Trẻ Mọc Răng Có Biếng Ăn Không? Mẹ Phải Làm Sao?
Khi được 6 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu một bước phát triển mới, đó là mọc răng. Đây là cột mốc giúp đánh dấu quá trình ăn uống của trẻ có sự thay đổi. Bé có thể ăn những thức ăn cứng hơn, đa dạng hơn như người lớn. Nhưng trong quá trình này, bé sẽ gặp phải một vấn đề khá rắc rối đó là trẻ mọc răng biếng ăn. Vậy điều này có đáng lo không và làm thế nào để khắc phục?
Quá trình mọc răng của trẻ diễn ra như thế nào?
Trẻ nhỏ thường mọc răng trong năm đầu tiên. Thông thường, chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ mọc ngay khi trẻ được 6 tháng tuổi, trong khi chiếc răng sữa cuối cùng sẽ xuất hiện khi bé được tầm 3 tuổi.
Tùy vào thể chất của từng trẻ mà thời điểm mọc răng cũng sẽ khác nhau, tuy nhiên thứ tự xuất hiện của những chiếc răng này sẽ gần như tuân theo một quy luật, cha mẹ có thể tham khảo để xem bé nhà quá trình mọc răng của bé nhà mình đến đâu rồi:
- Từ 6 đến 15 tháng: Răng cửa trung tâm ở hàm trên và hàm dưới thường sẽ xuất hiện trong khoảng từ tháng thứ 6 tới tháng thứ 12, trong đó răng cửa hàm dưới sẽ mọc trước. Tiếp theo, các răng cửa bên sẽ bắt đầu mọc từ tháng thứ 9. Những chiếc răng hàm sẽ xé rách nướu và bắt đầu mọc khi trẻ được 2 tuổi. Do kích thước của răng hàm tương đối lớn và có 2 cạnh, nên khi răng hàm mọc lên trẻ có xu hướng đau nhiều hơn.
- Từ 16 đến 23 tháng: trẻ sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng nanh nhọn. Răng nanh nằm giữa răng cửa bên và răng hàm đầu tiên, thông thường những chiếc răng nanh trên sẽ mọc lên vài tháng trước những chiếc răng dưới.
- Từ 23 đến 33 tháng: Các răng hàm thứ hai, hoặc sau, ở trên và dưới có thể bắt đầu nhú lên vào cuối năm thứ hai. Bộ răng hàm cuối cùng của trẻ sẽ mọc lên vào tháng thứ 33. Đến khi bé được 3 tuổi, nụ cười của bé có thể xuất hiện đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ rụng vào năm trẻ được 6 tuổi và thay thế bởi những chiếc răng vĩnh viễn.
Mặc dù độ tuổi mọc răng của mỗi trẻ có thể khác nhau đôi chút, nhưng hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu bé chưa mọc mất kỳ chiếc răng nào trước khi bé được 16 đến 18 tháng tuổi.
Vì sao bé mọc răng biếng ăn?
Để trả lời cho câu hỏi bé mọc răng có bị biếng ăn không thì cha mẹ cần biết rằng, khi bé mọc răng, nướu của bé sẽ bị sưng lên, tấy đó, thậm chí bé còn có thể sốt. Giống như khi bé bị bệnh, mọc răng có thể tác động tiêu cực đến sự thèm ăn của trẻ. Hầu hết trẻ đang mọc răng có xu hướng ăn ít thức ăn đặc hơn và ít bú sữa mẹ hoặc sữa công thức hơn. Cha mẹ có thể thấy rằng bé không ăn đủ lượng thức ăn bình thường của mình trong mỗi bữa ăn, thậm chí là bỏ ăn hoàn toàn. Bé cũng có thể quay lưng lại với bình sữa hoặc vú mẹ trước khi bé bú no hoặc từ chối bú cả sữa mẹ và sữa bình.
Ngoài triệu chứng biếng ăn, trẻ có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
- Trẻ cảm thấy cáu kỉnh: việc mọc răng có thể biến những đứa trẻ ngoan ngoãn, dễ tính thành một đứa trẻ thường xuyên cáu kỉnh, khó chịu.
- Nướu bị sưng, nhạy cảm: khi mọc răng, bé sẽ bị đau và sưng nướu.
- Kéo tai và cọ má: nướu, tai và má có chung một đường dẫn dây thần kinh, vì thế khi bé mọc răng cũng thấy đau ở tai và má. Tuy nhiên triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với viêm tai giữa. Vì thế nếu thấy cơn đau kéo dài và nghiêm trọng hơn, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
- Bé hay nhai, cắn: Bé có đang gặm nhấm mọi thứ mà bé nhìn thấy không? Nếu có thì chứng tỏ là bé đang cố gắng giảm bớt áp lực lên nướu của mình khi mọc răng.
- Giấc ngủ bị gián đoạn: bé có thể đã ngủ ngon giấc suốt đêm, nhưng cơn đau do răng mọc có thể đánh thức bé khỏi cơn buồn ngủ và khiến bé không thể ổn định trở lại.
- Chảy nước dãi: nếu lượng nước dãi của bé nhiều hơn so với mức bình thường, đó là dấu hiệu cho thấy bé bắt đầu mọc răng. Lượng nước bọt đó có thể gây kích da trên má và cắm của bé, đặc biệt nếu bé có làn da nhạy cảm.
Tham khảo thêm:
- Bé 0-6 Tháng Tuổi Lười Bú Chậm Tăng Cân Phải Làm Sao?
- 5 Lý Do Khiến Trẻ Tự Nhiên Biếng Ăn & Cách Khắc Phục
Bé mọc răng biếng ăn bao lâu?
Con mọc răng biếng ăn có thể là tình trạng đáng báo động vì dù sao đi nữa, bé cũng cần ăn để duy trì sức khỏe! Nhưng nói chung, cuộc “tuyệt thực” nhỏ này không có gì đáng lo ngại. Hầu hết trẻ sẽ thích nghi tương đối nhanh với cơn đau khi mọc răng (từ vài giờ đến vài ngày), do đó, sự thèm ăn của bé rất có thể sẽ sớm trở lại bình thường. Trong thời gian chờ đợi, cha mẹ chỉ cần tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn đặc và sữa mẹ hoặc sữa công thức như bình thường.
Tuy nhiên, đôi khi vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu con biếng ăn khi mọc răng nhiều ngày liên tục hoặc nếu cha mẹ nghi ngờ bé bị mất nước do sốt cao, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa của bé nhé.
Trẻ biếng ăn vì mọc răng phải xử lý như thế nào?
Cách chăm sóc cho trẻ mọc răng biếng ăn
Thật không may, không có cách nào để đẩy nhanh quá trình mọc răng hoặc loại bỏ hoàn toàn cơn đau của bé. Nhưng có một số biện pháp đơn giản dưới đây mà cha mẹ có thể thực hiện để giúp bé cảm thấy bớt khó chịu, như thế có thể khuyến khích bé ăn và uống tốt hơn.
- Tự làm một chiếc gặm nướu cho trẻ bằng đồ ăn: Nếu mẹ không muốn mua gặm nướu cho bé, hoàn toàn không phải là vấn đề, mẹ có thể tự chế biến một chiếc gặm nướu cho riêng bé bằng cách sử dụng những thứ có sẵn trong nhà bếp. Hãy thử đông lạnh một quả chuối và đưa cho bé (nhớ là quấn một đầu bằng khăn để bé không quá lạnh khi cầm nhé).
- Massage nướu: Cha mẹ có thể dùng ngón tay đã rửa sạch để massage phần bị sưng trên nướu của bé. Áp lực từ tay mẹ sẽ giúp bé giảm đau hơn một chút.
- Nếu bé quá đau đớn kèm theo sốt cao, cha mẹ có thể cân nhắc cho bé dùng thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen nhưng cần có chỉ định từ bác sĩ nhé.
- Cho bé dùng đồ gặm nướu: đồ vật này cha mẹ có thể tìm thấy ở hầu hết các cửa hàng cho mẹ và bé. Gặm nướu là một chiếc vòng làm bằng bằng cao su hoặc nhựa để trẻ cắn khi mọc răng. Nó phải đủ mềm để bé có thể cắn xuống, nhưng cũng phải đủ cứng để tạo áp lực lên nướu của trẻ (áp lực đó chống lại áp lực lên từ răng dưới nướu, có thể làm dịu cơn đau). Một số loại gặm nướu còn chứa gel, khi để trong tủ lạnh sẽ lạnh đi và làm tê nướu trẻ.
Những thực phẩm nên ăn
- Thực ăn mềm, nhão: một số trẻ không thích nhai hoặc gặm trong khi mọc răng. Mẹ có thể cho bé ăn cháo đặc hoặc thức ăn xay nhuyễn hoặc những thức ăn mềm mà không cần nhai nhiều.
- Đồ ăn mát mịn: ví dụ như sữa chua, hoặc sinh tố từ trái cây đông lạnh...vì cảm giác mát lạnh có thể giúp giảm cảm giác khó chịu cho nướu của trẻ.
- Đồ ăn cứng có thể nhai được: một số em bé lại thích thứ gì đó khó nhai vì áp lực nhai đồ ăn cũng có thể giảm cơn đau khi mọc răng ở trẻ.
- Đồ ăn ngậm được: động tác mút có thể giúp giảm bớt tạm thời cơn đau của trẻ. Hãy cho trẻ ăn một chút hoa quả hoặc bánh gạo để bé có thể mút mát cho giảm cơn đau.
Những thực phẩm nên tránh
Mọc răng có thể tạo thành vết thương hở trên lợi của trẻ, do đó cha mẹ cần tránh một số loại thực phẩm gây ra cảm giác đau và rát ở trẻ. Những thực phẩm này có thể là:
- Các thực phẩm họ cam quýt: bản chất thành phần axit của các thực phẩm họ cam quýt sẽ gây ra cảm giác đau nhói ở khu vực mà răng của bé chuẩn bị mọc. Vì thế hãy tránh cho bé ăn các thực phẩm có múi này.
- Cà chua, nước sốt cà chua: vị chua cay của cà chua có thể gây cảm giác nóng hoặc đau nhói ở phần nướu của bé vì thế hãy tránh cho trẻ ăn trong giai đoạn này nhé.
- Thức ăn cay: nếu bé có vết thương hở thì thức ăn cay tuyệt đối không nên cho trẻ ăn vì nó có thể làm trậm trọng thêm tình trạng viêm.
- Thức ăn mặn: muối làm tăng thêm cảm giác đau rát và gây khó chịu thêm cho bé khi mọc răng.
Lời kết
Đừng quá lo lắng khi thấy cơn đau khiến trẻ mọc răng biếng ăn, lười ăn đột ngột. Giai đoạn này sẽ sớm qua đi và bé sẽ ăn uống bình thường trở lại sau vài ngày hoặc vài tuần. Hãy cho bé sự an ủi, âu yếm và động viên để con vượt qua giai đoạn này để có một nụ cười xinh nhé.