Trang chủ

Mẹ & Bé

Bé Không Chịu Ăn Cơm Phải Làm Sao? Bỏ Túi #5 Mẹo Sau!

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
20/5/2023
Mẹ & Bé
bé không chịu ăn cơm

Sau giai đoạn ăn bột các bé sẽ chuyển lên ăn cơm. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng tỏ ra hào hứng và hợp tác với bữa cơm này. Một số bé sẽ tìm cách nôn ọe và bỏ bữa khi ăn cơm. Vậy bé không chịu ăn cơm phải làm sao để cải thiện? Hãy để SKV mách mẹ 5 mẹo đơn giản sau nhé!

Khi nào mẹ nên cho bé ăn cơm?

Khi nào mẹ nên cho bé ăn cơm?
Mẹ nên cho bé ăn cơm theo đúng độ tuổi phát triển

Tùy vào sở thích và sự phát triển của từng bé mà mẹ có thể quan sát và lựa chọn thời điểm cho bé tập ăn cơm. Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp để trẻ tập ăn cơm là sau 19 tháng tuổi, tiếp đến là 24 tháng tuổi. Khi đó trẻ đã mọc được 20 chiếc răng, việc làm quen với cơm trở nên dễ dàng.

Có thể một vài bữa đầu chưa quen, bé sẽ lười ăn, bỏ bữa nhưng mẹ đừng vội nản lòng. Hãy kiên nhẫn cho bé tập ăn từng chút và chuyển dần từ cấu trúc cơm nát sang dẻo rồi đến bình thường. Tránh trường hợp mẹ nghĩ con chưa sẵn sàng mà kéo dài thời gian ăn cháo khiến kỹ năng nhai nuốt của bé không phát triển. Lâu ngày gây ra tình trạng bé lười ăn cơm.

Xem thêm: Trẻ 8 Tháng Tuổi Ăn Cơm Được Chưa?

Nguyên nhân khiến bé không chịu ăn cơm?

Nguyên nhân khiến bé không chịu ăn cơm?

Bé không chịu ăn cơm phải làm sao? Trước hết mẹ phải nắm rõ nguyên nhân của tình trạng này để tìm ra “chiến thuật” phù hợp. Theo các chuyên gia, giai đoạn 2-3 tuổi đáng lẽ trẻ sẽ phải ăn cơm thành thạo. Tuy nhiên một số trường hợp trẻ lại không chịu ăn cơm. Nguyên nhân của tình trạng này được xác định là do:

Mẹ đã cho trẻ ăn cơm quá muộn

20 tháng là thời điểm trẻ có thể làm quen với cơm nát, trên 2 tuổi là trẻ có thể nhai cơm thuần thục như người lớn. Nếu cha mẹ trì hoãn và bỏ qua thời điểm “ vàng” sẽ khiến cơ nhai của trẻ không có cơ hội phát triển. Bé lười ăn cơm là điều không thể tránh khỏi.

Nấu cơm quá nhão hoặc quá khô

Lời khuyên cho mẹ khi trẻ mới tập ăn cơm là nấu nhão hoặc nát. Tuy nhiên nếu mẹ nấu cơm quá nát và giống như cháo đặc sẽ khiến cơ nhai của bé không được kích thích. Con lười ăn và phụ thuộc vào việc nuốt chửng.

Mặt khác nếu cơm quá khô, trẻ sẽ cảm thấy khó ăn. Ác cảm ban đầu khiến con sợ hãi và không chịu ăn cơm nữa.

Cho trẻ tập ăn cơm với gạo lứt

Một vài gia đình có thói quen  ăn gạo lứt vì chúng rất giàu dinh dưỡng và chất xơ. Tuy nhiên với trẻ thì điều này là chưa thực sự cần thiết. Bởi so với gạo trắng, gạo lứt thường cứng và khô hơn. Việc tập ăn bằng gạo lứt sẽ khiến bé khó khăn khi nhai nuốt. Mặc khác gạo lứt có màu đen hoặc đỏ sẫm khi ăn sẽ khiến bé sợ hãi vì cho rằng cơm bẩn. Chính điều này làm con không chịu ăn cơm.

Việc tập ăn dặm với cơm gạo lứt sẽ khiến bé lười ăn
Việc tập ăn dặm với cơm gạo lứt sẽ khiến bé lười ăn

Bé bị ép ăn

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn cơm là do bố mẹ ép quá nhiều. Theo các chuyên gia vì sợ con đói mà rất nhiều phụ huynh đã biến bữa ăn thành bãi chiến trường. Từ đó, khiến bé sinh ra cảm giác sợ hãi, chống đối bằng việc giận dỗi hoặc bỏ ăn.

Xem thêm: Làm Gì Khi Trẻ 3 Tuổi Không Chịu Ăn Cơm Chỉ Uống Sữa?

Trẻ không chịu ăn cơm liệu có ảnh hưởng gì không?

Lười ăn, không chịu ăn cơm nếu để kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Cụ thể:

  • Bé thấp còi: Cơm và thức ăn được coi là nguồn dinh dưỡng chủ yếu với trẻ nhỏ. Do đó nếu bé lười ăn, cơ thể sẽ bị đói và thiếu chất. Lâu ngày sinh ra tình trạng nhẹ cân, còi cọc. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cũng bị hạn chế, trẻ thấp còi hơn bạn bè đồng trang lứa.
  • Giảm miễn dịch: Ai cũng biết Kẽm, selen, vitamin C là những vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch. Khi không chịu ăn cơm cơ thể bé chắc chắn sẽ không đủ chất này. Khi đó, sức đề kháng sẽ suy giảm, bé thường xuyên ốm vặt và mắc các bệnh viêm nhiễm.
  • Chậm chạp hơn: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trẻ lười ăn cơm thường chậm chạp hơn bạn bè cùng trang lứa. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do sức khỏe của bé yếu ớt. Phần còn lại là do con không đủ iot và acid béo để phát triển trí não.
  • Trẻ khó hòa nhập: Khi đi học, trẻ sẽ phải tuân theo chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của trường lớp. Do đó nếu không chịu ăn cơm bé sẽ rất khó hòa đồng với bạn bè. Hoặc tệ hơn, là sẽ bị trêu đùa khi cả lớp cả ăn cơm còn mình ăn cháo.
Trẻ không chịu ăn cơm liệu có ảnh hưởng gì không?
Bé lười ăn cơm thường thấp bé hơn bạn bè đồng trang lứa

6 mẹo hay giúp bé ăn ngon, mẹ chẳng phải đút

Trẻ không chịu ăn cơm phải làm sao là câu hỏi được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Dưới đây là 6 mẹo hay giúp mẹ nhanh chóng “xóa sổ” tình trạng này.

1. Cho bé tập ăn cơm theo đúng tiến độ

Bé không chịu ăn cơm phải làm sao mẹ ơi! Trước tiên phải cho bé tập ăn theo đúng tiến độ. Theo các chuyên gia việc cho bé ăn cơm quá sớm không hề tốt. Bởi khi bé trên dưới 1 tuổi con mới mọc được 6-8 chiếc răng. Điều này chưa đủ để nhai cơm thành miếng nhỏ. Trong khi đó, thức ăn chỉ khi nghiền nhỏ, men nước bọt mới có khả năng điều tiết và tiêu hóa trong dạ dày. Do đó thay vì cho bé ăn sớm, mẹ có thể quan sát và nhận biết thời điểm cho con tập ăn thích hợp.

2. Ưu tiên cơm mềm, dễ nuốt cho bé

Thay vì ép trẻ ăn cơm đột ngột, mẹ nên chuyển dần từ cháo sang cơm. Giai đoạn đầu nên chuẩn bị cơm nát và mềm để bé dễ hấp thụ. Cách nấu cơm nát rất đơn giản. Mẹ chỉ cần lấy một phần cơm đang nấu đánh nhẹ để hạt cơm vỡ ra, sau đó đem chưng lại trong nồi. Hoặc khéo léo hơn là nghiêng nhẹ nồi cơm và lấy một phần cơm nát.

3. Cho bé ăn cùng gia đình

Nhiều bố mẹ có thói quen cho trẻ ăn trước rồi gia đình mới ăn. Tuy nhiên theo các chuyên gia để kích thích trẻ ăn ngon, mẹ hãy để bé ngồi trên ghế và quan sát mọi người. Thi thoảng, mẹ có thể nói chuyện với bé, nhưng tuyệt đối không bật tivi hoặc cho bé nghịch điện thoại.

Biện pháp này tưởng như vô lý nhưng lại rất hiệu quả. Bởi sau nhiều lần quan sát, bé sẽ nhận ra người lớn cũng đang ăn cơm. Mặt khác con cũng cảm thấy thoải mái và vui vẻ đón nhận bữa ăn hơn.

Bé nên ăn cơm cùng gia đình để cảm thấy thoải mái hơn
Bé nên ăn cơm cùng gia đình để cảm thấy thoải mái hơn

4. Ưu tiên món bé thích

Trẻ không ăn cơm không có nghĩa là trẻ không biết nhai. Thông thường các bé vẫn  vui vẻ và ăn những món yêu thích của mình dù món đó hơi cứng. Vì vậy, để kích thích khả năng ăn ngon của bé, mẹ nên ưu tiên những thực phẩm bé thích. Có thể sử dụng các loại ngũ cốc, bánh kẹo ít đường hoặc hoa quả giàu vitamin. Tuyệt nhiên không sử dụng bim bim, đồ ăn nhanh để thuận theo ý trẻ. Những thực phẩm này có thể khiến bé lười ăn cơm hơn rất nhiều.

5. Để bé ăn theo sức và nhu cầu của mình

Bé không chịu ăn cơm phải làm sao, mẹ hãy để con ăn theo sức và nhu cầu của mình. Thường dạ dày của các bé rất nhỏ, vì vậy mỗi bữa ăn mẹ nên có định lượng vừa đủ để con hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả. Tuyệt đối không ép trẻ ăn quá nhiều. Vì điều này sẽ khiến con nhanh chán và cảm thấy sợ hãi với bữa ăn. Thay vào đó, mẹ nên kiên nhẫn, tập cho bé ăn cơm từ từ. Vì đôi khi bé lười ăn theo giai đoạn do con bị mệt mỏi, đau ốm hoặc đang mọc răng.

6. Xây dựng thực đơn đa dạng

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn cơm là do thực đơn quá đơn điệu. Vì vậy dựa vào tháp dinh dưỡng, mẹ hãy bổ sung cho bé đa dạng thực phẩm. Cân bằng 4 nhóm chất xơ- đạm- chất béo- vitamin và khoáng chất khi con mới tập ăn cơm để giúp bé làm quen với thức ăn thô.

Bé không chịu ăn cơm phải làm sao bài viết trên đã gợi ý 6 phương pháp hiệu quả. Hy vọng rằng với kiến thức mà bài viết cung cấp mẹ có thể xây dựng thực đơn hợp lý cho trẻ trong giai đoạn này.

Xem thêm: 5 Thực Đơn Cho Bé Tập Ăn Cơm Đúng Chuẩn
Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form