Có Nên Bổ Sung Kẽm Cho Trẻ Biếng Ăn & Bổ Sung Như Thế Nào?
Trẻ biếng ăn là vấn đề đau đầu của các ông bố bà mẹ có con nhỏ. Có nhiều nguyên nhân biếng ăn, trong đó thiếu kẽm là một nguyên nhân khá phổ biến. Vậy bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn thế nào cho hợp lý? Hãy cùng SKV tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Mối liên quan giữa kẽm và biếng ăn ở trẻ
Vai trò của kẽm đối với sức khỏe của trẻ
Kẽm (Zinc) là một khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể và là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển nhanh chóng. Không chỉ giúp tái tạo các mô mới, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh, kẽm còn tham gia vào hoạt động của hơn 100 loại enzym khác nhau trong cơ thể và có các vai trò như:
- Tham gia vào chức năng miễn dịch: Kẽm giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, giảm khả năng mắc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Khi cơ thể không được cung cấp đủ kẽm có thể dẫn đến chức năng miễn dịch kém và trẻ dễ bị mắc bệnh.
- Tham gia vào quá trình phát triển của sụn và xương: Kẽm tham gia vào quá trình hình thành collagen, giúp hỗ trợ phát triển xương, tăng cường độ chắc khỏe của xương. Đồng thời kẽm còn giúp phát triển sụn, từ đó cho một hệ khớp khỏe mạnh hơn.
- Kẽm giúp thúc đẩy sự hình thành collagen để hỗ trợ việc phát triển xương và duy trì độ chắc khỏe của xương, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của sụn, cho các khớp khỏe mạnh.
- Chuyển hóa carbohydrat, chất béo và protein: Kẽm cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrat, chất béo và protein, do đó rất quan trọng trong việc hấp thu tối đa những thực phẩm mà trẻ ăn.
- Chữa lành vết thương: Kẽm là một trong những vi chất cần thiết tham gia vào quá trình chữa lành vết thương. Do đó, kẽm đặc biệt quan trọng với trẻ em vì trẻ ở độ tuổi này rất hay bị va quệt và xướt xát.
- Duy trì cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng: Bổ sung đủ kẽm cho trẻ giúp duy trì cảm giác thèm ăn. Khi thiếu kẽm trong một thời gian dài có thể dẫn đến làm giảm cảm giác thèm ăn, trẻ sẽ biếng ăn, lười ăn. Điều này không tốt cho trẻ chút nào vì trẻ đang ở độ tuổi phát triển và cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho quá trình phát triển.
- Tham gia cấu trúc protein và màng tế bào: Kẽm là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt cho trẻ.
- Chống oxy hóa: Kẽm có đặc tính chống oxy hóa, giúp giảm tác hại của các gốc tự do trong cơ thể.
Mối liên quan giữa kẽm và biếng ăn ở trẻ
Như chúng ta đã biết, kẽm giúp duy trì cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng ở trẻ. Vì thế khi trẻ không được cung cấp đủ kẽm sẽ dễ khiến trẻ mất cảm giác thèm ăn, từ đó ăn không ngon, không muốn ăn. Lâu dần sẽ khiến trẻ biếng ăn, lười ăn.
Nguyên nhân do kẽm có vai trò giúp kích thích các tế bào vị giác và khứu giác của trẻ. Đây là hai giác quan cho trẻ cảm giác “thèm ăn” và quyết định xem trẻ có ăn ngon miệng hay không. Thiếu kẽm, các giác quan này bị ảnh hưởng, từ đó gây biếng ăn ở trẻ.
Ngược lại, với những trẻ biếng ăn, trẻ sẽ không nạp đủ được lượng thực phẩm cần thiết hàng ngày. Từ đó, nguy cơ thiếu vi chất dinh dưỡng ở những trẻ này là rất cao. Trong đó, vi chất dinh dưỡng thường thiếu nhất trong độ tuổi này là kẽm.
Do đó, trẻ thiếu kẽm có thể gây nên tình trạng biếng ăn, và ngược lại, trẻ biếng ăn cũng có thể gây nên thiếu kẽm.
Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
Thiếu kẽm có thể gây biếng ăn ở trẻ, vậy trẻ biếng ăn có nên bổ sung kẽm hay không? Nếu có thì khi nào trẻ biếng ăn bổ sung kẽm?
Trẻ biếng ăn do rất nhiều nguyên nhân, có thể do nguyên nhân sinh lý, bệnh lý, hoặc tâm lý…chứ không phải chỉ do thiếu kẽm. Với mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị thích hợp, vì thế cha mẹ cần xác định được chính xác nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ là gì. Và chỉ nên bổ sung kẽm cho trẻ khi xác định dược thật sự trẻ biếng ăn là do thiếu kẽm.
Xem thêm:
Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn như thế nào
Nhu cầu kẽm hàng ngày của trẻ
Lượng kẽm khuyến nghị hàng ngày cho trẻ:
- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi nên bổ sung 3 mg kẽm mỗi ngày.
- Trẻ từ 4 đến 8 tuổi nên bổ sung 4 mg kẽm mỗi ngày.
- Trẻ từ 9 đến 13 tuổi nên bổ sung 6 mg kẽm mỗi ngày.
Lượng kẽm này có thể được bổ sung qua chế độ ăn uống lành mạnh hoặc các sản phẩm bổ sung kẽm.
Bổ sung kẽm qua nguồn thực phẩm
Hàu là nguồn cung cấp kẽm nhiều hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Nhưng không phải trẻ nào cũng có thể ăn được loại thức ăn này. Khi đó, cha mẹ có thể tìm thấy Kẽm trong một số những loại thực phẩm thân thiện và gần gũi với trẻ dưới đây:
- 1/4 chén đậu nướng với thịt lợn và sốt cà chua: chứa 3,3 mg kẽm
- 30g thịt bò nấu chín: chứa 3 mg kẽm
- 1/2 cốc ngũ cốc ăn sáng ăn liền, tăng cường kẽm: chứa 2,5 mg kẽm
- 30g hạnh nhân: chứa 1 mg kẽm
- 1/2 cốc sữa chua trái cây: chứa 0,8 mg kẽm
- 1 thìa bơ hạt điều: chứa 0,8 mg kẽm
- 1 gói bột yến mạch ăn liền: chứa 0,8 mg kẽm
- 1/4 cái đùi gà: chứa 0,6 mg kẽm
- 1/4 cốc đậu lăng: chứa 0,6 mg kẽm
- 1 thìa bơ hạnh nhân: chứa 0,5 mg kẽm
- 1/4 chén đậu phụ: chứa 0,5 mg kẽm
- 1/4 cốc đậu Hà Lan nấu chín: chứa 0,4 mg kẽm
- 1/4 ức gà: chứa 0,4 mg kẽm
- 15g phô mai cheddar hoặc phô mai mozzarella: chứa 0,4 mg kẽm
- 1/2 cốc sữa: chứa 0,4 mg kẽm
Bổ sung kẽm qua các nguồn khác
Mặc dù cha mẹ đã cố gắng hết sức, nhưng có thể bé vẫn không nhận được lượng kẽm cần thiết từ chế độ ăn uống của trẻ do thói quen ăn uống kén chọn hoặc các lí do khác. Khi đó, để đảm bảo chế độ ăn uống của trẻ và đảm bảo trẻ có đủ lượng kẽm và cơ thể đang phát triển đang cần, thì cha mẹ cần cho bé bổ sung các sản phẩm có chứa kẽm.
Đó có thể là dạng thuốc, dạng siro, các thuốc bảo vệ sức khỏe… Những sản phẩm này sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của trẻ, giúp tăng cường chức năng miễn dịch, trao đổi chất, tăng cường sức khỏe xương, chữa lành vết thương, đồng thời giúp trẻ có một khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống.
Lời kết
Kẽm có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Thiếu kẽm dễ gây nên tình trạng biếng ăn, mất cảm giác thèm ăn. Vì thế, nếu cha mẹ xác định được bé nhà mình biếng ăn do thiếu kẽm, hãy bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn một cách phù hợp, lành mạnh. Ngoài ra hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ sản phẩm bổ sung kẽm nào nhé.