Trang chủ

Mẹ & Bé

9 dấu hiệu trẻ kém hấp thu mẹ nên lưu tâm

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
28/3/2023
Mẹ & Bé
dấu hiệu trẻ kém hấp thu

Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng không chỉ đối mặt với tình trạng chậm tăng cân mà còn chịu sự tấn công của vi khuẩn. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ kém hấp thu. Bài viết dưới đây SKV sẽ gợi ý cho mẹ top 9 dấu hiệu trẻ kém hấp thu và cách giải quyết.

Top 9 dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ kém hấp thu

Kém hấp thu là tình trạng bộ máy tiêu hóa của trẻ không hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Vì vậy dù ăn uống tốt bé vẫn thiếu hụt vi chất nghiêm trọng. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ có thể nhận biết và phòng ngừa chứng bệnh này từ sớm.

1. Tiêu chảy, phân có váng

Tiêu chảy là triệu chứng điển hình ở trẻ kém hấp thu. Theo các chuyên gia, khi hệ tiêu hóa có vấn đề, thức ăn không được xử lý sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó người bệnh có thể gặp phải triệu chứng như đau bụng, chuột rút khi đang đi ngoài.

Với những trẻ gặp khó khăn khi tiêu thụ chất béo, phân sẽ bị thay đổi tính chất. Lúc này phân thường có kết cấu lỏng, nhiều nước, có váng mỡ nổi trên, xuất hiện mùi tanh, màu nhợt bất thường.

Tiêu chảy là triệu chứng kém hấp thu điển hình
Tiêu chảy là triệu chứng kém hấp thu điển hình

2. Đầy hơi

Hầu hết quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng đều diễn ra ở ruột non. Thức ăn sau khi xử lý sẽ được hấp thu ở ruột non, khi xuống ruột già hầu như chỉ còn cặn bã. Tuy nhiên ở trẻ kém hấp thu lượng carbohydrate, chất béo và protein chưa được tiêu hóa sẽ chuyển xuống ruột già. Lúc này các vi khuẩn trong đường ruột sẽ được nuôi dưỡng bởi các vi chất chưa tiêu hóa này. Chúng giải phóng ra một lượng lớn khí gây đầy hơi, chướng bụng.

3. Giảm cân

Giảm cân là dấu hiệu trẻ kém hấp thu mà mẹ có thể dễ dàng nhận biết. Tình trạng này ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng tiêu hóa carbohydrate, chất béo, protein. Vì thế dù trẻ rất nhiều nhưng thức ăn khi đến dạ dày và đường ruột không được hấp thu thành dinh dưỡng, gây ra thiếu hụt nghiêm trọng.

Triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng kém hấp thu dinh dưỡng do bệnh Celiac, viêm tụy và Crohn.

4. Tăng trưởng kém

Dấu hiệu trẻ kém hấp thu tiếp theo mà mẹ có thể nhận thấy là mức độ tăng trưởng kém. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể thường xuyên thiếu hụt vitamin và khoáng chất cho sự phát triển.

Không chỉ thế việc kém hấp thu kéo dài còn khiến bé không đủ dưỡng chất cho sự phát triển chiều cao, cân nặng. Vì vậy nếu trẻ chậm phát triển trong thời gian dài mẹ cần đưa bé đi khám để kịp thời phát hiện ra điều bất thường.

5. Móng tay bong tróc

Móng tay bong tróc cũng là dấu hiệu trẻ kém hấp thu. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết, khi cơ thể không dung nạp thực phẩm có nhiều chất đạm. Tế bào sẽ ngừng cung cấp protein để nuôi móng. Do đó lúc này bé có thể bị bong tróc hoặc giòn gãy móng tay.

Bé có thể bị tổn thương móng khi thiếu chất
Bé có thể bị tổn thương móng khi thiếu chất

6. Rụng tóc

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ còn có thể gây ra tình trạng tóc khô và dễ gãy rụng. Lý do là bởi lúc này cơ thể đang bị thiếu hụt kẽm và nhiều khoáng chất cần thiết cho sự phát triển. Do đó nếu trẻ có dấu hiệu rụng tóc mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé.

7. Tê và ngứa ran

Trẻ kém hấp thu có thể thiếu hụt vitamin B12 do cơ thể không chuyển hóa được thực phẩm. Việc thiếu hụt vi khoáng này có thể gây ra cảm giác tê bì và ngứa ran. Do đó mẹ hãy bổ sung protein động vật cho bé thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.

8. Cơ thể mệt mỏi

Kém hấp thu ở trẻ còn có thể nhận biết dựa vào dấu hiệu mệt mỏi. Theo các chuyên gia, khi hệ tiêu hóa có vấn đề, cơ thể không hấp thụ được sắt và magie dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Lúc này trẻ sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí là thiếu máu tăng cao. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.

9. Triệu chứng khác

Trẻ kém hấp thu còn biểu hiện khác như đầy bụng, tim đập nhanh, chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Việc xuất hiện các triệu chứng này là do cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng.

Dấu hiệu thường thấy ở trẻ kém hấp thu là tim đập nhanh
Dấu hiệu thường thấy ở trẻ kém hấp thu là tim đập nhanh

Trẻ kém hấp thu mẹ nên làm gì để cải thiện?

Quá trình kém hấp thu tác động rất xấu đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mẹ cần chủ động cho trẻ đi khám để điều trị kịp thời. Dưới đây là những biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng kém hấp thu ở trẻ.

Cân bằng thực đơn dinh dưỡng

Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng chủ yếu để bé có thể tăng cân và phát triển khỏe mạnh. Ở từng độ tuổi, bé sẽ cần chất dinh dưỡng khác nhau. Do đó trong các bữa ăn hàng ngày mẹ nên đảm bảo 4 nhóm cơ bản là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

Ngoài những thực phẩm phổ biến như thịt, cá, trứng, sữa thực đơn cho trẻ kém hấp thu còn cần tăng cường rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu men vi sinh như sữa chua. Chúng rất có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

Việc của mẹ lúc này là hãy chế biến đa dạng, trình bày đẹp mắt để kích thích vị giác của trẻ. Ngoài ra với trẻ kém hấp thu mẹ không nên dồn ép, khiến trẻ dung nạp lượng thức ăn đồ sộ. Hãy để bé tự quyết định lượng thức ăn của mình. Trường hợp bé kém hấp thu với những món mới mẹ có thể tạm dừng và bắt đầu cho bé sử dụng vào thời gian sau.

Tẩy giun và tăng cường vận động cho bé

Tẩy giun định kỳ và luyện tập thể dục, thể thao là cách tăng cường dinh dưỡng cho trẻ kém hấp thu mà mẹ bỉm nào cũng cần bỏ túi. Theo các chuyên gia, giun sán khi kí sinh trong đường ruột sẽ cạnh tranh và hấp thu dinh dưỡng của bé. Vì vậy để con hấp thụ thức ăn hiệu quả mẹ nên tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần. Kết hợp với việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tăng cường đề kháng, thúc đẩy nhu động ruột. Một số bộ môn thể thao mà mẹ có thể khuyến khích bé tập như đi bộ, nhảy dây, đạp xe, đá bóng, bơi lội,...

Cho bé rèn luyện thể chất bằng hoạt động ngoài trời
Cho bé rèn luyện thể chất bằng hoạt động ngoài trời

Uống nước thường xuyên

Nước chiếm 70-80% trọng lượng cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển dinh dưỡng và oxy cần thiết cho tế bào. Việc thiếu nước sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng ì ạch, kém linh hoạt, quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng theo đó cũng giảm theo. Vì vậy để bé có thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả mẹ nên khuyến khích con dùng nước theo nhu cầu của độ tuổi và giới tính. Cụ thể:

  • Trẻ vị thành niên từ 10-18 tuổi cần khoảng 40ml nước/kg thể trọng.
  • Trẻ từ 1-10 kg cần khoảng 100ml nước /kg thể trọng.
  • Trẻ từ 11-20kg cần khoảng 1000ml/ ngày và 50ml/10kg tăng trưởng.
  • Trẻ từ 21kg trở lên cần khoảng 1500ml/ ngày và 20ml/ 20kg tăng trưởng.

Bổ sung men tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ

Một số trường hợp trẻ chậm tăng cân mẹ có thể cho bé sử dụng men tiêu hóa để hỗ trợ quá trình hấp thụ thức ăn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng mẹ nên đưa bé đi khám. Việc thực hiện xét nghiệm sẽ giúp chẩn đoán tình trạng thiếu hụt enzyme và đưa ra chỉ định phù hợp. Lúc này việc của mẹ là tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng men tiêu hóa cho trẻ khi chưa xét nghiệm. 

Bởi theo nghiên cứu khoa học, dùng men tiêu hóa vô tội vạ sẽ khiến cơ thể mất đi khả năng sản xuất enzyme, vitamin tự nhiên, sinh ra lệ thuộc và cần bổ sung liên tục.

Dấu hiệu trẻ kém hấp thu thế nào bài viết trên SKV đã giải đáp chi tiết. Để biết chắc chắn bé có bị hấp thu kém không mẹ chỉ cần đưa con đi khám và thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tránh để kéo dài gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Tham khảo thêm:

Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form