Trang chủ

Mẹ & Bé

Giải pháp cho bố mẹ khi trẻ quấy khóc không chịu ăn

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
10/11/2022
Mẹ & Bé
trẻ quấy khóc không chịu ăn

Trẻ quấy khóc, không chịu ăn luôn khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Con khó chịu ở đâu, bị đau chỗ nào, thức ăn có vấn đề gì không? Hôm nay, bố mẹ hãy cùng SKV khám phá những nguyên nhân đằng sau tiếng khóc của trẻ nhé!

Trẻ quấy khóc không chịu ăn có nguy hiểm không?

Khi con quấy khóc không chịu ăn, rất nhiều bố mẹ hoảng sợ và lo lắng. Liệu tiếng khóc của trẻ đang báo động điều gì? Liệu có vấn đề sức khỏe gì đang xảy ra không? Trẻ em có thể quấy khóc, không chịu ăn vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu nguyên nhân đằng sau những tiếng khóc đó, bố mẹ cần nhận biết đâu là tiếng khóc nguy hiểm, cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay và đâu là tình huống có thể trì hoãn và tự xử lý tại nhà.

Trẻ quấy khóc và không chịu ăn là dấu hiệu báo động nguy hiểm khi:

  • Trẻ đột ngột khóc thét từng cơn, bố mẹ không thể dỗ trẻ nín được.
  • Trẻ quấy khóc thường xuyên, kéo dài liên tục cả tuần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ và bữa ăn của trẻ.
  • Trẻ quấy khóc, bỏ ăn kèm theo các dấu hiệu bất thường khác kèm theo như nôn trớ, tiêu chảy, co giật…

Những dấu hiệu bất thường này là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng như xuất huyết não. Hoặc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ sau này. Do đó, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu nguy hiểm trên, bố mẹ đừng chần chừ mà phải nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Vì sao trẻ quấy khóc không chịu ăn?

Nếu trẻ quấy khóc, không chịu ăn nhưng không có dấu hiệu nguy hiểm thì có thể do những nguyên nhân phổ biến dưới đây.

Trẻ mọc răng, bị nhiệt miệng hoặc bị ốm

Khi bị ốm, cơ thể trẻ sẽ rất mệt mỏi. Trẻ không muốn ăn và ăn không ngon miệng. Trong khi đó, bố mẹ lại muốn tẩm bổ và thúc giục trẻ phải ăn thật nhiều để nhanh khỏe. Chính điều này đã khiến trẻ càng khó chịu và quấy khóc. 

Trong giai đoạn mọc răng hoặc khi bị nhiệt miệng, trẻ cũng thường xuyên khó chịu và mất cảm giác thèm ăn. Do đó, đây cũng là những thời điểm trẻ thường xuyên quấy khóc và không chịu ăn.

Tư thế bú của trẻ không thoải mái

Với trẻ nhỏ, trẻ có thể quấy khóc và không chịu ăn khi tư thế nằm hoặc ngồi không thoải mái. Ví dụ, cổ bé bị gập, khiến trẻ khó thở và khó nuốt. Ngoài ra, nếu kỹ thuật ngậm bắt vú không tốt, trẻ có thể cáu tức khi đã gắng sức để mút mà vẫn không bú được đủ lượng sữa theo nhu cầu.

Sữa chảy quá nhanh, quá chậm hoặc quá mạnh

Tốc độ chảy từ bình sữa hoặc bầu vú của mẹ không phù hợp cũng có thể khiến trẻ quấy khóc, không chịu ăn. Nếu trẻ đang đói mà sữa chảy quá chậm, trẻ sẽ rất khó chịu và cáu khóc. Còn nếu sữa chảy quá nhanh và quá mạnh, trẻ sẽ hoảng sợ và không nuốt kịp.

Giải pháp dỗ trẻ nín khóc và chịu ăn

Sau khi đã hiểu được những nguyên nhân dẫn tới tình huống quấy khóc, không chịu ăn của trẻ, bố mẹ có thể áp dụng những biện pháp hữu ích dưới đây.

Không ép trẻ ăn khi trẻ đang quấy khóc

Trước tiên, bạn cần xác định rằng không nên ép trẻ bú hoặc ăn khi trẻ đang quấy khóc. Lúc này, trẻ rất dễ bị nghẹn hoặc sặc. Ngoài ra, nếu bố mẹ ép trẻ ăn bằng được, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi thức ăn và ngày càng biếng ăn nặng hơn. Thay vào đó, bạn hãy kiên nhẫn dỗ trẻ nín khóc rồi mới cho trẻ ăn tiếp.

Ép trẻ bú hoặc ăn khi đang khóc rất dễ khiến trẻ bị nghẹn, sặc
Ép trẻ bú hoặc ăn khi đang khóc rất dễ khiến trẻ bị nghẹn, sặc

Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm khi bị ốm

Khi bị ốm, hệ tiêu hóa của trẻ cũng đình trệ hoạt động. Bạn không nên bắt trẻ ăn thật nhiều món ăn bổ dưỡng, nhiều năng lượng, vừa khiến đường ruột của trẻ quá tải, vừa làm trẻ mệt hơn. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng, mềm như cháo, sữa, bún, phở… Giải pháp này cũng rất hiệu quả trong giai đoạn trẻ bị nhiệt miệng và mọc răng.

Thực hiện kỹ thuật ngậm bắt vú tốt

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, ban cần đảm bảo trẻ thực hiện tốt kỹ thuật ngậm bắt vú. Có như vậy, trẻ mới không phải gắng sức mút mà vẫn nhận đủ lượng sữa theo nhu cầu. Trong kỹ thuật này, trẻ phải ngậm được hết quầng vú của mẹ, môi dưới nhô ra, cằm tì vào bầu ngực của mẹ.

Cho trẻ bú trong tư thế thoải mái

Tư thế thoải mái không chỉ giúp trẻ bú tốt mà còn khiến bạn thoải mái, dễ chịu hơn. Bạn có thể bế trẻ trên tay và cho trẻ bú hoặc cũng có thể đặt trẻ bú trong tư thế nằm. Lưu ý, nên đặt trẻ kề sát làn da của mẹ và không được gập hoặc ngửa cổ của trẻ quá nhiều. 

Lựa chọn bình ti phù hợp với trẻ

Với những trẻ sử dụng sữa công thức, bạn nên chọn mua sản phẩm bình ti phù hợp. Núm ti không được quá cứng. Lỗ sữa trên núm phải có kích thước phù hợp để sữa không chảy quá nhanh, quá mạnh hoặc quá chậm. Ngoài ra, khi pha sữa cho trẻ, bạn cũng cần kiểm tra nhiệt độ của sữa, tránh trường hợp cho trẻ uống sữa quá nóng hoặc chưa đủ ấm.

Xem thêm: trẻ biếng bú bình phải làm sao

Trẻ nhỏ chưa có khả năng giao tiếp bằng lời nói với bố mẹ. Tiếng khóc là phương thức duy nhất để trẻ bộc lộc nhu cầu và sự khó chịu của mình. Với những trẻ quấy khóc và không chịu ăn, bố mẹ nên quan sát và theo dõi trẻ thật kỹ để tìm ra nguyên nhân. Bạn chỉ nên cho trẻ ăn tiếp sau khi đã khắc phục được vấn đề khiến trẻ khó chịu và dỗ trẻ nín khóc. Nếu trẻ khóc quá dữ dội, kéo dài nhiều ngày hoặc không chịu ăn bất kỳ thứ gì, ảnh hưởng tới giấc ngủ thì bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra.

Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form