Trang chủ

Mẹ & Bé

Trẻ Biếng Ăn Lâu Ngày Đến Mấy Cũng “Goodbye” Nhờ Cách Này!

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
27/11/2022
Mẹ & Bé
trẻ biếng ăn lâu ngày

Trẻ biếng ăn lâu ngày vẫn luôn là bài toán nan giải khiến các bậc phụ huynh phải đau đầu. Để giúp mẹ cải thiện hiệu quả tình trạng này bài viết dưới đây sẽ gợi ý 5 chiến thuật “tưởng khó mà dễ”.

Vì sao trẻ biếng ăn lâu ngày?

Biếng ăn kéo dài là tình trạng trẻ đột ngột bỏ bữa hoặc quá trình cho ăn vất vả, kéo dài. Theo các chuyên gia có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Một trong số đó gồm:

  • Thức ăn không hợp với khẩu vị, quá nhạt hoặc quá mặn khiến con không có hứng thú.
  • Trẻ đang mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, cảm thấy mệt mỏi và không muốn ăn.
  • Ngoài ra, thói quen và hành vi của cha mẹ cũng có thể tác động một phần khiến trẻ lười ăn lâu ngày. Ví dụ việc cho trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc nghịch điện thoại sẽ khiến con thụ động và không cảm thấy ngon. Lâu ngày sinh ra lười ăn, bỏ bữa.
  • Bên cạnh đó, việc phân chia và xây dựng thực đơn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hấp thụ của bé. Nếu mẹ cho con quá nhiều hoặc dồn thức ăn vào 3 bữa chính sẽ khiến con bị “ ngợp” và “sợ”. Không chỉ thế, thực đơn kém phong phú, lặp đi lặp lại sẽ khiến trẻ chán ngán và lười ăn.
  • Một số trường hợp trẻ bị nhiễm ký sinh trùng hoặc gặp các vấn đề về răng miệng khiến con khó khăn khi nhai, nuốt cũng có thể gây ra tình trạng lười ăn.
Vì sao trẻ lại biếng ăn lâu ngày?
Món ăn không hợp khẩu vị khiến bé bỏ bữa

Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị biếng ăn kéo dài do một vài nguyên nhân khách quan như:

  • Trong thai kỳ mẹ không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ khiến con thiếu “chất” sắt, canxi, kẽm,... Điều này có thể khiến trẻ bị sinh non, yếu hơn bình thường và lười bú mẹ trong những tháng đầu đời.
  • Trẻ bước vào giai đoạn phát triển mang tính dấu mốc như mọc răng, tập nói, tập lật, tập bò, tập đi. Các dấu mốc này có thể sinh ra biếng ăn sinh lý giai đoạn 3-4 tháng tuổi, 9-12 tháng và 16-18 tháng. Bước qua giai đoạn phát triển này, trẻ sẽ ăn uống bình thường trở lại. Thậm chí một số trường hợp ngay trong quá trình phát triển trẻ cũng có thể ăn uống bình thường.

Dấu hiệu nhận biết bé biếng ăn lâu ngày

Nếu chú ý quan sát quá trình dùng bữa, mẹ có thể dễ dàng tìm thấy điểm khác lạ để nhận biết tình trạng biếng ăn ở trẻ. Theo đó trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ có các dấu hiệu như:

  • Trẻ ăn ít đột ngột và kéo dài trên 5 ngày.
  • Trẻ hay ngậm thức ăn và không chịu nuốt.
  • Trẻ phun hoặc nôn trớ nhiều lần trong ngày dù bị mắng và la khóc.
  • Trẻ cảm thấy khó chịu và bực bội mỗi khi tới bữa, thường tìm vật để “ bấu víu” hòng trốn ăn.
  • Trong 3 tháng liên tiếp trẻ không tăng cân, thậm chí còn có dấu hiệu sụt giảm.
Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn lâu ngày
Trẻ hay khóc lóc và bỏ bữa liên tục

Cảnh báo những hậu quả khôn lường khi trẻ biếng ăn kéo dài

Dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng tình trạng biếng ăn nếu để kéo dài vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Dưới đây là 5 “hiểm họa” mà mẹ chớ xem thường khi bé lười ăn.

  • Rối loạn tiêu hóa, hấp thụ kém: Trẻ biếng ăn lâu ngày đa phần là do hệ tiêu hóa có vấn đề. Thế nhưng khi tình trạng này kéo dài bé có thể mất khả năng tiêu hóa. Lâu ngày dẫn đến kém hấp thụ.
  • Suy dinh dưỡng: Ăn uống là con đường ngắn nhất để cơ thể hấp thu dinh dưỡng. Đây cũng là cách giúp trẻ duy trì thể trạng và năng lượng miễn dịch. Vậy nên khi thức ăn giảm, cơ thể sẽ mất đi năng lượng, hoạt động kém và mệt mỏi hơn.
  • Suy giảm miễn dịch: Trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ khiến các vi chất trong cơ thể bị giảm sút. Đồng nghĩa với việc khả năng miễn nhiễm bị suy giảm. Do đó lúc này trẻ có thể phải đối mặt với các bệnh lý như hô hấp, dị ứng, cảm lạnh,...
  • Chậm phát triển trí não: Các nghiên cứu cho thấy, chỉ số phát triển trí tuệ MBI ở trẻ biếng ăn là 96 điểm. Con số này thấp hơn 14 điểm so với trẻ ăn ngon, hấp thụ tốt (110 điểm). Thực tế cũng cho thấy khi trẻ ăn uống kém, hấp thụ giảm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và kiệt sức. Do đó tính nhạy cảm của trẻ cũng giảm theo, các bé có thể bị lờ đờ, kém thông minh.
  • Chỉ số cảm giác giảm: Không chỉ ảnh hưởng đến thể chất và trí não, biếng ăn lâu ngày còn cản trở tâm lý ở trẻ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, khi biếng ăn, trẻ thường có biểu hiện trầm cảm. Các con thu mình, rụt rè và ít nói hơn bình thường. Không chỉ thế, chỉ số cảm xúc cũng như giả năng diễn đạt, hòa đồng với bạn bè cũng kém đi rất nhiều.

Bật mí cách “xóa sổ” biếng ăn lâu ngày ở trẻ nhỏ 

Bé biếng ăn lâu ngày có thể ảnh hưởng lớn đến thể chất và trí não. Vì vậy mẹ hãy bỏ túi cách cải thiện biếng ăn “độc đáo này” cho bé.

Tạo cho bé bữa ăn thoải mái

Tâm lý vui vẻ, thoải mái là cách tốt nhất để kích thích tuyến tiêu hóa hoạt động và tăng tiết dịch vị. Do đó để con ăn ngon, mẹ hãy xây cho bé một bữa ăn thoải mái. Nên cho con ăn cùng gia đình, để bé quan sát người lớn nói chuyện và ăn uống.

Tuy nhiên, mẹ đừng quên “sayno” với những trò giúp con ăn nhanh như xem TV, chơi đồ chơi. Những hoạt động này sẽ khiến bé mất tập trung, và hình thành thói quen xấu như khóc nhè, mè nheo nếu không được thỏa mãn sở thích.

Lên thực đơn cho bé phù hợp

Việc tùy ý xây dựng thực đơn hàng ngày sẽ khiến trẻ đứng trước nguy cơ thiếu chất. Vậy mẹ phải làm sao để cải thiện tình trạng này? Hãy xây dựng chế độ hợp lý, đa dạng với đầy đủ vi chất để con hào hứng hơn với bữa ăn.

Ngoài thực đơn đa dạng, mẹ cũng nên chú ý tới hình thức trình bày. Sao cho món ăn hấp dẫn và đẹp mắt, kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Ví dụ mẹ có thể trang trí món ăn theo tạo hình ngộ nghĩnh, hoặc sử dụng những nguyên liệu đa sắc để lên đơn. Chắc chắn các bé sẽ thấy bữa ăn hấp dẫn và thú vị hơn rất nhiều.

Tạo hình đẹp mắt cho món ăn
Tạo hình đẹp mắt cho món ăn

Hạn chế cho con ăn vặt

Hầu hết các mẹ đều tỏ ra lo lắng khi tình trạng biếng ăn xảy ra. Vì vậy thay vì giúp con cải thiện từ từ, các mẹ thường cho bé ăn vặt theo phương châm “ăn được lúc nào hay lúc ấy”. Tuy nhiên đây là tư tưởng hết sức sai lầm, việc cho bé ăn vặt quá nhiều sẽ khiến con mất đi cảm giác đói bụng và không muốn ăn. Đặc biệt, ở những trẻ mới ốm dậy, khi cơ thể chưa kịp phục hồi để “nạp” một lượng thức ăn “đồ sộ” sẽ càng khiến bé lười ăn.

Chia nhỏ khẩu phần ăn cho bé

Trẻ biếng ăn lâu ngày luôn là bài toán “nan giải” khiến các bậc phụ huynh đau đầu. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cha mẹ dồn ép quá nhiều trong các bữa chính. Khiến trẻ không đủ “sức” để dung nạp và tiêu hóa thức ăn. Do vậy để con ăn ngon, hấp thụ tốt mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn của bé thành các bữa chính và bữa phụ trong ngày.

Cải thiện cảm giác ngon miệng cho bé

Nếu bản thân trẻ là một người kén ăn và mẹ đã thử đủ mọi cách mà bữa ăn vẫn “vất vả” thì hãy bổ sung cho bé các chế phẩm hỗ trợ ăn ngon. Điển hình trong đó là các loại men vi sinh, men tiêu hóa, bào tử lợi khuẩn,... Tuy nhiên trước khi áp dụng phương pháp này, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn hàm lượng và sản phẩm phù hợp cho con.

Trẻ biếng ăn lâu ngày cải thiện bằng cách nào bài viết trên đã gợi ý chi tiết. Hy vọng với kiến thức này mẹ sẽ bỏ túi được “chiến thuật” giúp con ăn ngon trở lại.

Xem thêm:

  1. Trẻ 2 Tháng Tuổi Biếng Ăn Sinh Lý Mẹ Nên Làm Gì?
  2. Biếng Ăn Tâm Lý Ở Trẻ 3 Tháng Tuổi
  3. "Đối Phó" Giai Đoạn Biếng Ăn Sinh Lý Ở Trẻ 3 Tháng Tuổi
  4. Trẻ Bị Tưa Lưỡi Biếng Ăn: Nguyên Nhân & Giải Pháp
Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form