Trang chủ

Mẹ & Bé

Trẻ Ăn Cơm Nuốt Chửng Có Sao Không? Cách Khắc Phục

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
11/12/2022
Mẹ & Bé
trẻ ăn cơm nuốt chửng có sao không

18 tháng tuổi trẻ đã tóp tép nhai cơm như người lớn. Nhưng cũng có bé 24 tháng tuổi vẫn chưa biết nhai cơm. Vậy trẻ ăn cơm nuốt chửng có sao không, khắc phục thế nào? Mời mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây để bỏ túi cách làm hiệu quả.

Vì sao trẻ ăn cơm nuốt chửng?

Nhai thức ăn là chuỗi các hoạt động của cơ hàm và lưỡi. Trẻ thường tập nhai từ tháng thứ 6 và phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ việc dùng lưỡi và hàm để nghiền thức ăn. Sau đó là học cách dùng lưỡi để đẩy thức ăn sang 2 bên cho hàm nghiền. Việc trẻ không chịu nhai chỉ nuốt chửng có thể là do các nguyên nhân sau: 

Mẹ cho bé ăn thô muộn

Trẻ sinh ra đã được bú mẹ rồi ăn dặm bằng bột, cháo loãng, cháo đặc, cơm nát và cuối cùng là cơm nguyên hạt. Trường hợp mẹ cho bé ăn thô quá muộn, giai đoạn từ sữa đến cháo kéo dài sẽ khiến con bỏ lỡ thời điểm phát triển cơ nhai. Khi hàm không hoạt động sẽ dần yếu đi và mất phản xạ nhai. Lúc này trẻ sẽ thụ động nuốt thức ăn mà không có ý thức về việc nghiền nhỏ.

Trẻ không tập trung khi ăn

Trẻ ăn ít trở thành áp lực, khiến mẹ nghĩ ra đủ mọi chiêu trò như ăn dong, xem tivi, điện thoại.... Ban đầu cách làm này có thể khiến trẻ ăn được thêm ít nhưng đổi lại con sẽ hình thành thói quen ăn uống rất xấu. Trẻ vì mải chơi mà ăn một cách thụ động. Mẹ bón, con há mồm và nuốt chửng cho nhanh để không làm gián đoạn bộ phim yêu thích. Tình trạng này để lâu ngày sẽ khiến bé sinh ra thói quen lười nhai.

Trẻ ăn cơm nuốt chửng do mải chơi
Trẻ ăn cơm nuốt chửng do mải chơi

Món ăn không hợp khẩu vị

Lý do nữa khiến trẻ ăn cơm không nhai là do thức ăn không hợp khẩu vị. Việc ăn đi ăn lại một món hoặc thực đơn thiếu đa dạng sẽ khiến bé nhanh chán. Điều này khiến con sinh ra tâm lý lười nhai, chỉ thích nuốt chửng cho nhanh hết bữa. Không chỉ thế, việc lười nhai sẽ khiến bé không cảm nhận được hương vị, kết cấu của món ăn. Từ đó lại càng sinh ra chán ghét. Vòng xoáy luẩn quẩn này lặp đi lặp lại sẽ khiến trẻ biếng ăn hơn. 

Trẻ cảm thấy áp lực

La mắng, quát nạt hay sử dụng bạo lực trong bữa ăn có thể ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ. Bé có khuynh hướng nóng nảy, cộc tính, hay quậy phá và tìm cách trốn tránh bữa ăn bằng cách giả ốm, nuốt chửng không nhai. 

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, những trẻ bị ép ăn thường trở nên gầy yếu và lười ăn hơn bạn bè đồng trang lứa. Điều này dẫn đến hệ quả xấu là trẻ ăn không ngon, ăn thụ động và không chịu nhai. 

Tình trạng trẻ ăn cơm nuốt chửng còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe như đau răng, rối loạn chức năng khớp hàm hoặc bị các bệnh thần kinh,...

Trẻ ăn cơm nuốt chửng có sao không?

Trẻ ăn cơm nuốt chửng có sao không là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia, tình trạng này nếu để kéo dài có thể gây ra những tác hại sau:

Trẻ ăn cơm nuốt chửng gặp tác hại gì?
Trẻ ăn cơm nuốt chửng gặp tác hại gì?

Hại dạ dày

Thức ăn thô ban đầu sẽ được nhai kỹ ở miệng. Sau đó nhờ sự co bóp của dạ dày và hoạt động của men tiêu hóa mà phân cắt thành miếng nhỏ để hấp thụ ở đường ruột.

Nếu trẻ không nhai, cơm và thức ăn khi xuống dạ dày vẫn còn nguyên kích thước, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa. Lúc này dạ dày buộc phải co bóp nhiều hơn, tăng gánh nặng. Các bệnh lý như trào ngược, táo bón, rối loạn đại tiện cũng theo đó mà có nguy cơ xuất hiện cao hơn.

Thiếu chất, suy dinh dưỡng

Thức ăn là nguồn bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất dồi dào cho bé. Khi dinh dưỡng đủ bé sẽ có sức khỏe để đảm bảo quá trình học tập và làm việc bình thường.

Nhai là hoạt động khởi đầu của quá trình tiêu hóa. Nếu trẻ không nhai, toàn bộ tiến trình tiêu hóa sau đó đều bị ảnh hưởng. Các thành phần dinh dưỡng sau khi chuyển hóa chỉ hấp thu được một phần. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trẻ có thói quen không nhai sẽ phải đối diện với nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng rất cao.

Kém phát triển cơ hàm

Thói quen ăn cơm nuốt chửng lâu dài sẽ sinh ra tật lười nhai, ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển cơ hàm. Tình trạng này nếu không phát hiện và xử lý kịp thời bé có thể đối mặt với nguy cơ chậm phát triển. Khi mẹ muốn chuyển đổi sang thức ăn thô,  bé gần như không biết nhai. 

Tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Trẻ ăn cơm nuốt chửng có sao không? Ít ai biết rằng tình trạng này nếu để kéo dài có thể khiến cơ thể đối mặt với tình trạng ngộ độc thực phẩm. Theo các nghiên cứu khoa học, tác nhân gây ngộ độc trong thức ăn khi tiếp xúc với các enzyme trong nước bọt sẽ bị ức chế hoạt động. Vì vậy thói quen không nhai hoặc nhai không kỹ sẽ khiến khả năng loại bỏ bầm bệnh giảm đi. Trẻ có thể đối mặt với nguy cơ đau bụng, viêm ruột hoặc ngộ độc thực phẩm. 

Trẻ dễ bị căng thẳng

Ăn cơm nuốt chửng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến tâm lý. Quá trình tiêu hóa không thuận lợi sẽ khiến trẻ luôn trong trạng thái đầy hơi, khó tiêu. Khi đó, cơ thể dễ rơi vào trạng thái stress, khó chịu. Trẻ dễ nổi cáu và quấy khóc thường xuyên. 

Làm gì khi trẻ ăn cơm nuốt chửng?

Trẻ ăn cơm nuốt chửng thường tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Vì vậy để cải thiện tình trạng này mẹ hãy bỏ túi cách tập cho bé nhai cơm dưới đây. 

Cách tập cho bé nhai cơm

Để bé nhai cơm, trước tiên mẹ phải cho con ăn dặm đúng cách. Theo đó, thời gian ăn dặm cho trẻ thích hợp là từ 6 tháng tuổi. Khi bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho con ngồi thẳng, tập trung vào việc ăn. Các loại thực ăn trong giai đoạn này nên là đồ ăn mềm, dễ nuốt như bột, cháo, hoa quả chín mềm.

Cách cho bé tập nhai mẹ nên bỏ túi
Cách cho bé tập nhai mẹ nên bỏ túi
  • Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn thức trên bằng cách xay nhuyễn sau đó chuyển dần lên thô. Nếu bé ăn uống bình thường, không có hiện tượng nôn trớ thì tiếp tục tăng độ thô, tiến tới thức ăn bằng ½ đầu đũa.
  • Sau đó mẹ bắt đầu cho con tập ăn cháo có độ thô cao hơn. Mỗi lần nấu mẹ sẽ múc ra ngoài một bát cháo nguyên hạt, đem đi xay rối. Sau đó trộn cháo nguyên hạt với bát cháo mịn rồi thăm dò phản ứng của bé.
  • Nếu bé ăn tốt mẹ lại tiếp tục tăng thêm độ thô theo tỷ lệ ⅓, ⅔ và cuối cùng là cháo nguyên hạt. Bước tập nhai này có thể kéo dài đến hàng tháng vì vậy mẹ phải thật kiên nhẫn và nhẹ nhàng với bé.

Tập cho bé ăn cơm với thức ăn

Để bé tập nhai hiệu quả ngoài cơm thì các loại thức ăn như rau củ, quả mẹ cũng nên cắt nhỏ từ 0.5cm rồi ninh kỹ. Cách làm này sẽ giúp bé hình thành phản xạ cầm nắm và xử lý thức ăn thô, cơ hàm phát triển, bé nhai thức ăn rất tốt.

Tăng độ thô thức ăn hợp lý

Tăng độ thô đột ngột có thể khiến trẻ bị ngợp và sợ tiếp xúc với thức ăn. Vì vậy để bé có thể tập nhai hiệu quả mẹ nên giới thiệu thức ăn nhịp nhàng. Nên bắt đầu với đồ ăn xay nhuyễn, kết cấu rất mịn. Sau đó trộn thêm một thìa nhỏ đồ ăn có kết cấu đậm đặc. Lặp đi lặp lại động tác này cho đến khi bé quen.

Khi đã con thích ứng với kết cấu đồ ăn mới mẹ có thể giới thiệu đồ ăn thô lúc bé đang đói.  Thực hiện dần dần việc tăng thử thách để con chủ động xử lý đồ ăn thô. Nếu bé gặp khó khăn với lượng thức ăn đặc mẹ hãy quay lại món dễ ăn như trước.

Độ thô của thức ăn nên tăng dần theo các giai đoạn
Độ thô của thức ăn nên tăng dần theo các giai đoạn

Cho trẻ ăn cùng gia đình

Cho trẻ ăn cùng gia đình cũng là cách rèn luyện kỹ năng nhai thô hiệu quả. Theo các chuyên gia, trẻ có khả năng bắt chước rất tốt. Vì vậy, nếu được ăn cơm cùng gia đình bé có thể dễ dàng quan sát và thực hành theo người lớn. Bên cạnh đó, không khí vui vẻ trong bữa cơm cũng là yếu tố giúp bé ăn ngon hơn. Tuy nhiên để con quan sát và bắt chước hiệu quả, mẹ nên phân chia thức ăn rõ ràng để bé định hình vật thể mẹ nhai, tránh gây rối loạn nhận thức.

Khuyến khích trẻ dùng miệng khám phá

Kỹ năng nhai của trẻ được hình thành một phần là do cơ lưỡi phát triển. Vì vậy giai đoạn 3-4 tháng đầu khi bé biết cầm và gặm mọi thứ xung quanh mẹ đừng lo sợ nhiễm khuẩn mà vội ngăn cản. Theo các chuyên gia, gặm là nền tảng quan trọng để bé nhai cơm ngon lành. Do đó thời điểm này mẹ nên lựa cho con những loại đồ chơi chuyên dụng, vệ sinh thật sạch để bé thỏa thích khám phá thế giới xung quanh bằng miệng.

Tạo tâm lý thoải mái cho bé

Nhai là cả một quá trình hình thành và phát triển, nó có thể kéo dài cả tháng trời. Vì vậy mẹ đừng sốt ruột mà nóng nảy, quát mắng bé. Hãy tạo cho con tâm lý thoải mái, thử khen ngợi khi trẻ chịu nhai để con cảm thấy hào hứng và thích thú với nhiệm vụ mới này.

Hãy để con thấy nhai cơm là điều thú vị
Hãy để con thấy nhai cơm là điều thú vị

Nói không với tivi, ipad khi ăn cơm

Mải xem tivi, ipad có thể khiến trẻ quên đi nhiệm vụ xử lý thức ăn. Vì vậy để con tập trung vào bữa cơm, mẹ nên tắt hết các thiết bị điện tử có thể gây nhiễu loạn. Kết hợp với việc chế biến món ăn bắt mắt, màu sắc sặc sỡ để thu hút sự tập trung của trẻ. Khi thấy hứng thú với món ăn, bé sẽ tìm cách ngấu nghiền, nghiền nát để khám phá và thỏa mãn đam mê của mình. Khi đó mẹ sẽ chẳng phải mất thời gian để ép buộc, la mắng, trẻ vẫn tập nhai ngon lành.

Trẻ ăn cơm nuốt chửng có sao không bài viết này đã giải đáp chi tiết. Hy vọng rằng với những biện pháp mà Appetito gợi ý mẹ có thể khắc phục tình trạng này hiệu quả.

Xem thêm:

Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form