Bé Không Chịu Ăn Thô: #3 Cách Giúp Mẹ "Xóa Sổ"
Ăn uống không chỉ là việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người mà đó còn quá trình khám phá đồ ăn. Tuy nhiên hiện nay tình trạng biếng ăn, bỏ bữa ở trẻ, nhất là trong giai đoạn ăn thô vẫn tiếp diễn. Vậy bé không chịu ăn thô phải làm sao? Bài viết này này sẽ gợi ý cho mẹ 4 cách “xóa sổ” hiệu quả.
Thế nào là tập ăn thô?
Ngoài thức ăn chính là sữa mẹ, giai đoạn ăn dặm bé còn được làm quen với thức ăn thô. Theo các chuyên gia 96% trẻ có thể tự cầm nắm thức ăn bằng tay trong giai đoạn 8-9 tháng. Do đó đây là thời điểm thích hợp để bé tập ăn thô.
Ăn thô là sự chuyển đổi và tăng dần độ thô trong thức ăn. Từ loãng và kích thước nhỏ như cháo, bột sang đặc và kích thước lớn như cơm nát, rau, củ quả thái miếng.. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp cho bé ăn được thức ăn nguyên dạng và có cấu trúc như người lớn.
Xem thêm: Trẻ Bị Tưa Lưỡi Biếng Ăn Phải Làm Sao?
Vì sao bé không chịu ăn thô?
Không ít em bé dù đã bước vào giai đoạn tập ăn thô nhưng vẫn thích “gắn bó” với đồ ăn mềm, thậm chí là xay nhuyễn. Tình trạng này khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Bởi “thuyền lớn thì sóng lớn”, bé càng lớn nhu cầu dinh dưỡng càng tăng. Nếu mẹ cứ xay nhuyễn, lâu ngày sẽ khiến con sẽ mất đi khả năng nhai nuốt, gây hại cho hệ tiêu hóa. Chưa kể thức ăn sệt mịn thường có mùi vị như “họ hàng” với nhau do đó rất dễ nhanh chán. Vậy nguyên nhân nào khiến bé lười ăn thô?
Theo các chuyên gia bé không chịu ăn thô thường xảy ra trong giai đoạn 1-2 tuổi bởi những lý do như:
- Cho bé ăn thô sớm: Không phải bé nào cũng có thể ăn thô vào giai đoạn 8-9 tháng tuổi. Và biết đâu bé nhà bạn lại nằm trong 4% còn lại trẻ chưa thể tự trong ăn giai đoạn này. Do đó để xác định bé đã sẵn sàng với việc ăn thô chưa mẹ có thể quan sát những biểu hiện sau: Bé có thể ngồi vững và không cần đỡ, dựa. Tần suất nghẹn thấp, bé vui vẻ, sẵn sàng với việc tự ăn.
- Thức ăn thô không phù hợp: Một trong những nguyên nhân khiến bé không chịu ăn thô giai đoạn 1-2 tuổi là do thức ăn không phù hợp. Thời điểm này bé bắt đầu tập ăn thô, vì vậy vẫn cần độ mềm. Nếu thức ăn quá thô và khô cứng, bé sẽ bỏ bữa, chán ăn.
- Do thức ăn thiếu đa dạng: Bé 1-2 tuổi không chịu ăn thô một phần là do thức ăn thiếu đa dạng. Ở độ tuổi này, vị giác của bé đã dần phát triển. Nếu mẹ thường xuyên cho con ăn một món nhất định, bé sẽ cảm thấy chán và lười ăn.
- Do mẹ nêm nếm thức ăn quá mức: Bé 1-2 tuổi vẫn còn quen với vị ngọt của sữa. Ngoài ra trong giai đoạn này, thận của bé vẫn còn non yếu nên không thể dung nạp các loại gia vị nặng như đường, muối,... Nếu mẹ thường xuyên nêm nếm quá tay, trẻ sẽ lười ăn.
Tác hại của việc ăn thô sai thời điểm
Cho bé ăn thô sai thời điểm là tình trạng thường gặp của các mẹ trẻ hiện nay. Theo các chuyên gia, việc ăn thô sai thời điểm có thể khiến sức khỏe con nhỏ bị ảnh hưởng, thậm chí gây ra tình trạng biếng ăn mãn tính. Vậy tác hại của ăn thô muộn hoặc sớm là gì?
- Bé ăn thô sớm khi chưa biết nhai thường sẽ nuốt chửng thức ăn. Tình trang này nếu để lâu ngày sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Bé ăn nhiều nhưng cơ thể không hấp thụ dinh dưỡng, gây ra còi cọc, chậm lớn so với bạn bè đồng trang lứa.
- Ngược lại nếu việc ăn thô diễn ra muộn hơn dự kiến bộ nhai của trẻ sẽ không phát triển. Hậu quả là bé không chịu nhai hay nuốt chửng hoặc ăn thô là “ọe”. Điều này chẳng những làm tăng gánh nặng cho các phụ huynh trong quá trình nuôi dạy. Mà còn khiến bé không cảm nhận được mùi vị thức ăn, lâu ngày gây ra tình trạng biếng ăn, bỏ bữa, bé không chịu ăn thô.
Giắt túi 3 cách giúp bé ăn thô hiệu quả
Trẻ không chịu ăn thô là nỗi lo của các bậc phụ huynh. Bởi tình trạng này kéo dài sức khỏe bé sẽ có ảnh hưởng tiêu cực. Dưới đây là những biện pháp “gỡ rối” giúp bé ăn thô hiệu quả.
1. Tập ăn thô đúng thời điểm
Để cải thiện tình trạng trẻ không chịu ăn thô thì việc đầu tiên là phải xác định thời điểm tập ăn thích hợp. Theo các chuyên gia, tiến trình phát triển của trẻ sẽ có những lúc gọi là "giai đoạn cửa sổ". Đây là lúc bản năng của trẻ được lên tiếng. Nếu mẹ không biết nắm bắt và bỏ qua cơ hội này thì quá trình sau đó sẽ rất vất cả. Thường trẻ nhỏ sẽ bắt đầu tập ăn thô vào khoảng 7 tháng đến 1 tuổi.
Tuy nhiên có nhiều trường hợp bé sẽ tập ăn muộn hơn. Lúc này mẹ có thể thăm dò phản ứng của con bằng cách xay cháo lợn cợn. Đây sẽ là đầu bài học “vỡ lòng” về kỹ năng xử lý thức ăn thô.
2. Thức ăn thô phải đảm bảo độ mềm, dễ nuốt
Ăn cháo chưa xay không phải là nhiệm vụ khó khăn. Vì vậy mẹ hãy tăng thêm độ khó cho bé. Mẹ yên tâm vì ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của bé đã đủ ‘trưởng thành” để tiêu hóa những thức ăn mềm như đậu phụ, trứng chiên, phô mai, trái cây mềm.
Quá trình tăng thô, có nhiều bé không quen nên rất dễ bị ọe. Tuy nhiên mẹ đừng lo lắng, vì bé sẽ hết sau vài hôm áp dụng. Nếu mẹ bỏ qua giai đoạn này, bé sẽ trở nên thụ động, không chịu nhai và hay nuốt chửng đồ ăn.
Để quá trình tăng thô đạt hiệu quả mẹ nên đảm bảo độ mềm cho thức ăn. Có thể bắt đầu với món đậu phụ. Đây là thực phẩm lành tính, dễ tiêu và chuẩn bị rất đơn giản. Lúc này mẹ có thể bỏ qua bước nghiền nhuyễn, tăng độ to của miếng đậu lên ½ đầu đũa để bé có phản xạ nhai, nuốt.
3. Tăng độ thô theo độ tuổi
Bé không chịu ăn thô giai đoạn 1-2 tuổi có thể là do mẹ chưa biết cách phân bổ đồ ăn hợp lý. Do đó khi qua giai đoạn “ăn mềm” mẹ nên chuyển bé sang lên “ăn thô tiến bộ”. Nếu thuận lợi, lúc này bé sẽ hứng khởi và chờ đợi được khám phá thức ăn. Còn nếu bé sợ và “đụng độ” biếng ăn mẹ có thể quay lại ăn thô mềm để tiếp tục thăm dò.
Ở giai đoạn “ăn thô tiến bộ”, bé có thể ăn được cháo nấu nguyên hạt và những nguyên liệu cắt nhỏ như hạt ngô. Đồng thời lúc này kỹ năng nhai và cơ hàm bé đã phát triển hoàn thiện.
Bé sẽ tốt nghiệp “khóa học” ăn thô khi nhai, nuốt thuần thụ thực phẩm có kích thước lớn và cấu trúc thức ăn gần như người lớn. Để đạt được kết quả này, mẹ cần thay đổi khẩu vị ăn, kết hợp với việc trang trí đẹp mắt và kiên trì với bé mẹ nhé.
Tăng thô cho bé ăn dặm đúng cách
Nếu việc tập ăn thô của bé không được như mong muốn, mẹ có thể áp dụng một vài thực đơn phổ biến dưới đây.
Cách tăng thô cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp này bắt đầu từ việc đút ăn cho bé. Thức ăn bao gồm đầy đủ dinh dưỡng và được đựng trong khay hoặc bát riêng. Bé lần lượt ăn từng món sao cho đến lúc 1 tuổi con có thể ăn được các món ăn như người lớn.
Cụ thể độ thô của thức ăn sẽ tăng dần theo giai đoạn như sau:
- Từ 5-6 tháng: Mẹ nên cho bé ăn cháo theo tỉ lệ 1:10, có lọc qua rây. Lúc này bé nên sử dụng món ăn được hấp và rây nhuyễn.
- Từ 7-8 tháng: Mẹ sẽ nấu cháo theo tỉ lệ 1:7, không lọc qua rây, món ăn được nghiền nhỏ.
- Từ 9-11 tháng: Mẹ sẽ nấu cháo theo tỉ lệ 1:5 hoặc 1:3. Món ăn sẽ được cắt và xé nhỏ, có thể chế biến dạng que để bé tập bốc.
- Từ 12-18 tháng: Bé có thể ăn được cơm nát. Các món ăn lúc này sẽ được cắt nhỏ hoặc để nguyên miếng. Mẹ cũng nên cho bé tập dùng thìa.
Cách tăng thô cho bé ăn dặm truyền thống
Ở phương pháp này, tiến trình ăn thô của bé sẽ được phân theo các giai đoạn như:
- Từ 6-9 tháng: Ăn bột.
- Từ 10-13 tháng: Ăn cháo xay.
- Từ 14-18 tháng: Ăn cháo đặc.
- Từ 18 tháng trở lên: Ăn cơm nát hoặc mềm.
- Và từ 30 tháng trở lên: Bé sẽ ăn cơm mềm và khô.
Xem thêm: Thực Đơn Cho Bé Tập Ăn Cơm Nát
Cách tăng thô cho bé ăn dặm tự chỉ huy (BLW)
Đây là phương pháp tập ăn thô từ đầu, bỏ qua giai đoạn tăng thô. Cụ thể bé sẽ không ăn thức ăn nhuyễn. Lúc này mẹ sẽ nấu chín thực phẩm rồi để nguyên miếng để con học cách tự xử lý.
Thức ăn chính của bé sẽ là rau, củ được thái que dài và hấp chín. Sau đó được cắt nhỏ và tăng dần độ thô theo tốc độ phát triển phù hợp với kỹ năng nhai, nuốt, dùng thìa, đũa.
Cách làm thức ăn thô cho bé mẹ đừng ngó lơ!
Bé không chịu ăn thô một phần là do món ăn không hợp khẩu vị. Vì vậy để con “ăn thô ngon miệng” mẹ chớ bỏ qua những món ăn sau.
Nấu cơm nát cho bé tập ăn thô “đúng chuẩn”
Cơm nát là món ăn được nhiều mẹ sử dụng trong giai đoạn “tập ăn thô”. Thế nhưng việc chế biến món này sao cho hợp lý là điều mà không phải ai cũng biết.
- Đầu tiên mẹ vẫn vo gạo và nấu cơm bình thường cho gia đình.
- Khi nồi cơm chuyển sang chế độ hâm nóng, mẹ sẽ lấy ra một bát cơm nhỏ sao cho vừa với khả năng của bé.
- Thêm nước vào bát cơm rồi để lại vào nồi, bật nút nấu lần nữa.
- Khi cơm của cả nhà chín bé sẽ có một bát cơm nát đúng chuẩn.
Cách làm hoa quả tập ăn thô cho bé
Hoa quả là thực phẩm lành tính, giàu vitamin nên rất tốt cho trẻ nhỏ. Mẹ có thể sử dụng thực phẩm này làm món tập ăn thô như sau:
- Chuẩn bị 3 quả nho móng tay, ¼ quả táo và thêm 2 miếng thanh long.
- Cách làm thức ăn thô cho bé lúc này là thái miếng và để riêng từng khay. Với bé từ 1-2 tuổi mẹ nên thái que để con học cách tự bốc.
Cách làm món Pasta cá hồi sốt kem
Bé không chịu ăn thô mẹ có thể thử sức với món Pasta cá hồi sốt kem. Vị ngậy của cá kết hợp với vị ngọt của kem chắc chắn sẽ khiến bé thích mê khi thưởng thức.
- Đầu tiêu mẹ cần đem cá hồi ướp với tỏi và dầu oliu.
- Sau đó dùng bơ nhạt xào cho cá hồi chín. Tiếp đến cho thêm cream vào đun cùng lửa nhỏ, thêm lá oregano cho dậy mùi.
- Cuối cùng mẹ cho mỳ Ý đã luộc vào hỗn hợp trên, đun thêm 5 phút rồi rắc phomai.
- Cá hồi mềm tơi nấu cùng mỳ Ý sẽ giúp bé ăn thô hiệu quả.
Bé không chịu ăn thô phải làm sao bài viết này đã gợi ý chi tiết. Hy vọng với với “quy trình” tập ăn thô mà SKV cung cấp mẹ sẽ giúp con “tốt nghiệp” khóa học này sớm.