Trẻ biếng ăn chậm lớn mẹ phải làm sao?
Trẻ biếng ăn chậm lớn là nỗi lo lắng thường trực của các ông bố bà mẹ có con đang ở trong những năm đầu đời. Để mỗi bữa ăn không còn là cuộc chiến, cha mẹ hãy bình tĩnh để tìm hiểu đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ đó, cha mẹ có thể lựa chọn giải pháp phù hợp giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt nhất.
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chậm lớn
Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, phổ biến ở giai đoạn tuổi từ 1 - 6 tuổi.
Trẻ biếng ăn chậm lớn thường có biểu hiện như: chán ăn, ăn ít hoặc bỏ ăn, cân nặng không tăng trong thời gian dài. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do một trong số những nguyên nhân dưới đây:
Trong một số giai đoạn, trẻ sẽ có thay đổi về tâm lý và hành vi. Trẻ có thể thích khám phá, ham chơi hơn khiến mất tập trung khi ăn, không có hứng thú ăn. Điều này khiến cho bữa ăn mất nhiều thời gian hơn, trẻ dần lười ăn, bỏ ăn dẫn tới biếng ăn chậm lớn.
- Biếng ăn tâm lý
Một số cha mẹ khi thấy trẻ có dấu hiệu chán ăn, bỏ ăn sẽ ép buộc hoặc dọa nạt trẻ. Ngay tại thời điểm đó, biện pháp này sẽ có tác dụng tức thời, trẻ có thể ăn hết khẩu phần ăn của mình. Tuy nhiên, về lâu dài, điều này vô tình tạo nên tâm lý sợ ăn, bé không đòi ăn. Trẻ sẽ có dấu hiệu khóc lóc, gào thét, thậm chí giả vờ nôn trớ khi thấy thức ăn.
Hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện, còn non yếu nên dễ mắc và lây nhiễm một số bệnh lý. Khi cơ thể mệt mỏi, trẻ sẽ không muốn ăn dẫn tới tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn. Một số bệnh lý dễ ảnh hưởng tới khả năng ăn uống của trẻ như: cúm, ho, sốt, viêm họng, sưng amidan...
Biểu hiện của trẻ biếng ăn chậm lớn
Trẻ có 2 trong số những dấu hiệu sau đây được xếp vào tình trạng biếng ăn chậm lớn:
- Trẻ không tập trung khi ăn, thời gian bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút.
- Trẻ chỉ ăn một số loại thức ăn nhất định, không ăn đa dạng thực phẩm.
- Trẻ hay mè nheo, quấy khóc trong lúc ăn hoặc giả vờ nôn chờ khi thấy thức ăn.
- Trẻ không ăn hết ½ khẩu phần ăn tiêu chuẩn.
- Trẻ chậm tăng cân, không thay đổi cân nặng trong 3 tháng liên tiếp.
Các mẹ cần theo dõi quá trình ăn uống, sức khỏe của con để biết con biếng ăn vì lý do gì. Từ đó, mẹ sẽ lựa chọn được những phương pháp phù hợp nhất giúp trẻ biếng ăn chậm lớn phát triển tốt.
Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm thế nào?
Bé biếng ăn chậm lớn sẽ ăn ngon hơn khi thực sự đói
- Để trẻ thực sự đói: Các mẹ thấy trẻ biếng ăn chậm lớn thường cho xu hướng cho con ăn bất cứ thứ gì bé thích vào mọi lúc, mọi nơi. Đây là một sai lầm lớn vì bé sẽ không khi nào cảm thấy đói và muốn ăn cả. Điều này khiến bé không đòi ăn và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn bị giảm đi.
- Tạo không khí vui vẻ khi ăn: Các mẹ không nên dọa nạt hay ép khi bé không ăn. Điều này sẽ tạo tâm lý sợ ăn khiến tình trạng biếng ăn càng trầm trọng hơn. Các mẹ cần tạo không khí vui vẻ nhất khi ăn cho bé bằng cách trò chuyện, nói chuyện vui, lồng ghép các câu chuyện vào bữa ăn.
- Nói không với thiết bị công nghệ. Trẻ biếng ăn chậm lớn thường mất tập trung và hay quậy phá khi ăn. Nhiều cha mẹ thấy vậy thường cho bé xem tivi hoặc điện thoại để bé ngồi yên. Điều này là một sai lầm tai hại khiến bé mất tập trung hơn và khả năng tiêu hoá bị giảm sút, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Tìm hiểu sở thích của trẻ: Trẻ em cũng giống như người lớn, có những sở thích và khẩu vị riêng của mình. Theo các chuyên gia dinh dưỡng Nhi khoa, mẹ nên chế biến ít nhất một món bé thích trong khẩu phần ăn của trẻ. Điều này sẽ kích thích trẻ thèm ăn và hợp tác hơn trong quá trình ăn uống.
- Tạo sự hấp dẫn cho các món ăn: Bên cạnh việc xây dựng thực đơn khoa học, các mẹ cũng cần chú ý sáng tạo trong chế biến món ăn. Những món ăn với hình thù đa dạng và nhiều màu sắc sẽ kích thích bé muốn ăn và ăn nhiều hơn.
Trẻ biếng ăn chậm lớn là tình trạng thường gặp ở trẻ trong giai đoạn 0 – 5 tuổi. Do đó, các mẹ cần bình tĩnh để đưa ra giải pháp phù hợp nhất giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.