Trang chủ

Mẹ & Bé

Trẻ 7-8 Tuổi Biếng Ăn Phải Làm Sao Để Khắc Phục?

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
13/12/2022
Mẹ & Bé
trẻ 7 tuổi biếng ăn

Đa số các bậc phụ huynh đều nghĩ biếng ăn chỉ xảy ra khi trẻ còn nhỏ. Thế nhưng trên thực tế nhiều trẻ lớn lên vẫn gặp tình trạng này. Vậy trẻ 7-8 tuổi biếng ăn là do đâu? Làm thế nào để khắc phục? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để bỏ túi bí quyết “xóa sổ” mẹ nhé!

Vì sao trẻ 7-8 tuổi vẫn còn biếng ăn?

7-8 tuổi là thời điểm trẻ cực kỳ tò mò về thế giới xung quanh. Bé hóa thân thành “nhà thám hiểm” với hàng triệu câu hỏi vì sao. Vì vậy, mọi tác động bên ngoài từ cha mẹ, môi trường, bạn bè đều có thể khiến con trở nên lười ăn. Cụ thể nguyên nhân chính khiến trẻ 7-8 tuổi biếng ăn là:

Trẻ đang có vấn đề về sức khỏe

Trẻ biếng ăn thường có vấn đề về sức khỏe như đau họng, cảm cúm, sốt, đau đầu. Tình trạng này để kéo dài sẽ khiến con cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn. Ngoài ra, khi ốm tuyến nước bọt của trẻ bị giảm tiết, tạo cảm giác khô và đắng miệng. Việc dùng kháng sinh cũng khiến hệ vi sinh vật trong đường ruột bị rối loạn, cản trở hấp thụ dinh dưỡng.

Xem thêm: Trẻ Bị Đau Họng Không Chịu Ăn Mẹ Phải Làm Sao?

Trẻ bị căng thẳng

7-8 tuổi trẻ bắt đầu đi học vì vậy mọi suy nghĩ với con đều trưởng thành hơn. Trẻ chú ý nhiều đến tính kỷ luật, dễ bị căng thẳng bởi áp lực học hành. Thậm chí đôi khi một vài mâu thuẫn nhỏ cũng có thể khiến trẻ bận tâm. Đây chính là lý do khiến trẻ không còn hứng với việc ăn uống hàng ngày.

Chuyện học hành đôi khi có thể khiến con áp lực, chán ăn
Chuyện học hành đôi khi có thể khiến con áp lực, chán ăn

Trẻ bị thiếu máu

Trẻ 7-8 tuổi lười ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu máu. Theo các chuyên gia, thiếu máu không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn mà còn khiến trẻ mệt mỏi, cáu gắt thường xuyên. Mặt khác khi biếng ăn, độ thiếu máu của trẻ lại càng thêm nặng nề. Do đó mẹ cần lưu ý, kịp thời phát hiện và có biện pháp cải thiện hiệu quả.

Trẻ gặp vấn đề về hệ tiêu hóa

7-8 tuổi là thời điểm trẻ đang học tiểu học. Vì vậy, lúc này con thường tỏ ra thích thú với những món ăn vặt trước cổng trường như bim bim, xúc xích, thịt nướng, khoai tây chiên. Những món ăn này tưởng chừng như vô hại nhưng lại rất dễ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, giun sán xâm nhập. Sau khi ký sinh trong đường ruột, chúng có thể khiến trẻ chán ăn, gầy sút hoặc thậm chí là đi ngoài.

Xem thêm: Trẻ Giãn Ruột Có Biếng Ăn Không?

Do cha mẹ ép trẻ ăn quá nhiều

Cha mẹ thường lo lắng thái quá về tình trạng ăn uống của trẻ. Đặc biệt là trong giai đoạn đi học 7-8 tuổi. Mẹ sợ con đói, không đủ dinh dưỡng để theo kịp bài vở trên lớp. Vì vậy khi trẻ mới biếng ăn, các bậc phụ huynh sẽ tìm mọi cách để ép buộc khiến con trở lên hoảng loạn và sợ hãi. Điều này để lại “bóng ma” tâm lý tồi tệ cho trẻ. Bé cảm thấy không được tôn trọng nên muốn tìm cách chống đối.

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Trẻ 7-8 tuổi biếng ăn có thể là do chế độ dinh dưỡng đang bị thiếu hụt vi sắt, kẽm, vitamin B. Ngoài ra khi mới ốm dậy các bậc phụ huynh thường có tâm lý tẩm bổ. Ép trẻ ăn nhiều món ăn bổ dưỡng như thịt bò, hải sản, tổ yến… Tuy nhiên lúc này, đường ruột của trẻ còn rất nhạy cảm. Việc ăn quá nhiều “thịt thà” có thể làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Từ đó gây ra tình trạng đầy bụng, biếng ăn.

Chỉ cho bé ăn món con thích

Cho ăn những món bé thích sẽ giúp con được nhiều thức ăn. Tuy nhiên trên thực tế, việc nuông chiều quá mức sẽ khiến cơ thể trẻ không hấp thụ được dinh dưỡng. Lâu ngày gây ra tình trạng thiếu hụt và hình thành thói quen “làm nũng”, rất khó để bé ăn thêm món mới.

Trẻ 7-8 tuổi biếng ăn có dấu hiệu gì?

Việc nhận biết sớm dấu hiệu biếng ăn ở bé 7-8 tuổi sẽ giúp bé có cách khắc phục hiệu quả. Dưới đây là những dấu hiệu mẹ nào cũng nên “nằm lòng”:

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, ngậm thức hay và đòi nôn. Tình trạng bất thường không chỉ xảy ra tại nhà mà còn ở lớp.
  • Bữa ăn của trẻ kéo dài trên 30 phút. Trẻ bỏ chứa, không ăn hết khẩu phần như mọi khi.
  • Trẻ chỉ ăn một số món nhất định. Khi mẹ thêm món mới, bé sẽ tỏ ra bất hợp tác và e ngại.
  • Trẻ luôn tìm cách lẩn tránh, không hợp tác khi ăn. Thậm chí một số bé còn có phản ứng nôn ọe khi ngửi thấy mùi.
  • Lượng thức ăn của bé trong ngày giảm dần, không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
  • Khi tình trạng biếng ăn kéo dài trẻ còn có dấu hiệu chậm chạp, lười vận động và không tăng cân trong 3 tháng liên tiếp.

Bé 7-8 tuổi biếng ăn phải làm sao?

Làm thế nào để trẻ hết biếng ăn, ăn ngon trở lại là điều mà các bậc phụ huynh rất quan tâm. Dưới đây là 6 mẹo nhỏ được các mẹ bỉm thông thái áp dụng và chia sẻ:

Để trẻ tự quyết định bữa ăn của mình

Trẻ 7-8 tuổi biếng ăn một phần là do bé cảm thấy không được thoải mái. Vì vậy thay vì ép buộc và đặt nỗi lo của mình nên vai bé, mẹ hãy học cách đối xử với con như một người lớn. Cho trẻ quyền quyết định và làm chủ bữa ăn. Cách làm này sẽ giúp bé học tính độc lập và cải thiện biếng ăn hiệu quả.

Luôn có món bé thích

Với trẻ biếng ăn giai đoạn 7-8 tháng đôi khi mẹ phải chiều theo sở thích của bé. Hãy chấp nhận nấu món ăn mà bé thích thay vì ép trẻ ăn những món mà mẹ cho là giàu dinh dưỡng. Trường hợp muốn đổi món mới mẹ hãy thử sức vào buổi sáng. Đây là thời điểm trẻ đói nhất trong ngày vì vậy con rất sẵn sàng để thử món mới.

Nên duy trì 1 món mà bé thích trong bữa ăn
Nên duy trì 1 món mà bé thích trong bữa ăn

Thời gian giữa bữa ăn phải thật phù hợp

Trẻ 7-8 một ngày có thể ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Tuy nhiên thời điểm này bé đang đi học vì vậy bữa phụ mẹ có thể đan xen sao cho phù hợp. Đảm bảo các bữa không quá sát nhau. Tạo cho trẻ cảm giác đói bụngvà kích thích sự tò mò của bé với bữa ăn.

Theo dõi sức khỏe thường xuyên cho trẻ

Đóng vai trò là “nhân vật phản diện” việc đau ốm, mệt mỏi chính là nguyên nhân khiến trẻ bỏ ăn. Vì vậy khi bé có dấu hiệu nghi ngờ, mẹ cần nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ. Biết đâu tình trạng biếng ăn này lại có thể cải thiện.

Ngoài việc thăm khám sức khỏe thường xuyên thì để trẻ ăn ngon, phát triển tốt mẹ đừng quên tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần. Chỉ khi hệ tiêu hóa có khỏe mạnh bé mới có thể ăn uống tốt hơn.

Hạn chế cho trẻ ăn vặt

Kết thúc một ngày học tập vất vả trẻ thường có thói quen tìm đến món ăn vặt hấp dẫn như bim bim, bánh ngọt, kem tươi. Trên thực tế những đồ ăn này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Vì vậy mẹ hãy thiết lập cho bé thói quen ăn vặt đúng cách. Tăng cường sử dụng hoa quả, sữa chua, sinh tố và các loại hạt trong bữa phụ. Hạn chế tối đa việc ăn vặt gần sát giờ.

Chia nhỏ bữa ăn khi trẻ mới ốm dậy

Trẻ đang ốm hoặc vừa ốm dậy hệ tiêu hóa còn rất non yếu. Vì vậy lúc này mẹ nên chia nhỏ bữa ăn. Đồng thời ưu tiên những món ăn mềm, dễ nhai, như cháo, súp, bún,... Có thể tăng cường thêm các loại nước để tăng cường miễn dịch.

Khuyến khích trẻ vào bếp

Cho trẻ vào bếp chuẩn bị món ăn
Cho trẻ vào bếp chuẩn bị món ăn

Trẻ 7-8 tuổi phát triển mạnh về cảm xúc và tính kỷ luật. Vì vậy lúc này bé thích quyết định bữa ăn của mình. Hãy thử trao đổi với bé về thực đơn của bữa kế tiếp. Đồng thời khuyến khích bé phụ bạn nhặt rau, dọn đồ. Điều này sẽ giúp bé thích ăn những món đã phụ nấu.

Thực đơn cho trẻ 7-8 tuổi biếng ăn

Với việc mọc răng đầy đủ, chế độ dinh dưỡng của trẻ biếng ăn giai đoạn 7-8 tuổi được xây dựng hoàn toàn như người lớn. Dưới đây là những món ăn gợi ý mẹ có thể bỏ túi phòng khi cần dùng.

Thực đơn cho trẻ 7-8 tuổi biếng ăn

Thịt gà hầm củ quả

Thịt gà hầm củ quả không chỉ là món ăn đẹp mắt mà còn kích thích vị giác và tính tò mò của bé. Để thực hiện món ăn này, mẹ chỉ cần chuẩn bị 400g ức gà, 1 quả su su, ½ củ khoai tây và 1 củ cà rốt.

Thực hiện:

  • Thịt gà sau khi làm sạch, chặt miếng, ướp với gia vị.
  • Các loại củ sau khi cạo vỏ thì đem cắt nhỏ vừa ăn.
  • Cho thịt gà vào chảo đảo đều. Chế thêm 1.5 lít nước rồi đun sôi, hớt bọt.
  • Cho thêm các loại rau củ vào hầm mềm, nêm nếm vừa ăn rồi thêm ngò, mùi.

Trứng cuộn nhiều lớp

Trứng cuộn nhiều lớp là món ăn mặn yêu thích của các bé giai đoạn đi học. Vì vậy khi bé biếng ăn mẹ hãy trổ tài với món trứng cuộn đơn giản này nhé.

Nguyên liệu: Trứng gà, hành lá, gia vị.

Thực hiện:

  • Trứng đập ra bát, thêm gia vị và hành lá thái nhỏ. Dùng đũa đánh đều cho trứng tan ra.
  • Bắc chảo, đun nóng dầu rồi cho đổ trứng vào.
  • Khi trứng đã se lại thì dùng đũa cuộn nhẹ từng lớp cho đến khi hết.

Sườn xào chua ngọt

Vị ngọt của sườn kết hợp với vị chua của giấm chắc chắn sẽ là món ăn đưa cơm của bé. Để thực hiện món này mẹ cần chuẩn bị sườn thăn, nước mắm, đường tinh, giấm, nước sôi, tỏi, hành khô, hành lá,...

Cách thực hiện:

  • Sườn rửa sạch, chặt miếng rồi đem trần qua nước sôi.
  • Cho sườn vào hầm với nước muối khoảng 10 phút, sau đó vớt ra để nguội rồi chiên ngập trong dầu đến khi chín vàng.
  • Cho mắn, đường, giấm vừa chuẩn bị vào bát nước sôi, khuấy đều.
  • Phi hành và tỏi thơm vàng rồi cho vào sườn rán. Tiếp đó thêm nước sốt đã chuẩn bị, đảo đều đến khi nước cạn, tạo thành hỗn hợp đặc sệt.
  • Cuối cùng thêm hành lá thái nhỏ rồi cho ra đĩa là được.

Trẻ 7-8 tuổi biếng ăn là vấn đề nan giải của nhiều gia đình. Khi gặp tình trạng này mẹ phải kiên trì, thay đổi cách nuôi dạy và chăm sóc trẻ. Với những biện pháp mà bài viết gợi ý hy vọng sẽ giúp mẹ tháo gỡ nút thắt này hiệu quả.

Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form