Top 6 Thực Đơn Cho Trẻ Kém Hấp Thu Mẹ Cần Ghi Nhớ
Thay vì vắt óc suy nghĩ xem hôm nay cho con ăn gì mẹ bỉm có thể bỏ túi thực đơn cho trẻ kém hấp thu dưới đây. Với những món ngon đơn giản, dễ thực hiện SKV hy vọng sẽ giúp mẹ bỉm cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho bé yêu.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ kém hấp thu
Theo BS Đinh Thị Kim Liên (Bệnh viện Bạch Mai), khắc phục hội chứng kém hấp thu ở trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày là cách làm đơn giản, hiệu quả mà lại an toàn. Tuy nhiên để quá trình này đạt được hiệu quả, mẹ bỉm cần bỏ túi một vài nguyên tắc xây dựng dưới đây:
Chuẩn bị đa dạng thực đơn
Nguyên tắc đầu tiên khi xây dựng thực đơn cho trẻ là phải đa dạng món ăn. Để bé có thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả giai đoạn này, mẹ nên chế biến món ăn theo nhiều cách mới. Đồng thời sử dụng rau củ nhiều màu như cà rốt, ớt chuông, củ dền tạo món. Màu sắc tươi sáng, cách trình bày mới lạ sẽ có sự thu hút đặc biệt với trẻ.
Tăng cường dinh dưỡng cho món ăn
Trẻ kém hấp thu cần tăng cường dinh dưỡng để đảm bảo năng lượng thiếu hụt. Do đó, món ăn cho bé phải đảm bảo 4 nhóm cơ bản là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Lưu ý rằng với trẻ kém hấp thu, mẹ nên chế biến món ăn dễ tiêu như cháo, súp, canh hoặc thức ăn băm nhỏ, làm mềm.
Chia nhỏ khẩu phần ăn cho bé
Trẻ kém hấp thu một phần là do thực đơn quá tải. Vì vậy để bé có thể phát triển khỏe mạnh, giai đoạn này mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa/ ngày. Đồng thời hạn chế cho bé ăn vặt, sử dụng nước trái cây nhiều đường trong bữa. Với trẻ trong độ tuổi ăn dặm mẹ nên bắt đầu món mới với lượng ít rồi tăng dần. Khi trẻ có biểu hiện kém hấp thu mẹ có thể tạm ngừng và thử lại sau vài tuần.
Các loại thực phẩm nên dùng cho trẻ kém hấp thu
Lựa chọn thực phẩm là điều kiện tiên quyết giúp trẻ có thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả. Vì vậy mẹ nên bỏ túi và sử dụng top 6 thực phẩm gợi ý dưới đây cho bé.
- Bổ sung hoa quả: Ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất, hoa quả còn chứa hàm lượng nước dồi dào, giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Mẹ có thể cho bé sử dụng các loại trái cây giàu dinh dưỡng như cam, bưởi, táo, việt quất, dâu tây.
- Các loại cá: Cá chứa lượng lớn chất đạm, omega 3 tốt cho tim mạch và hệ thần kinh. Không chỉ thể thực phẩm này còn dễ chế biến và sở hữu hương vị thơm ngon nức mũi.
- Thịt gà: Thực đơn cho trẻ kém hấp thu nên sử dụng thịt gà. Theo các nghiên cứu khoa học, thịt gà sau khi nấu chín sẽ trở thành thực phẩm dễ hấp thu, giúp cung cấp khoáng chất và vitamin B6 dồi dào.
- Thực phẩm chứa men vi sinh: Thực đơn cho trẻ kém hấp thu mẹ nên sử dụng sữa chua. Món ăn này cung cấp một lượng lớn men vi sinh, giúp bổ sung lợi khuẩn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa hiệu quả.
- Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin là hoạt chất có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Với trẻ kém hấp thu giai đoạn này mẹ nên tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin như cam, bưởi, súp lơ, cà rốt,...
- Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan được tìm thấy nhiều trong yến mạch, cà rốt, đậu Hà Lan và các loại rau củ có độ nhớt cao. Việc sử dụng thực phẩm này hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa, giúp làm mềm phân, cải thiện hệ vi sinh đường ruột.
Các món ăn giúp bé tăng hấp thu
Thực đơn khoa học với những món ăn bổ dưỡng là chìa khóa vàng để bé có thể phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là các món ăn giúp bé tăng hấp thu mà mẹ có thể bỏ túi và áp dụng.
1. Cháo chim cút
Cháo chim cút là món ăn lạ miệng, giàu dinh dưỡng cho trẻ kém hấp thu. Ngoài cung cấp chất đạm, khoáng chất, món ăn này còn giúp bé hấp thu hiệu quả. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, thực đơn cho trẻ kém hấp thu này chỉ thích hợp cho trẻ trong giai đoạn 15 tháng tuổi.
Nguyên liệu:
- Chim cút.
- Gạo nếp.
- Gạo tẻ.
- Vỏ quýt khô.
Cách thực hiện:
- Chim cút làm sạch lông, bỏ ruột và phổi.
- Ướp chim cút với hạt nêm và gia vị trong vòng 20 phút.
- Dùng cối giã nhỏ vỏ quýt thành bột. Sau đó cho nguyên liệu này và gạo vào bụng của chim.
- Cho chim cút vào nồi, thêm chút nước rồi ninh thành cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn.
2. Súp khoai tây phô mai
Khoai tây là nguyên liệu dễ ăn. Chúng có thể chiên, luộc, nấu, xào. Nhưng bổ dưỡng nhất vẫn là khoai tây nấu súp phô mai. Vị bùi của khoai tây kết hợp với cái béo của phô mai tạo thành món ăn lạ miệng khiến bé yêu thích. Vì vậy thực đơn cho trẻ kém hấp thu mẹ hãy bỏ túi và trổ tài “chiêu đãi” món súp thơm ngon, tròn vị này nha.
Nguyên liệu:
- Khoai tây.
- Thịt lợn.
- Nước dùng.
- 1-2 viên phô mai.
Cách thực hiện:
- Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, sau đó đem đi hấp chín.
- Cho khoai tây ra bát dầm nhuyễn.
- Thịt lợn thái nhỏ ướp cùng nước dùng.
- Bắc nồi lên bếp, cho phần nước dùng còn lại và khoai tây xay nhuyễn nấu cùng 200ml sữa.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn đến khi súp chín thì thêm 1-2 viên phô mai vào khuấy.
3. Cháo cua cà rốt
Cháo cua cà rốt là món ăn giúp bé tăng hấp thu dinh dưỡng. Món cháo sở hữu hàm lượng kẽm, vitamin A, C dồi dào. Không chỉ giúp bé hấp thụ tốt mà còn cải thiện miễn dịch hoàn hảo. Vì vậy trong thực đơn cho trẻ kém hấp thu mẹ đừng bỏ qua món ăn này nha.
Nguyên liệu:
- Cua thịt.
- Cà rốt.
- Bắp ngọt.
Cách thực hiện:
- Cua rửa sạch, ướp lạnh rồi luộc với sả và gừng.
- Gỡ thịt cua để riêng ra bát.
- Ngô ngọt tách lấy hạt, sau đó xay nhuyễn cùng với 90ml nước rồi lọc lấy nước.
- Cà rốt sau khi rửa sạch, băm nhỏ thì bỏ vào nồi nước ngô, thêm gạo để hầm.
- Thịt cua đem phi với hành. Sau khi cháo chín múc ra bát thì rắc thịt cua lên trên.
- Thêm chút dầu gấc để kích thích tiêu hóa và giúp bé hấp thụ tốt hơn.
4. Cháo cá khoai lang
Bên cạnh cháo cua cà rốt thì cháo cá khoai lang cũng là món ăn dễ hấp thụ với trẻ. Ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất, cháo cá khoai lang còn chứa chất xơ dồi dào, phù hợp với trẻ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên món ăn này chỉ thích hợp với bé từ 12 tháng trở lên.
Nguyên liệu:
- Gạo trắng.
- Nước dùng.
- Cá lóc.
- Khoai lang.
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Cá lóc làm sạch rồi đem hấp chín, gỡ bỏ phần xương, phần thịt tán nhuyễn.
- Khoai lang làm sạch, hấp rồi đem xay nhuyễn.
- Đem gạo nấu thành cháo, thêm cá, khoai vào trộn đều, nêm nêm gia vị vừa ăn thì thêm 10ml dầu ăn cho bé.
- Múc cháo ra bát rồi cho bé dùng nóng là được.
5. Cháo tim nấu mướp
Trong các món ăn giúp bé tăng hấp thu thì cháo tim nấu với mướp hương là món ăn đơn giản, dễ làm. Món ăn này cung cấp lượng lớn chất đạm, sắt, vitamin A và cholesterol cần thiết cho trẻ. Vì vậy chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi tuần mẹ nên cho bé ăn từ 1-2 bữa cháo tim.
Nguyên liệu:
- Tim heo.
- Gạo nếp.
- Mướp.
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Tim heo mua về rửa sạch, băm nhỏ rồi ướp cùng gia vị.
- Mướp gọt vỏ, thái miếng vừa ăn.
- Bắc chảo lên bếp, xào chín tim heo với hành khô.
- Cho gạo vào nồi nấu nhừ thành cháo. Tiếp đến cho tim heo cùng mướp vào đảo đều cho đến khi chín thì nêm nếm gia vị vừa ăn.
6. Cháo đậu xanh, nấm và trứng
Đậu xanh, nấm và trứng gà là những thực phẩm lành tính và tốt cho trẻ kén ăn, suy dinh dưỡng. Bởi vậy trong các món ăn giúp bé tăng hấp thu mẹ đừng bỏ qua món ăn này nha.
Nguyên liệu:
- Gạo.
- Đậu xanh bỏ vỏ.
- Trứng gà.
- Nấm rơm.
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Nấm ngâm với bột năng, sau đó rửa sạch, thái hình hạt lựu.
- Đậu xanh rửa sạch, cho vào nồi ninh nhừ cùng gạo.
- Tiếp đến cho nấm, trứng cút vào nấu cho đến khi nguyên liệu chín đều.
- Cuối cùng thêm muỗng dầu trộn đều rồi cho bé dùng.
Thực đơn cho trẻ kém hấp thu bài viết này đã gợi ý chi tiết. Hy vọng với kiến thức mà Mẹ Mun gợi ý, mẹ bỉm có thể chăm con khỏe mạnh và tăng cân đều trong giai đoạn phát triển.
Tham khảo thêm: