Trẻ Giãn Ruột Có Biếng Ăn Không? Chăm Sóc Như Nào?
Giãn ruột là hiện tượng sinh lý bình thường và không quá nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Nhưng câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm là trẻ giãn ruột có biếng ăn không? Chuyên gia của SKV sẽ giải đáp trong bài viết sau.
Giãn ruột ở trẻ em là hiện tượng gì?
Để làm rõ vấn đề trẻ giãn ruột có biếng ăn không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đôi chút về căn bệnh này. Nhiều mẹ khi nghe đến khái niệm giãn ruột thường nghĩ rằng đây là căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên trên thực tế, giãn ruột ở trẻ sơ sinh thực chất là quá trình tăng cường thể tích đường ruột so với mức bình thường.
Hiện tượng này xảy ra ở các bé 2 tháng tuổi và có thể chênh lên từ 2.5-3 tháng. Các triệu chứng của giãn ruột sinh lý sẽ bao gồm: không đi ngoài nhiều ngày, gồng mình để rặn, phân mềm và đều màu, trẻ vẫn vui vẻ như thường ngày.
Theo các chuyên gia, giãn ruột sinh lý thường dễ lầm lẫn với táo bón do đó mẹ cần hết sức lưu ý. Việc áp dụng sai cách điều trị có thể khiến bé đối mặt với tình trạng biếng ăn.
Trẻ giãn ruột có biếng ăn không?
Trẻ giãn ruột có biếng ăn không là câu hỏi của rất nhiều mẹ. Theo các chuyên gia, giãn ruột là hiện tượng sinh lý bình thường và không quá nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Khi bị bệnh, thể tích đường ruột của trẻ sẽ tăng lên và cần nhiều thời gian để làm đầy. Nếu ruột chưa đầy, trẻ sẽ chưa thể đi ngoài. Vì vậy có những trẻ sau 7 ngày thậm chí là 10-15 ngày mới đi ngoài 1 lần. Hiện tượng này sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng ăn uống ở trẻ.
Tuy nhiên nếu mẹ lạm dụng việc ‘‘thụt tháo’’ từ sớm thì tình trạng biếng ăn có thể xảy ra. Bởi theo các chuyên, việc thụt kéo dài sẽ khiến trẻ mất đi khả năng tự rặn, các cơ trở nên lười hơn. Điều này rất nguy hiểm với trẻ nhất là các bé sơ sinh. Vì sau 6 tháng, trẻ phải tích cực phát huy khả năng rặn. Nếu khả năng này kém, bé có thể bị táo bón thật. Lúc này phân sẽ bị tích tụ tại ruột già và không thoát ra được. Từ đó gây đầy hơi, chướng bụng, khiến việc ăn uống trở lên mất ngon. Lâu dần có thể gây biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn và ảnh hưởng tới sự phát triển.
Như vậy bé giãn ruột có biếng ăn không? Câu trả lời là có nếu mẹ quá lạm dụng việc thụt cho bé từ sớm.
Cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ giãn ruột
Nếu tình trạng giãn ruột được chăm sóc đúng cách trẻ vẫn phát triển và ăn uống bình thường. Tuy nhiên nếu lạm dụng việc quá mức việc thụt bé sẽ phải đối mặt với tình trạng biếng ăn. Vậy làm thế nào để giúp con ăn ngon trở lại, mẹ hãy bỏ túi những biện pháp sau:
Massage cho trẻ
Massage là một trong những biện pháp kích thích nhu động ruột, giúp bé dễ dàng tiêu hóa hơn. Ngoài ra phương pháp này còn có thể phòng ngừa được tình trạng táo bón, đầy hơi. Trước khi massage mẹ nên đặt bé ở nơi kín gió, mở thêm một bản nhạc nhẹ để con thư giãn hơn. Mỗi ngày massage từ 1-2 lần, tuyệt đối không áp dụng khi trẻ no bụng.
Cho trẻ tắm nước ấm
Tắm nước ấm không chỉ là biện pháp giúp con thư giãn mà còn hỗ trợ tăng tuần hoàn máu, giúp bé dễ ngủ hơn. Nước tắm của trẻ mẹ có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm để hỗ trợ làm ấm, cải thiện chứng đầy hơi, chướng bụng, giúp bé dễ tiêu và ăn ngon hơn.
Theo đó nước tắm sẽ để nhiệt độ từ 35-36 độ C là phù hợp. Nên cho trẻ tắm ở nơi kín, hạn chế gió lùa.
Bổ sung chất xơ
Chất xơ có vai trò tăng kích thước và làm mềm phân, giúp cải thiện tình trạng táo bón, kích thích cảm giác đói bụng, thèm ăn ở trẻ. Để bổ sung chất xơ cho trẻ sơ sinh mẹ có thể thông qua các biện pháp sau:
- Cải thiện chất lượng sữa cho mẹ bằng chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ từ khoai lang, chuối, rau chân vịt, bơ,...
- Cho bé sử dụng các loại sữa công thức chứa hàm lượng chất xơ cao. Lưu ý không nên lạm dụng và thay cho sữa mẹ 100%.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn rau phải làm sao?
Cho trẻ tập các bài thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục sẽ giúp trẻ tăng nhu động ruột, dễ tiêu và ăn ngon miệng hơn. Một số động tác mà mẹ có thể áp dụng như:
- Động tác 1: Cho trẻ nằm ngửa, nắm lấy phần chân ở đầu gối, từ từ di chuyển lên xuống, hướng về bụng trẻ. Một chân thực hiện động tác đạp, một chân kéo thẳng ra, tương tự như đạp xe.
- Động tác 2: Cho trẻ nằm ngửa, giữ 2 chân chuyển động tròn từ bụng sang hai bên rồi kéo xuống dưới.
Nên cho bé tập luyện mỗi ngày và áp dụng khi trẻ vui vẻ, thoải mái. Mỗi lần tập mẹ chỉ cần duy trì 5-10 phút là được.
Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn có vai trò rất lớn với hệ tiêu hóa như phòng chống táo bón, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tiết thêm chất nhầy để bảo vệ niêm mạc ruột . Do đó khi bé biếng ăn mẹ có thể sử dụng phương pháp này. Một số loại men tiêu hóa có tác dụng rất tốt cho trẻ giãn ruột bị biếng ăn. Tuy nhiên trước khi áp dụng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về cách thực hiện.
Trẻ giãn ruột có biếng ăn không bài viết trên đã giải đáp chi tiết. Nếu tình trạng này kéo dài kèm theo triệu chứng khó tiêu mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm:
- Bé Lười Ăn Sau Khi Uống Kháng Sinh Mẹ Nên Làm Gì?
- Stress Vì Con Biếng Ăn và Bí Quyết Của Mẹ Thông Thái
- Tư Vấn Dinh Dưỡng Cho Trẻ Biếng Ăn Cùng Chuyên Gia
- Trẻ Táo Bón Biếng Ăn Phải Làm Sao?