ăn Dặm? Con Lười Ăn Dặm Mẹ Phải Làm Sao?

Đối với trẻ trên 1 tuổi

Trẻ trên 1 tuổi được xem là giai đoạn đỉnh điểm của sự biếng ăn ở trẻ nhỏ. Lúc này thức ăn đã trở thành nguồn dinh dưỡng chính thay vì sữa như những giai đoạn trước.

Ở giai đoạn này mẹ cần cứng rắn để tập thói quen ăn uống cho bé. Chẳng hạn như việc cho con ăn trên ghế thì lúc này trước mặt bé chỉ có đồ ăn chứ tuyệt đối không có tivi, điện thoại hay ipad gì cả. Đồng thời, nếu con không muốn ăn mà đòi ra khỏi ghế thì mẹ hãy cho con xuống ngay. Nhưng nếu con muốn ăn thì con chỉ được ăn khi ngồi trên ghế.

Giãn lịch các bữa ăn của con ra và rút bớt các bữa ăn không cần thiết, cai ti đêm cho con.

Thay thế sữa công thức thành sữa tươi không đường và tăng lượng nước cho con uống hàng ngày để giảm sữa. Tuy nhiên, việc giảm sữa cần được giảm từ từ. Nguyên nhân là do ở giai đoạn này bé chỉ hấp thụ được 30-40% dinh dưỡng từ sữa. Chính vì vậy, dù bé có uống nhiều sữa thì con cũng không thể hấp thụ hết được.

Đối với những trẻ đang bú mẹ thì cắt việc bú sữa cho bé sau các bữa ăn và ngừng việc cho con bú bất cứ khi nào con muốn mà nên cho bé bú theo cữ. Nếu con quá biếng ăn thì điều chỉnh lại việc cho con bú mẹ, không nên để con quá nghiện bú mẹ.

Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ mà nghèo nàn dinh dưỡng.

Không cho bé ăn quá mặn.

Không lạm dụng bừa bãi thực phẩm chức năng, men tiêu hóa khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

Khen ngợi, cổ vũ con và có những phần thưởng xứng đáng khi bé chịu ăn.

Cho bé ăn cùng với các thành viên khác trong gia đình để tạo không khí thân mật và vui vẻ, thoải mái.

Thời gian mỗi bữa ăn của trẻ không nên kéo dài quá 30 phút đối với bữa chính và 20 phút đối với bữa phụ.

Lựa chọn những món ăn cung cấp nhiều dưỡng chất mà không làm bé quá tải.

Kiên trì, nhẫn lại để cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng bằng cách giúp trẻ dễ chịu, giải tỏa những khó chịu về mặt sinh lý hoặc tinh thần thay vì thúc ép, quát mắng, dọa nạt bé.

Lựa chọn thực phẩm dưỡng chất cho bé
Lựa chọn thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé

4 điều mẹ cần nhớ khi lên thực đơn cho bé biếng ăn sinh lý

Với trẻ biếng ăn sinh lý, khi xây dựng thực đơn cho bé, mẹ cũng cần có những lưu ý nhất định như:

1. Thực đơn xây dựng trên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ

Khi xây dựng thực đơn mẹ hãy dựa trên nhu cầu dinh dưỡng, sở thích của trẻ theo từng độ tuổi, giai đoạn phát triển. Đừng ép trẻ ăn quá nhiều món ăn bổ dưỡng, vì quan trọng vẫn là trẻ ăn đầy đủ, cân bằng các dưỡng chất. Đừng quên tham khảo các bảng nhu cầu năng lượng, protein, đạm, chất béo… của các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ nhỏ.

2. Sáng tạo các món mới lạ

Do bé biếng ăn mẹ hay chiều bé những món bé thích. Tuy nhiên, điều này dễ khiến bé không đủ chất. Đồng thời dẫn đến bé chán ăn hơn. Hãy dành thời gian nghỉ thêm nhiều món ăn mới lạ về mùi vị, màu sắc để kích thích sự thèm ăn của trẻ.

Sáng tạo món ăn mới lạ, bắt mắt kích thích bé ăn ngon miệng
Sáng tạo món ăn mới lạ, bắt mắt kích thích bé ăn ngon miệng

3. Đa dạng trong chế biến đồ ăn cho trẻ

Đừng giữ mãi một cách chế biến: Băm nhỏ, nghiền nát thức ăn… thành hỗn hợp cháo, cơm xay loãng, Mẹ hãy tham khảo để có thêm những cách nấu cho trẻ biếng ăn phong phú hơn như: hấp, áp chảo, xé, nấu súp, cơm nát, làm thành bánh,…

4. Hạn chế đồ ăn vặt trong thực đơn của bé

Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm đóng hộp, đồ rán, chiên nhiều giàu mỡ… vì vừa ít dinh dưỡng lại không tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, còn tạo cảm giác no, khiến trẻ thêm chán ăn. Mẹ có thể cho trẻ ăn vặt nhưng hãy biến nó thành các bữa ăn phụ cách xa bữa chính 2-3 tiếng, với đồ ăn dễ tiêu và tốt cho sức khỏe như: trái cây, váng sữa…

Các món ăn cho trẻ biếng ăn sinh lý nhiều dinh dưỡng

Mẹ hãy tham khảo một số món ăn để thay đổi khẩu vị giúp khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý nhé!

Cháo đậu xanh

Với nguyên liệu là nấm và đậu xanh sẽ cung cấp cho bé chất xơ và lượng kẽm cần thiết tốt cho hệ tiêu hóa và kích thích vị giác. Đây cũng là món ăn dễ làm và ngon miệng dành cho trẻ. Mẹ có thể nấu nấm sốt đậu xanh và trứng để con ăn với cơm hoặc nấu cháo với những bé nhỏ. Trong mỗi 100g nấm và đậu có khoảng 6 mg kẽm. Trứng cũng sẽ cung cấp đạm và protein, tốt cho trí não và quá trình vận động của trẻ biếng ăn sinh lý.

Cháo đậu xanh
Cháo đậu xanh

Rau cải thảo sốt thịt băm

Chỉ cần cho thịt băm lên chảo xào với 1 chút muối, sau đó cho nước dùng và đun với lửa nhỏ cho mềm. Pha bột năng với nước rồi từ từ rót vào nồi cho hỗn hợp thịt sánh lại. Rau cải thảo luộc chín mềm, vớt ra, thái nhỏ. Lấy rau cải ra bát, rưới sốt thịt băm lên trên. Như vậy là bạn đã sở hữu ngay một món ăn giàu đạm, kẽm và vitamin cho bé yêu rồi đấy.

Súp tôm bí đỏ

Tôm là động vật rất giàu canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Còn bí đỏ giàu chất beta carotene tốt cho hệ miễn dịch cũng như thị lực của trẻ. Súp tôm bí đỏ sẽ là một trong những món ăn bổ dưỡng giúp các mẹ giải quyết vấn đề biếng ăn sinh lý ở trẻ.

Súp gan rau cải

Bạn chỉ cần chuẩn bị: 2 thìa gan gà, 3 thìa rau cải ngọt, 1 thìa bột năng, nước. Sau đó rửa sạch và băm nhỏ gan, rau cải. Lần lượt xào tái gan rồi rau cải cùng nhau. Nêm gia vị và cho nước, đợi cho gan và rau chín mềm. Khi chuẩn bị tắt bếp thì pha bột năng với nước, rồi từ từ rót vào nồi gan cho hỗn hợp trơn, sánh. Món súp này rất dễ thực hiện, không cầu kỳ mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Cháo thịt bò

Trong thịt bò có nhiều dưỡng chất như: Kali, protein, kẽm, magie, sắt tăng cường khả năng miễn dịch hóa enzyme trong quá trình trao đổi chất, kích thích vị giác. Loại axit gốc nitơ làm nhiệm vụ hoạt hóa protein trong thức ăn thành đường hữu cơ, cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Các axit amin bổ sung năng lượng cho hệ cơ và tăng sức dẻo dai của cơ thể. Vitamin B6 là nhân tố duy trì sự sống. Một tuần bạn nên cho bé ăn món cháo này từ 2-3 bữa, sẽ giúp bổ sung các vi chất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.

Lời kết

Như vậy, khi bé biếng ăn sinh lý tùy vào độ tuổi mà mẹ cần có những cách khắc phục khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản khi bé bị biếng ăn sinh lý việc cho bé ăn uống khoa học, cải thiện chế độ ăn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng rất quan trọng. Thêm vào đó, các yếu tố tinh thần đi kèm như nhẹ nhàng, kiên nhẫn, không thúc ép, quát mắng sẽ giúp bé vượt qua giai đoạn khủng hoảng này một cách dễ dàng.

Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form