Trang chủ

Mẹ & Bé

7 bí quyết xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
3/10/2020
Mẹ & Bé

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân là mối lo ngại của các bậc phụ huynh, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Trẻ biếng ăn chậm tăng cân có những biểu hiện như thế nào? Làm sao để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ. 7 bí quyết xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân sẽ giúp các mẹ đưa ra giải pháp xử lý tốt nhất.

Vì sao trẻ biếng ăn chậm tăng cân?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ biếng ăn chậm tăng cân có rất nhiều nguyên nhân, tập trung ở 3 nhóm nguyên nhân chính:

Do sinh lý

Trong các giai đoạn phát triển, trẻ sẽ có những sự thay đổi về tâm lý và hành vi như biết lẫy, biết bò, mọc răng… Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân.

Do tâm lý

Khi trẻ có dấu hiệu lười ăn, các bậc phụ huynh thường có xu hướng ép trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình. Thậm chí nhiều người còn la mắng, gây áp lực khiến trẻ sợ mỗi khi nhìn thấy thức ăn. Trẻ biếng ăn tâm lý dễ khóc lóc, la hét hoặc giả vờ nôn trớ khi thấy đồ ăn.

Do bệnh lý

Hệ miễn dịch nơn nớt của trẻ dễ bị tấn công bởi các loại vi rút vi khuẩn hoặc lây nhiễm bệnh của người lớn. Trẻ dễ bị mắc các bệnh lý về sưng viêm họng, ho sốt hoặc nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa. Những bệnh này thường làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, ăn không ngon miệng và bỏ ăn. Ngoài ra, một số loại thuốc kháng sinh điều trị các bệnh này cũng gây ức chế hệ tiêu hóa, lợi khuẩn đường ruột bị tiêu hao. Trẻ dễ có tình trạng đầy bụng, khó tiêu nên không thấy đói, không đòi ăn.

Biểu hiện của trẻ biếng ăn chậm tăng cân?

trẻ biếng ăn quấy khóc
Trẻ biếng ăn thường quấy khóc trong bữa ăn (Nguồn ảnh: Internet)

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân thường có những biểu hiệu dưới đây:

  • Thời gian trẻ ăn quá lâu thường kéo dài trên 30 phút.
  • Trẻ chỉ ăn một vài thức ăn mình thích không chịu ăn các loại thức ăn khác.
  • Trẻ có dấu hiệu quấy khóc, giả vờ nôn trớ, ngậm thức ăn, nuốt chậm.
  • Trẻ ăn không hết ½ khẩu phần ăn so với khẩu phần tiêu chuẩn.
  • Số bữa ăn hoặc lượng thức ăn của trẻ ít hơn so với độ tuổi.
  • Cân nặng của trẻ không tặng trong thời gian dài.

Các bậc phụ huynh cần chú ý, khi trẻ có 2 trong những biểu hiện trên thì bé đang có dấu hiệu của biếng ăn chậm tăng cân. Do đó, cần thay đổi chế độ ăn uống của trẻ để cải thiện tình trạng biếng ăn giúp bé phát triển toàn diện.

Bí quyết xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Đa dạng thực đơn sẽ giúp trẻ biếng ăn ăn ngon miệng hơn (Nguồn ảnh: Internet)

Khi trẻ biếng ăn, cha mẹ cần bình tĩnh, cố gắng kiên trì thay đổi thực đơn để bé thích thú với bữa ăn hơn. Dưới đây là 7 nguyên tắc giúp xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân các mẹ có thể tham khảo:

  • Nguyên tắc 1: Trang bị kiến thức hiểu biết về loại thức ăn phù hợp theo giai đoạn, lứa tuổi của trẻ. Trẻ ăn thức ăn không đúng độ tuổi dễ dẫn đến nhàm chán, bỏ ăn và dần biếng ăn chậm tăng cân. Ngoài ra, việc lựa chọn thực phẩm không phù hợp với tuổi sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của trẻ. Trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng ăn hoàn toàn chất lỏng, thức ăn chính là sữa. Trẻ 7 - 8 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm, kết hợp sữa với thức ăn dạng lỏng loãng. Trẻ 8 - 12 tháng tuổi bắt đầu ăn thức ăn dạng nghiền. Trẻ có thể ăn thức ăn nguyên hạt, thức ăn thái nhỏ, mỏng và các loại thịt cá mềm. Trẻ 18-24 tháng tuổi có thể ăn như người lớn (chú ý nêm gia vị phù hợp với khẩu vị của trẻ).
  • Nguyên tắc 2: Quan sát và nhận biết sở thích ăn uống của trẻ. Khi biết được điều này, các mẹ sẽ dễ dàng lựa chọn được thực phẩm và cách chế biến món ăn phù hợp với trẻ. Từ đó, trẻ thích thú với việc ăn uống cải thiện tình trạng biếng ăn chậm tăng cân.
  • Nguyên tắc 3: Cha mẹ làm gương trong ăn uống cho trẻ. Cha mẹ nên để bé ăn cùng gia đình, tạo không khí vui vẻ để bé thấy thời gian ăn là thời gian thoải mái. Ngoài ra, khi mọi người đều ăn uống vui vẻ, bé sẽ bắt chước người lớn, ăn tốt hơn.
  • Nguyên tắc 4: Rèn luyện thói quen ăn đa dạng trước khi trẻ bước sang giai đoạn 15-18 tháng tuổi. Đây được coi là thời gian vàng để tạo thói quen ăn uống lành mạnh của trẻ. Bí quyết để trẻ chịu ăn món mới là thường xuyên giới thiệu món ăn và ăn mẫu cho trẻ để trẻ tự nguyện ăn, không ép buộc. Việc đa dạng thực đơn, các nhóm thực phẩm vừa giúp trẻ có hứng thú ăn, vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
  • Nguyên tắc 5: Tập cho trẻ ăn đúng bữa, đúng giờ. Các bé trên 1 tuổi có thể ăn 3 bữa giống người lớn. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể bổ sung 1 - 2 bữa phụ bằng hoa quả, sữa chua, hạn chế các loại kẹo ngọt. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen tốt, không ăn rong, tới giờ sẽ tự động đòi ăn và ăn uống dễ dàng hơn.
  • Nguyên tắc 6: Tạo không khí vui vẻ khi ăn. Không khí vui vẻ giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi ăn và ăn ngon miệng hơn. Từ đó, mỗi bữa ăn trẻ không còn cảm thấy áp lực hay khó chịu.
  • Nguyên tắc 7: Lượng thức ăn phù hợp với lứa tuổi. Lượng thức ăn vừa đủ với lứa tuổi sẽ không làm cho trẻ thấy sợ khi ăn. Bên cạnh đó, trẻ được ăn đúng khẩu phần phù hợp với độ tuổi thì dinh dưỡng trong thức ăn sẽ được hấp thụ hoàn toàn và không ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân sẽ nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Các mẹ có thể tham khảo một số thông tin trên để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ. Nếu áp dụng các biện pháp trên mà trẻ vẫn không chịu ăn, chậm tăng cân thì các mẹ cần đưa trẻ tới trung tâm y tế kiểm tra và có giải pháp phù hợp.

Chủ đề:
Trịnh Huỳnh ThôngTrịnh Huỳnh Thông
Với đam mê về lĩnh vực y tế - sức khỏe nên tôi theo học và tốt nghiệp tại trường Đại học Y Hà Nội. Là người thích viết lách nên tôi mong muốn đem lại kiến thức bổ ích cho người đọc qua những bài viết của mình.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form