Trang chủ

Mẹ & Bé

Trẻ 3-6 Tuổi Lười Ăn Phải Làm Sao Để Cải Thiện

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
18/12/2022
Mẹ & Bé
trẻ 3-6 tuổi biếng ăn

Nếu bé đột nhiên biếng ăn, cha mẹ chắc hẳn sẽ thắc mắc vì sao trẻ lại rơi vào tình trạng như vậy và trẻ biếng ăn có ảnh hưởng gì không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về nguyên nhân khiến trẻ 3-6 tuổi biếng ăn và các cách để giúp bé thèm ăn trở lại nhé.

Hậu quả khi bé 3-6 tuổi biếng ăn

Chậm tăng cân, suy dinh dưỡng

Hậu quả dễ nhận thấy nhất khi trẻ biếng ăn đó là thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Tình trạng biếng ăn nếu kéo dài sẽ gây chậm tăng cân, không tăng cân trong nhiều tháng, thậm chí có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, thấp còi hơn bạn bè đồng trang lứa. 

Hệ miễn dịch kém, dễ mắc bệnh hơn

Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng, trẻ dễ bị suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó trẻ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh và dễ mắc các bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh, viêm đường hô hấp, các bệnh lý về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón và các bệnh lý nghiêm trọng khác. Đồng thời nó cũng khiến cho sự hồi phục của bé sau ốm trở nên chậm chạp hơn. 

Chậm phát triển trí não

Ngoài chậm phát triển về thể chất thì chế độ dinh dưỡng kém còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Khi trẻ biếng ăn sẽ dẫn đến thiếu các dưỡng chất, đặc biệt là protein, DHA, omega 3, lysin… những chất này tham gia vào các hoạt động não bộ của trẻ. Thiếu chúng sẽ đẫn đến não bộ của bé hoạt động kém hiệu quả hơn, giảm sút trí nhớ, giảm khả năng tập trung, tư duy kém…

Nguyên nhân trẻ 3-6 tuổi lười ăn

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Để xác định bé nhà mình vì sao lại biếng ăn, mẹ hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:

Bé có bị ốm thường xuyên không?

Bệnh tật là một trong những lý do chính khiến bé không muốn ăn bất cứ thứ gì. Hầu hết chứng biếng ăn của trẻ đều trở lại bình thường khi cảm thấy khỏe hơn, nhưng ở một số trẻ, bệnh tật có thể ảnh hưởng lâu dài khiến trẻ biếng ăn mãi không khỏi.

Bé có đang bị căng thẳng về tâm lý không?

Nếu bé không bị ốm, nhưng vẫn không chịu ăn hoặc ăn không ngon miệng, hãy kiểm tra xem trạng thái tinh thần của bé có ổn không. Nếu bé đang bị căng thẳng hoặc trầm cảm vì bất kỳ lý do gì, điều đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác thèm ăn và sự lười ăn của trẻ. 

Bé có thể buồn bã, stress vì các vấn đề trong gia đình, cha mẹ cãi nhau…bé căng thẳng trong học tập, không được như kỳ vọng của cha mẹ…dẫn đến chán ăn, không muốn ăn. 

Bé có đang bị thiếu máu không?

Nếu bé không bị sốt và vẫn vui vẻ nhưng khi đến bàn ăn, bé lại lười ăn chán ăn. Bé có vẻ mệt mỏi, yếu hơn và dễ cáu kỉnh hơn bình thường. Khi đó rất có thể bé đang bị thiếu máu do thiếu sắt. Các nghiên cứu cho thấy rằng lượng sắt trong máu thấp dẫn đến thiếu máu có thể gây giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ em. Nếu bệnh thiếu máu không được điều trị sớm có thể làm suy giảm sức khỏe của bé, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và hoạt động của trẻ.

Bé đang có vấn đề về hệ tiêu hóa?

Bé có phải thường xuyên đối mặt với tình trạng đi cầu không thường xuyên không? Hay bé bị tiêu chảy? Trong cả hai trường hợp, đều sẽ khiến bé mất hứng thú với việc ăn uống. Ngoài ra, nếu bé bị nhiễm giun thì có thể khiến bé chán ăn nghiêm trọng. Giun có thể sống ký sinh trong đường tiêu hóa và gây ra bệnh kiết lỵ, chảy máu đường ruột dẫn đến biếng ăn, chán ăn ở trẻ. 

Bé có đang dùng thuốc không?

Chán ăn là một tác dụng phụ rất phổ biến của hầu hết các loại thuốc. Nếu bé đang sử dụng thuốc kháng sinh thì vị giác của bé rất dễ bị ảnh hưởng. Đặc biệt là thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thèm ăn của bé.

Tham khảo thêm:

Trẻ 3-6 tuổi lười ăn phải làm sao?

Cho bé ăn nhiều bữa ăn nhỏ

Nếu bé không thể ăn nhiều trong một lần, hãy chia nhỏ bữa ăn từ ba bữa ăn chính thành 5 đến 6 bữa ăn nhỏ hơn để bé có thể ăn hết khẩu phần của mình. 

Thường xuyên thay đổi menu cho bé

Cho bé ăn các loại thực phẩm tăng cường vitamin B và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt giàu sắt, axit folic và các chất dinh dưỡng khác. Mẹ có thể phục vụ cho bé một bát trái cây tráng miệng cuối cùng để kết thúc bữa ăn cho trẻ. Những món ăn đầy màu sắc và hấp dẫn luôn kích thích sự thèm ăn đối với với trẻ. Mẹ có thể chế biến những loại rau củ nhiều màu sắc khác nhau kết hợp và trang trí thành những bữa ăn thú vị cho bé.

Hạn chế ép con ăn

Hãy cho phép bé ăn bao nhiêu tùy thích, bé sẽ ăn khi đói vì thế không cần phải ép buộc. Đừng bắt bé phải ăn cho đến lần thứ 2 hoặc thứ 3

Hãy để bé giúp đỡ mẹ chuẩn bị đồ ăn

Khi cha mẹ dạy bé về dinh dưỡng và để bé phụ mẹ nấu ăn, con sẽ bắt đầu tự động có hứng thú hơn với thức ăn. Ngoài ra để bé tự chuẩn bị bát đũa, đồ ăn cho chính mình cũng khiến bé hào hứng và có cảm giác muốn ăn hơn. 

Giữ các thiết bị điện tử xa bé khi ăn

Cha mẹ cần phải nghiêm khắc và nói không với tivi hoặc trò chơi điện tử trong giờ ăn. Hãy để bữa ăn không có bất cứ thứ gì làm phiền và tất cả thành viên trong gia đình cùng nhau ăn là một thói quen tốt. 

Cho bé uống đồ uống sau bữa ăn

Nước trái cây và đồ uống khác chứa nhiều calo, và bởi thế tốt hơn là nên cho bé uống sau khi bé đã ăn xong. Nhưng cha mẹ cần hạn chế những loại đồ uống nhiều đường nhất có thể. 

Cho bé tăng cường vận động

Bé 3-6 tuổi đã có thể vui đùa và tham gia một số hoạt động thể dục thể thao đơn giản. Hãy khuyến khích bé đi chơi với bạn bè trong công viên hoặc đăng ký cho bé tham gia các lớp học bơi nhé. Vận động nhiều sẽ giúp bé nhanh đói hơn và thèm ăn hơn.

Không cho phép bé bỏ bữa sáng

Trong mọi trường hợp, cha mẹ không nên cho phép bé bỏ bữa sáng khi đi lớp. Một bữa sáng đủ chất giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể và tăng cảm giác thèm ăn. 

Thay thế các đồ ăn vặt bằng đồ ăn lành mạnh

Đồ ăn vặt như bánh, kẹo có chứa nhiều đường và calo, những chất này đều khiến bé giảm cảm giác thèm ăn. Do đó hãy thay thế các thực phẩm không lành mạnh bằng các thực phẩm lành mạnh để bé ăn vặt nhé. 

Giữ cho ngôi nhà luôn mát mẻ

Cảm giác thèm ăn giảm khi môi trường quá nóng, ra nhiều mồ hôi hoặc khó chịu. Vì thế hãy mở cửa sổ hoặc bật điều hòa để không khí mát mẻ và dễ chịu hơn, tâm trạng ăn uống cũng sẽ tự nhiên trở lại. 

Hạn chế tạo áp lực cho bé

Trong giờ ăn, đừng hỏi con về việc bài tập về nhà hay những điều đã xảy ra ở trường, thay vào đó, hãy bật một bản nhạc bé yêu thích để bé cảm thấy khoan khoái hơn.

Không cho bé uống quá nhiều sữa

Nếu bé đang phải đối mặt với tình trạng chán ăn, đó có thể là do bé uống quá nhiều sữa. Khi bé uống sữa như một món khai vị hoặc bữa ăn nhẹ thì dạ dày của bé sẽ không còn chỗ trống cho thức ăn nữa. 

Một số món ăn tăng cảm giác thèm ăn cho trẻ 3-6 tuổi biếng ăn

Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp tăng cảm giác thèm ăn và khiến trẻ thèm ăn hơn:

Đậu phộng (lạc)

Đậu phộng giúp tăng cường trao đổi chất, tăng cảm giác thèm ăn, khiến trẻ không ngừng nhai nuốt.

Sữa chua

Sữa chua giúp giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động và thúc đẩy sự thèm ăn như một loại probiotic lành mạnh. Sữa chua cũng chứa nhiều vitamin B, canxi và vi khuẩn có lợi cho đường ruột của trẻ.

Trà xanh

Ngạc nhiên chưa? Trà xanh giúp làm tăng quá trình trao đổi chất và thúc đẩy cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ngoài ra, trà xanh còn không chứa calo!

Quả bơ và bơ hạt

Các loại trái cây như bơ, lựu và các loại bơ hạt như bơ hạnh nhân hoặc bơ đậu phộng giúp tăng cảm giác thèm ăn và giàu calo cho trẻ. Đây là những món ăn hoàn hảo cho các bữa ăn phụ của trẻ.

Gà và hạt bí 

Cha mẹ có thể giảm biếng ăn cho trẻ 3-6 tuổi bằng cách cho bé ăn những thực phẩm giàu kẽm như hạt bí ngô, hạt điều, thịt gà…

Húng quế

Lá húng quế được biết là có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa và là phương thuốc hoàn hảo để giải đáp câu hỏi làm thế nào để tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ.

Gừng

Cha mẹ có thể thêm gừng nghiền vào bánh mì sandwich, salad hoặc súp để tăng cảm giác thèm ăn cho trẻ.

Nước cỏ cà ri

Vị thuốc đến từ phương tây này giúp tăng cường cảm giác thèm ăn ở trẻ. 

Quả mận

Cha mẹ có biết rằng quả mận không chỉ thúc đẩy sự thèm ăn của bé mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bé giảm táo bón không? Vì vậy hãy thêm món ăn này vào chế độ ăn uống của trẻ nhé.

Lời kết

Bây giờ, cha mẹ đã biết lý do tại sao trẻ 3-6 tuổi biếng ăn và phải làm gì để khắc phụ! Trẻ em cần có đủ dinh dưỡng trong những năm đầu của quá trình phát triển, chủ yếu là thông qua thực phẩm mà trẻ ăn. Hãy áp dụng những biện pháp khắc phục này và giúp bé nhanh chóng lấy lại cảm giác thèm ăn nhé!

Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form