Trang chủ

Mẹ & Bé

Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu BLW Cho Trẻ 7-8 Tháng Biếng Ăn

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
27/12/2022
Mẹ & Bé
thực đơn cho trẻ 7 tháng biếng ăn

Trẻ 7-8 tháng đã quen thuộc với việc ăn dặm. Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng chịu hợp tác và ăn uống một cách ngon miệng, thay vào đó trẻ sẽ biếng ăn, lười ăn. Vậy làm thể nào khi trẻ lười ăn và thực đơn cho trẻ 7-8 tháng biếng ăn kiểu BLW như thế nào?

Chế độ ăn dặm cho trẻ 7-8 tháng

Từ khoảng 6 tháng tuổi, trẻ cần thức ăn đặc ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức để có đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho sự lớn lên từng ngày của trẻ. Cho trẻ ăn đặc ở độ tuổi này cũng rất quan trọng để giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết cho việc ăn uống như nhai, nuốt. 

Thức ăn cung cấp cho trẻ trong giai đoạn này cũng cần phải đủ dinh dưỡng và có kết cấu phù hợp với lứa tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ. Tùy vào từng kiểu ăn dặm mà mẹ có thể lựa chọn cách ăn cho bé phù hợp.  

Các kiểu ăn dặm

Ngày nay, có 3 kiểu ăn dặm phổ biến mà các bà mẹ bỉm sữa thường áp dụng cho bé nhà mình, mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào tình trạng của từng bé, khả năng và thời gian của mẹ mà cha mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm cho bé sao cho phù hợp. 

Ăn dặm kiểu truyền thống

Đây là phương pháp phổ biến nhất, được áp dụng từ thời ông bà ta truyền lại đến bây giờ. Phương pháp này các bé sẽ được ăn bột kết hợp với các loại rau củ và thịt xay nhuyễn. Khi bé lớn hơn sẽ thay bằng cháo nhưng rau củ và thịt vẫn được xay nhuyễn và trộn lẫn. 

Ưu điểm:

  • Thời gian chuẩn bị nhanh.
  • Bé sẽ ăn được nhiều kể từ khi bắt đầu nên tăng cân tốt.
  • Thức ăn xay nhuyễn nên bé dễ dàng tiêu hóa. 

Nhược điểm:

  • Quen với thức ăn xay nhuyễn sẽ làm hạn chế khả năng vận động cơ miệng của bé như nhai và nuốt. 
  • Các loại thức ăn bị trộn lẫn nên bé không thể nếm từng loại thức ăn và cũng khó để nhận biết bé dị ứng với loại thực phẩm nào. 
  • Bé ăn với số lượng nhiều dễ bị thừa đạm và khó hấp thu hết. 

Ăn dặm kiểu nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật bé sẽ được ăn dặm với cháo loãng rây mịn chứ không dùng bột gạo. Độ thô của thức ăn sẽ được thay đổi sao cho phù hợp với từng độ tuổi của bé. Trong ăn dặm kiểu nhật, từng loại thực phẩm sẽ được để riêng biệt. 

Ưu điểm:

  • Độ thô của thức ăn phù hợp với độ tuổi nên sẽ giúp cho bé có phản xạ nhai và nuốt tốt hơn.
  • Từng loại thực phẩm được để riêng biệt nên bé có thể thưởng thức hương vị của từng món ăn và dễ dàng biết được bé bị dị ứng với thực phẩm nào. 
  • Thực đơn đa dạng đầy đủ các nhóm chất, thay đổi theo độ tuổi của bé. 

Nhược điểm:

  • Tốn nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị món ăn cho bé. 
  • Bé sẽ không ăn được nhiều như phương pháp truyền thống.
  • Bé phải tập ngồi ngay ngắn trên ghế ăn dặm.

Ăn dặm kiểu BLW

Đây là phương pháp khác biệt nhất trong 3 phương pháp ăn dặm, thường phổ biến hơn ở các nước phương Tây hơn là Việt Nam. Ở BLW, các bé sẽ được học cách tự lập, tức là tự quyết định xem mình sẽ ăn gì, ăn bao nhiêu và ăn như thế nào. Trước 1 tuổi, bé vẫn được cung cấp dinh dưỡng chính từ sữa mẹ nên ăn dặm chỉ là cách giúp bé làm quen với thức ăn và học cách nhai và nuốt chứ không quan trọng là bé phải ăn được bao nhiêu. 

Ưu điểm:

  • Bé sẽ học được cách ăn thô sớm hơn. 
  • Bé sẽ được tự khám phá hương vị và kết cấu của mỗi món ăn khác nhau.
  • Bé sẽ học được cách cầm thìa, đũa sớm hơn rất nhiều.
  • Cách chế biến tương đối đơn giản, chỉ cần chuẩn bị thức ăn tương tự như người lớn nhưng thái/cắt hình ngón tay và mềm hơn để bé dễ cắn, nuốt.

Nhược điểm:

  • Bé không ăn được nhiều nên cân nặng không tăng được như cha mẹ mong muốn.
  • Mẹ thường xuyên phải tốn công sức dọn dẹp vì bé đôi khi sẽ không ăn mà cầm ném hay bóp nát…
  • Cha mẹ phải thật sự kiên trì khi cho bé ăn BLW vì nhiều khi bé không chịu ăn, bé dễ bị hóc…
  • Áp lực tâm lý từ gia đình khi cho bé ăn theo phương pháp này.

Những thực phẩm cần bổ sung

Khi trẻ đã ăn dặm, cha mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cho đến khi trẻ 12 tháng tuổi, trẻ nên được bổ sung nhiều loại thức ăn từ 5 nhóm thực phẩm chính và có thể ăn được thức ăn hàng ngày thông thường như người lớn. 

Đặc biệt, trẻ 7-8 tháng cần bổ sung thêm sắt để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt vì sữa mẹ đã không thể cung cấp đủ nhu cầu sắt cho bé trong thời gian này. Những thực phẩm giàu chất sắt bao gồm ngũ cốc tăng cường chất sắt cho trẻ sơ sinh, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm và cá, trứng, đậu phụ, các loại đậu (như đậu gà, đậu lăng, đậu xanh,  đậu hà lan)…

Kết cấu của thức ăn theo độ tuổi

Tăng cường và thay đổi kết cấu của thức ăn cho trẻ là điều kiện cần thiết cho sự phát triển vận động miệng của trẻ (VD như học các kỹ năng cần thiết để ăn, như nhai và nuốt), giúp trẻ chấp nhận các kết cấu thức ăn khác nhau. Điều quan trọng là cha mẹ phải luôn cung cấp thức ăn có kết cấu và độ đặc thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của trẻ. Điều đó có nghĩa là trẻ sẽ tiến triển nhanh chóng qua giai đoạn xay nhuyễn/nghiền nát và cung cấp các loại thực phẩm có kết cấu đa dạng.

Trẻ 7-8 tháng cũng nên được làm quen với nhiều loại thức ăn có màu sắc và mùi vị khác nhau (như các loại rau củ và trái cây có màu sắc cầu vồng). Nếu thực phẩm được xay nhuyễn hoặc nghiền thì cha mẹ không nên nghiền chúng cùng nhau mà nên được trình bày riêng lẻ theo từng món để khuyến khích trẻ nếm và chấp nhận từng hương vị riêng biệt.

Dưới đây là hướng dẫn về sự thay đổi kết cấu của thức ăn theo độ tuổi của trẻ: 

  • Trẻ từ 6-7 tháng: thức ăn xay nhuyễn => thức ăn nghiền thô.
  • Trẻ từ 8-11 tháng: thức ăn nghiền thô => thức ăn được bào hoặc cắt nhỏ như hạt lựu và khuyến khích trẻ bắt đầu tự xúc ăn.
  • Trẻ 12 tháng trở lên: cho trẻ ăn các loại thực phẩm từ thực đơn hàng ngày với nhiều loại khẩu vị và kết cấu khác nhau cho trẻ.
Xem thêm:
Bé biếng ăn dặm phải làm sao?
Làm Gì Khi Trẻ 7-8 Tháng Tuổi Không Chịu Ăn Dặm?

Thực đơn ăn dặm kiểu BLW cho trẻ 7-8 tháng biếng ăn

Bữa sáng

  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Ngũ cốc tăng cường chất sắt

Bữa phụ buổi sáng

  • Trái cây mềm cần nhỏ như chuối, bơ, kiwi, táo và lê nấu chín. 
  • Sữa chua nguyên chất béo không đường
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Bữa trưa

  • Thịt gà nấu chín thái nhỏ (có thể thay bằng thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá)
  • Bí ngô, cà rốt, bí xanh, rau bina đã nấu chín nghiền thô (không trộn chung với nhau)
  • Cơm rây thô (có thể thay bằng trứng, đậu phụ)
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Bữa phụ buổi chiều

  • Phô mai thái nhỏ
  • Cà rốt hấp, thái nhỏ
  • Bánh mì nướng hình ngón tay 
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức 

Bữa tối

  • Mì ống sống bò băm
  • Súp lơ xanh, bí ngòi nấu chín cắt nhỏ
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Lưu ý khi cho trẻ 7-8 tháng ăn dặm

Khi cho trẻ 7-8 tháng ăn dặm, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên cho trẻ ăn dặm với độ thô phù hợp với giai đoạn phát triển của bé. 
  • Không nên ép bé ăn quá nhiều, la mắng hay quát tháo trẻ, thay vào đó hãy để trẻ tự quyết định xem mình ăn bao nhiêu. 
  • Khi trẻ ăn dặm kiểu BLW, cha mẹ nên theo dõi trẻ thật sát sao vì trẻ rất dễ bị hóc, nghẹn. 
  • Mặc dù bé ăn dặm đã thuần thục nhưng cha mẹ không được bỏ sữa mẹ hoặc sữa công thức ra khỏi chế độ ăn của bé. 
  • Chế độ ăn phải cân bằng đủ 4 nhóm dưỡng chất để bé phát triển toàn diện. 
  • Không nêm nếm gia vị vào thức ăn cho trẻ 7-8 tháng tuổi. 

Một số mẹo cho trẻ 7-8 tháng biếng ăn ăn ngon hơn

Nếu trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 7-8 tháng, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để giúp bé ăn ngon miệng hơn;

  • Làm cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn: trẻ nhỏ yêu bằng mắt, bất cứ thứ gì có màu sắc sặc sỡ đều có thể thu hút sự chú ý của trẻ. Do đó, hãy trang trí món ăn cho bé trở nên bắt mắt hơn, sử dụng các loại rau củ, trái cây nhiều màu sắc để trẻ cảm tháy hứng thú hơn với bữa ăn. 
  • Thường xuyên thay đổi thực đơn cho bé: bất cứ món ăn nào liên tục lặp lại cũng khiến trẻ nhàm chán. Do đó, mẹ hãy thường xuyên thay đổi các thực phẩm trong nhóm để bé thay đổi khẩu vị và cảm thấy mới mẻ hơn. 
  • Không làm trẻ xao nhãng trong bữa ăn bằng tivi, ipad hay bất cứ đồ chơi nào: hãy để trẻ tập trung tuyệt đối vào bữa ăn. Mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài từ 20 – 30 phút, tuyệt đối không ăn lâu hơn.

Lời kết 

Trên đây là ví dụ về thực đơn cho trẻ 7-8 tháng biếng ăn kiểu BLW, cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé nhà mình. Dù là thực đơn nào thì cha mẹ cũng nên đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm cho bé để bé phát triển toàn diện nhé.

Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form