Trang chủ

Mẹ & Bé

Trẻ Lười Ăn Rau Phải Làm Sao? #7 Cách Giúp Trẻ Ăn Rau

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
12/11/2022
Mẹ & Bé
trẻ không ăn rau phải làm sao

Trẻ lười ăn chắc hẳn đã quá đỗi quen thuộc với các bậc cha mẹ, và hơn thế, trẻ lười ăn rau lại là phổ biến nhất trong số những trẻ lười ăn. Vậy trẻ không ăn rau có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ không? Trẻ không ăn rau phải làm sao và làm sao để bé ăn rau với một niềm hứng thú vô tận?

Vai trò của rau đối với sức khỏe trẻ nhỏ

Những gia đình có con nhỏ, 10 trẻ thì có đến 8 trẻ không chịu ăn rau. Nhưng cha mẹ có biết, với trẻ nhỏ, rau củ và trái cây là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. 

Rau chứa đầy các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm các vitamin và khoáng chất, cùng với các chất dinh dưỡng thực vật độc đáo đến từ thế giới thực vật, chúng đóng một vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ.

Những lọi ích từ rau và trái cây đối với sức khỏe
Những lọi ích từ rau và trái cây đối với sức khỏe

Một nghiên cứu cho thấy rằng ăn 10 phần rau mỗi ngày sẽ giảm 33% nguy cơ đột quỵ, giảm 31% tỷ lệ tử vong sớm, giảm 28% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giảm 13% nguy cơ mắc bệnh ung thư. 

Mặc dù những số liệu này không liên quan phổ biến đến trẻ em, tuy nhiên không thể phủ nhận sự thật rằng rau quả có vai trò cực kỳ quan trọng giúp bảo vệ cơ thể. 

Ngoài vitamin và khoáng chất, rau quả là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và đường ruột hoạt động trơn tru. Chất xơ cũng cung cấp các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, do đó nuôi dưỡng khả năng miễn dịch và thúc đẩy “cảm giác no” để đảm bảo trọng lượng của cơ thể luôn ở mức khỏe mạnh. 

Một chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ làm giảm lượng tiêu thụ đường và chất béo. Không chỉ vậy, chất xơ còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp, táo bón cũng như giảm tỷ lệ tử vong do căn bệnh này.

Khuyến khích trẻ ăn năm, bảy hoặc mười phần rau mỗi ngày sẽ giúp trẻ đảm bảo được tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, duy trì khả năng miễn dịch và cung cấp nguồn năng lượng cao cho cơ thể.

Xem thêm: Trẻ Táo Bón Biếng Ăn Phải Làm Sao

Vì sao bé lười ăn rau?

Rau đối với sức khỏe của trẻ có vai trò quan trọng như vậy, nhưng vì sao bé không ăn rau, thậm chí với nhiều bé, rau còn là nỗi “ám ảnh” suốt thời thơ ấu?

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân “đặc biệt” khiến trẻ sợ ăn rau đến vậy:

Chứng sợ thực phẩm

Sợ thức ăn mới hoặc không biết ăn thức ăn mới, còn gọi là chứng sợ thức ăn. Đây là một hành vi tự nhiên thường gặp ở trẻ mới biết đi và thể hiện rõ nhất ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Ngoài ra đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành tính độc lập trong việc lựa chọn thức ăn và khẩu vị. Do đó, sự kết hợp của hai yếu tố này thường dẫn đến việc trẻ không chịu ăn một loại thức ăn gì đó mà điển hình là rau. 

Hương vị không hấp dẫn

Khi khảo sát về lý do chính khiến cả trẻ em và người lớn không ăn rau thì câu trả lời nhận được chính là vì rau có vị rất đắng. Vị đắng này là do sự hiện diện của canxi và các chất dinh dưỡng thực vật tự nhiên. Các chất dinh dưỡng thực vật có thể bao gồm: các phenol, polyphenol có nguồn gốc thực vật, flavonoid, isoflavone, tecpen và glucosinolat. Những chất này đóng vai trò là hệ thống tự bảo vệ tự nhiên của thực vật.

Rau có hương vị chẳng hề hấp dẫn
Rau có hương vị chẳng hề hấp dẫn

Thực vật tự bảo vệ mình khỏi những kẻ săn mồi bằng cách tạo ra các hợp chất có vị đắng này. Mặc dù nó sẽ khiến rau có vị không ngon và bé không thích ăn, nhưng thực tế, những chất dinh dưỡng thực vật này rất tốt cho sức khỏe. Nó có đặc tính chống oxy hóa và chống ung thư, vì thế khi chế độ ăn nhiều rau và trái cây thường giúp giảm tỷ lệ bệnh ung thư và tim mạch. 

Bé thích ăn những món ăn ngon, nhiều chất béo và nhiều đường

Bản chất ai cũng thích ăn những món ăn ngon – bất kỳ ở độ tuổi nào. Thức ăn đầu tiên của trẻ sơ sinh là sữa mẹ, trong sữa mẹ chứa đường tự nhiên, bao gồm cả lactose – có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Và không thể phủ nhận rằng những thức ăn nhiều chất béo và nhiều đường cực kỳ thơm ngon và hấp dẫn, kích thích thị giác. Và trẻ nhỏ thì không hiểu được lợi ích của rau củ và cũng không hiểu được tác hại của những đồ ăn nhiều đường như thế nào. Do đó, thật là miễn cưỡng để có thể bắt trẻ ăn rau củ - những loại thức ăn với chúng chẳng thơm ngon tý nào. 

Trẻ lười ăn rau phải làm sao?

Một chế độ ăn uống lành mạnh có nghĩa là chế độ ăn nhiều rau kèm theo nhiều loại thực phẩm từ các nhóm thực phẩm chính khác: nhóm đường bột, nhóm chất béo và nhóm chất đạm.

Trẻ không ăn rau xanh phải làm sao?
Trẻ không ăn rau xanh phải làm sao?

Khuyến nghị chế độ ăn uống của trẻ em theo độ tuổi:

  • Trẻ 1-2 tuổi nên ăn 2-3 khẩu phần rau mỗi ngày
  • Trẻ 2-3 tuổi nên ăn 3-4 khẩu phần rau mỗi ngày
  • Trẻ từ 4-8 tuổi nên ăn 4-5 khẩu phần rau mỗi ngày

Nếu trẻ lười ăn rau, điều quan trọng là phải tiếp tục khuyến khích trẻ làm sao để trẻ ăn rau. Nếu cha mẹ giúp con phát triển thói quen lành mạnh ngay từ bây giờ, nó sẽ giúp thiết lập những thói quen lành mạnh khác trong cuộc sống.

Dưới đây là một số mẹo giúp cha mẹ bổ sung nhiều rau hơn vào chế độ ăn của bé nhà mình:

1. Làm tấm gương cho trẻ

Trẻ nhỏ sẽ học hỏi về sự lựa chọn thực phẩm từ chính cha mẹ, vì thế cách tốt nhất để khuyến khích bé ăn rau là để bé nhìn thấy cha mẹ ăn và thưởng thức chúng. 

Bữa ăn gia đình là thời điểm tốt nhất để dạy bé về cách ăn uống lành mạnh, bao gồm cả ăn rau. Mẹ có thể bổ sung thêm rau vào các món ăn hấp dẫn như món xào, cà ri, thịt nướng… Ngoài ra, một bát salad với rau củ và trái cây cũng là một lựa chọn nhanh chóng và ngon miệng. Nếu bé thấy cha mẹ và anh chị em của bé ăn rau một cách ngon lành, rất có thể bé cũng sẽ muốn ăn theo như vậy. 

2. Kiên trì cho bé ăn rau

Nhiều bé không thích một số loại rau khi lần đầu tiên nếm thử là điều rất bình thường. Nếu bé không thích một loại rau cụ thể, hãy thử cho bé ăn một lượng nhỏ loại rau đó cùng với một loại thực phẩm khác mà bé yêu thích sẽ có thể khiến bé thay đổi ý định về rau.

Kiên trì cho bé ăn rau mỗi ngày
Kiên trì cho bé ăn rau mỗi ngày

Có những trẻ cần phải thử một loại thức ăn mới đến 10 lần đến khi trẻ chấp nhận và phải mất thêm 10 lần nữa để trẻ có thể yêu thích món đó. Vì thế làm sao cho bé ăn rau thì câu trả lời là chỉ cần hết sức kiên trì tập luyện cho trẻ thôi cha mẹ nhé. 

3. Khen ngợi, động viên khi bé ăn rau

Nếu cha mẹ khen ngợi trẻ mỗi lần trẻ ăn hoặc thử món rau mới, trẻ sẽ có nhiều khả năng ăn lại rau hơn. Khen ngợi có hiệu quả tốt nhất khi bạn nói với con chính xác những gì con đã làm tốt. Tuy nhiên, hãy cố gắng đừng để những lời khen ngợi trở thành trọng tâm của bữa ăn. Mục đích của cha mẹ là khuyến khích bé ăn rau vì bé thích chúng chứ không phải vì con muốn được khen thưởng.

Ngược lại, phạt con khi con không ăn rau có thể biến rau thành một điều tiêu cực và sợ hãi đối với trẻ. Nếu bé không chịu ăn rau, hãy cố gắng đừng làm to chuyện và quát nạt trẻ, hãy thử lại vào lần khác. Tốt nhất, hãy mang bữa ăn của bé đi sau khoảng 20 phút hoặc sau khi những người khác đã ăn xong. 

4. Cho trẻ cùng tham gia nấu ăn

Nếu mẹ cho con tham gia vào việc lên thực đơn và nấu các bữa ăn cùng với rau thì khả năng cao bé sẽ muốn ăn những loại rau mà chúng đã giúp mẹ chuẩn bị. Ví dụ mẹ có thể để bé:

  • Chọn rau cho bữa tối khi cùng mẹ đi chợ.
  • Cho rau đã cắt nhỏ vào nồi hoặc chảo trước khi nấu.
  • Sắp xếp ớt chuông, cà chua hoặc nấm lên trên đế bánh pizza.
  • Rửa và vò lá xà lách, rau ngót…
  • Trẻ lớn hơn có thể giúp mẹ bào hoặc thái rau nếu bé có thể cầm các dụng cụ nhà bếp sắc nhọn một cách an toàn.
Cho bé nấu ăn cùng mẹ giúp bé có hứng thú với rau củ hơn
Cho bé nấu ăn cùng mẹ giúp bé có hứng thú với rau củ hơn

Hãy đưa trẻ đi chợ hoặc siêu thị với cha mẹ khi có thể. Khi nhìn thấy nhiều loại rau khác nhau có thể khiến trẻ tò mò và thích khám phá nhiều thứ hơn. 

5. Cho trẻ ăn rau như một món ăn vặt

Rau củ có thể chế biến thành món ăn nhẹ tuyệt vời cho trẻ. Nếu mẹ dự trữ nhiều rau để ăn nhẹ và hạn chế những đồ ăn vặt không lành mạnh trong nhà thì bé sẽ có nhiều khả năng chọn rau khi đói hơn. 

Dưới đây là một số ý tưởng cho bữa phụ bằng rau cho trẻ:

  • Cho trẻ ăn salad rau củ với một ít dưa chuột, cà rốt, ớt chuông, cà chua bi để trong tủ lạnh.
  • Đậu hà lan trộn.
  • Những que rau với đồ nhúng là sữa chua hoặc phomai…

6. Làm cho các món rau ngon hơn, hấp dẫn hơn

Mẹ hãy cố gắng chọn các loại rau có hình dạng, màu sắc, kết cấu và mùi vị khác nhau. Càng có nhiều loại rau thì bé càng có khả năng tìm thấy những món mà bé thích ăn. Nếu cha mẹ cho bé ăn rau mới cùng với thức ăn mà bé thích thì bé sẽ không quá để ý đến thứ mới lạ đó là gì đâu.

Làm cho các món rau trở nên hấp dẫn hơn
Làm cho các món rau trở nên hấp dẫn hơn

Và hãy nhớ rằng hương vị của món ăn mới là quan trọng nhất quyết định bé có ăn món đó lại một lần nữa không. Vì thế, mẹ có thể thử các cách chế biến khác nhau, thử nướng rau với các loại thảo mộc tươi và nước cốt chanh, hoặc sử dụng bông cải xanh thái mỏng để xào hoặc xếp trên bánh pizza. Điều đó có thể sẽ hấp dẫn sự chú ý của bé hơn là những miếng rau lớn. 

7. Đưa rau vào bữa ăn của bé theo những cách khác nhau

Trước hết, để bé ăn được rau, mẹ có thể ngụy trang rau củ trong những món ăn mà bé thích ăn. Ví dụ, mẹ có thể cho rau củ xay nhuyễn hoặc nạo vào cháo, súp…

Tuy nhiên, điều này sẽ không thay đổi được hành vi và suy nghĩ của bé về các loại rau. Vì vậy điều quan trọng là mẹ phải thường xuyên cho bé ăn rau ở dạng ban đầu. Khi đó, bé mới có cơ hội làm quen và học thích các mùi vị và kết cấu khác nhau của thực phẩm.

Tham khảo thêm: Trẻ Biếng Ăn Hay Ngậm phải làm sao?

Một số câu hỏi thường gặp

Trẻ được mấy tháng thì bắt đầu cho ăn rau?

Thời điểm tốt nhất để cho bé bắt đầu ăn rau là khi bé được 6 tháng tuổi – là khi bé bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm. Trong chế độ ăn dặm, ngoài cháo nấu hoặc bột nấu thì thực phẩm đầu tiên mà mẹ nên cho thêm vào chế độ ăn của trẻ đó là rau củ quả. Giai đoạn này rau nên được hấp, nấu chín, xay nhuyễn và mẹ nên lựa chọn những loại rau có vị ngọt, hoặc màu xanh đậm như súp lơ, rau mồng tơi, rau chân vịt, cải bắp, cà rốt…

Trẻ ăn rau gì tốt? Nên kiêng rau gì? 

Trẻ có thể ăn mọi loại rau mà bé muốn. Từ những loại rau có vị ngọt như khoai lang, cà rốt, đến những loại rau lá xanh như rau ngót, rau cải, rau mồng tơi…, các loại rau khác như bông cải xanh, bắp cải, su hào, cải thảo…

Trẻ có thể ăn mọi loại rau mà trẻ thích
Trẻ có thể ăn mọi loại rau mà trẻ thích

Trẻ cũng không nhất thiết phải kiêng bất cứ loại rau nào. Cha mẹ có thể cho bé ăn đa dạng các loại rau để bé có thể làm quen với mùi vị cũng như hạn chế tình trạng kén ăn ở trẻ.

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý lựa chọn những loại rau, củ phù hợp với độ tuổi của bé nhé. 

Lời kết

Bài viết trên đây đã cung cấp cho cha mẹ những thông tin hữu ích về vai trò của rau củ đối với sức khỏe trẻ nhỏ. Đồng thời cũng đã giải đáp được câu hỏi trẻ không ăn rau phải làm sao, Việc thay đổi khẩu vị và giúp trẻ yêu thích một món ăn mới luôn cần cả một quá trình, vì thế cách tốt nhất là hãy kiên trì đồng hành cùng con cha mẹ nhé.

Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form