Trang chủ

Mẹ & Bé

Biếng Ăn Tâm Lý Ở Trẻ Là Gì? Dấu Hiệu & Cách Chữa

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
14/4/2023
Mẹ & Bé
Biếng ăn tâm lý

Từ trước đến nay, khi nhắc đến biếng ăn cha mẹ đều nghĩ đến biếng ăn đơn thuần ở trẻ nhỏ. Vậy đã bao giờ mẹ nghe đến biếng ăn tâm lý chưa? Trên thực tế, có thể bé đang rơi vào tình trạng này nhưng mẹ lại không biết. Vậy biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì và có nguy hiểm không? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Biếng ăn tâm lý là gì? 

Biếng ăn là khái niệm chỉ chung những trẻ không ăn hết khẩu ăn của mình dẫn đến thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng dẫn đến nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Biếng ăn ở trẻ do nhiều nguyên nhân và được chia làm 3 loại chính là biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn tâm lý. 

  • Biếng ăn sinh lý: đây là tình trạng phổ biến nhất, xảy ra trong quá trình phát triển bình thường của trẻ. Biếng ăn sinh lý xuất hiện khi trẻ chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, dẫn đến những bất thường hoặc rối loạn khiến trẻ biếng ăn tạm thời. 
  • Biếng ăn tâm lý: khác với biếng ăn sinh lý, biếng ăn tâm lý lại chủ yếu xảy ra do cách chăm sóc sai cách của bố mẹ dẫn tới việc bé biếng ăn do sợ hãi, áp lực… Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như do bé thay đổi người chăm sóc, thay đổi trường lớp… Biếng ăn tâm lý nếu không khắc phục kịp thời sẽ dẫn tới biếng ăn kéo dài khó có thể cải thiện. 
  • Biếng ăn bệnh lý: đây là tình trạng biếng ăn do các rối loạn bất thường trong cơ thể, do trẻ mắc các bệnh lý dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi biếng ăn. Để điều trị biếng ăn bệnh lý thì trước hết cần giải quyết các bệnh lý hoặc tình trạng mà bé đang gặp phải. 

Dấu hiệu trẻ biếng ăn tâm lý

Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị biếng ăn tâm lý thông qua những dấu hiệu sau: 

  • Trẻ quay mặt đi khi mẹ chuẩn bị đút thức ăn vào miệng bé. 
  • Trẻ che miệng, ngậm chặt miệng, giãy khóc khi nhìn thấy thức ăn hoặc đồ ăn trên bàn. 
  • Trẻ hay ngậm thức ăn, không chịu nuốt.
  • Trẻ chạy trốn mỗi khi đến giờ ăn, thậm chí là giả vờ ốm, giả vờ đau bụng để không phải ăn. Tỏ ra khó chịu, ép buộc khi bị bắt ngồi vào bàn ăn.
  • Dọa nôn ói: nhiều trẻ biếng ăn nghiêm trọng hơn sẽ có biểu hiện buồn nôn, nôn mửa dữ dội để phản đối việc ăn uống. 
  • Mỗi bữa ăn thường kéo dài trên 30 phút.

Những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ bị biếng ăn tâm lý

Đôi khi cha mẹ không biết rằng, bé có thể bị biếng ăn tâm lý do chính sai lầm từ cách chăm sóc của cha mẹ, cần hạn chế tối đa nguyên nhân trẻ biếng ăn tâm lý này thì bé mới có thể ăn ngon và khỏe mạnh hơn. Dưới đây là một số sai lầm của cha mẹ khiến trẻ bị biếng ăn tâm lý:

Ép trẻ ăn

Cha mẹ nào cũng có tâm lý muốn con ăn được số lượng nhiều hơn và nhiều món ăn khác nhau hơn vì sợ con thiếu chất dinh dưỡng, chậm phát triển. Do đó, nhiều bậc cha mẹ đã có xu hướng ép con ăn bằng mọi cách. Khi phải tiêu thụ một lượng thức ăn quá lớn khiến hệ tiêu hóa của trẻ cảm thấy “áp lực nặng nề”, trẻ sẽ luôn cảm thấy khó chịu, bị ép ăn liên tục sẽ khiến trẻ sinh ra tâm lý sợ hãi thậm chí chống đối mỗi khi đến giờ ăn.

Quát mắng trẻ

Khi việc ăn uống của trẻ khiến cha mẹ trở nên áp lực, nhiều bậc cha mẹ sẽ có những biện pháp cực đoan hơn để bắt trẻ ăn như quát mắng, la hét thậm chí là đánh trẻ. Đây là biện pháp hoàn toàn sai lầm vì có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ sợ hãi, thậm chí là căm ghét bữa ăn. Ngoài ra việc quát mắng và đánh trẻ cũng khiến trẻ khóc lóc nhiều hơn, dễ dẫn đến nôn ói. 

Môi trường sống bị áp lực 

Một vấn đề mà cha mẹ không ngờ tới đó là môi trường sống cũng ảnh hưởng đến tình trạng biếng ăn của trẻ. Nếu việc học tập của trẻ trên trường quá áp lực, hoặc cha mẹ thường xuyên cãi nhau, không quan tâm đến trẻ sẽ khiến trẻ biếng ăn tâm lý, lười ăn, thậm chí là không muốn ăn. 

Biếng ăn tâm lý ở trẻ có nguy hiểm không?

Khác với biếng ăn sinh lý là chỉ cần vượt qua giai đoạn sinh lý của bé là bé sẽ ăn ngon trở lại, hoặc biếng ăn sinh lý chỉ cần điều trị bệnh lý cho bé, bé khỏe mạnh cũng sẽ ăn ngon hơn thì biếng ăn tâm lý ở trẻ lại phức tạp hơn và cần sự kiên trì từ cha mẹ. Nếu cách chăm sóc của cha mẹ không hợp lý thì biếng ăn sẽ trở thành biếng ăn kéo dài, trẻ sẽ thiếu hụt dinh dưỡng gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển.

Cách chữa biếng ăn tâm lý cho trẻ

Khi thấy bé bị biếng ăn tâm lý, cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có cách khắc phục sớm để tránh tình trạng biếng ăn trở nên nặng thêm:

Cho bé ăn theo nhu cầu

Thay vì ép trẻ ăn càng nhiều càng tốt thì cha mẹ hãy cho trẻ ăn theo nhu cầu và sở thích của trẻ. Cho trẻ ăn khi trẻ muốn ăn và dừng việc cho ăn khi trẻ không muốn ăn nữa. Trẻ nhỏ có khẩu phần ăn phù hợp theo độ tuổi của mình, đừng bắt trẻ ăn quá mức đó để bữa ăn luôn vui vẻ và ngon miệng. Chỉ cần đảm bảo cho mỗi bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để bé có thể phát triển toàn diện là được nhé. 

Không ép trẻ ăn

Tuyệt đối không ép trẻ ăn vì ép ăn chỉ khiến cho “cuộc chiến ăn uống” giữa mẹ và con trở nên căng thẳng hơn. Thay vào đó, hãy để trẻ ăn khi trẻ đói, thay vì ép trẻ thì hãy động viên và khuyến khích trẻ. Hãy khen ngợi trẻ khi trẻ ăn hết bữa ăn hoặc ăn thử một món ăn mới. 

Thường xuyên thay đổi thực đơn cho bé

Không chỉ với trẻ nhỏ, kể cả người lớn nếu chỉ ăn mãi một món thì cũng sẽ chán. Thậm chí, trẻ nhỏ còn có vị giác nhạy cảm hơn rất nhiều. Vì thế nếu cha mẹ chỉ cho bé ăn một món ăn trong thời gian dài thì bé sẽ rất mau chán dẫn đến biếng ăn. Điều cần làm của cha mẹ lúc này là cần thường xuyên thay đổi các loại thực phẩm, thường xuyên thay đổi cách chế biến để bé luôn cảm thấy bữa ăn “mới mẻ”, từ đó kích thích vị giác và khiến trẻ thèm ăn.

Để bé tự ăn

Để cho bé tự quyết định cách ăn cũng như làm chủ việc ăn uống của mình là cách để giúp bé cải thiện tình trạng biếng ăn. Đừng sợ bé không ăn được nhiều hoặc bé tự ăn sẽ gây bừa bãi, bẩn thỉu. Hãy để trẻ tự tay xúc những thìa thức ăn rồi đưa vào miệng, nó sẽ giúp bé hoàn thiện các kĩ năng ăn uống, giúp bé cảm thấy hứng thú và phấn khích hơn khi đến giờ ăn. Vì lúc đó, việc ăn uống không chỉ là một hoạt động ép buộc mà còn là một “thú vui” hàng ngày của trẻ.  

Cho bé ăn cùng cả nhà 

Tập cho bé thói quen ăn cùng cả nhà sẽ giúp bé tận hưởng không khí gia đình. Đồng thời, khi ngồi cùng bàn ăn cùng cả nhà, bé sẽ bắt chước được động tác của người lớn, học được cách ăn cũng như tác phong trên bàn ăn. Dù ăn riêng sẽ giúp bé tập trung vào bữa ăn hơn, nhưng với những bé biếng ăn thì điều này lại có tác dụng rất tốt vì giúp bé thay đổi không khí và tâm trạng ăn uống. 

Tập cho bé làm quen với môi trường mới

Nếu bé biếng ăn tâm lý do thay đổi môi trường đột ngột thì cha mẹ cần giúp bé làm quen với sự thay đổi này. Nếu bé biếng ăn do thay đổi trường lớp, thì thời gian đầu mẹ cần từ từ giúp bé làm quen bằng cách để bé ở lớp tầm 2-3 tiếng rồi đón bé về cho ăn…dần dần khi bé đã quen với các bạn và thầy cô thì mẹ có thể để bé ở trường cả ngày. Nếu bé biếng ăn do thay đổi người chăm sóc thì mẹ cần cho bé làm quen dần với người mới, không đột ngột thay đổi người chăm sóc ngay lập tức sẽ khiến bé không quen. 

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé

Cho dù nguyên nhân gây ra biếng ăn ở trẻ là gì thì cha mẹ cũng cần cung cấp cho trẻ một chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng từ đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Có như thế thì bé mới phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ được. Đồng thời khi được cung cấp đầy đủ các vi chất, bé sẽ ăn ngon miệng hơn và cải thiện được tình trạng biếng ăn của trẻ.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cần biết về biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ. Hy vọng những kiến thức bổ ích này có thể giúp cha mẹ xác định được bé nhà mình có đang rơi vào tình trạng này hay không, từ đó có những biện pháp điều trị và khắc phục cho bé kịp thời. Biếng ăn tâm lý không thể dứt điểm ngày một ngày hai mà cần có sự kiên trì từ cả trẻ lẫn bố mẹ. Vì thế cha mẹ hãy kiên nhẫn cùng con vượt qua giai đoạn này nhé.

Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form