Trang chủ

Mẹ & Bé

Vì Sao Trẻ 6 Tháng Biếng Ăn? Mẹ Phải Làm Sao?

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
15/12/2022
Mẹ & Bé
trẻ 6 tháng biếng ăn

Giai đoạn trẻ 6 tháng, ngoài sữa mẹ trẻ đã có thể tiếp nhận nguồn dinh dưỡng mới từ các loại thực phẩm. Sự “mới mẻ” này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề mà điển hình nhất đó là trẻ 6 tháng biếng ăn, lười ăn dặm. Vậy nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng biếng ăn là gì và cách khắc phục như thế nào?

Thói quen ăn uống của trẻ 6 tháng

Trẻ 6 tháng tuổi chế độ dinh dưỡng chủ yếu vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Ngoài ra ở độ tuổi này, trẻ đã có thể bắt đầu chuyển sang một chế độ ăn hoàn toàn “mới” đó là thức ăn dặm. Đồ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi chủ yếu là cháo loãng hoặc bột ngọt. Giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm là giai đoạn chuyển giao và giúp bé học hỏi cách ăn để phục vụ cho việc ăn uống sau này ở trẻ.

Một khởi đầu tốt sẽ tạo tiền đề phát triển về sau. Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng dễ dàng hợp tác và ăn dặm một cách thuận lợi. Có nhiều vấn đề có thể xảy ra trong quá trình này ví dụ như trẻ 6 tháng không chịu ăn dặm, trẻ 6 tháng lười bú sữa, biếng ăn. Vậy trẻ nên ăn dặm thế nào, trẻ 6 tháng không nên ăn gì và nên ăn gì trong quá trình ăn dặm?

Tham khảo thêm:

Vì sao trẻ 6 tháng biếng ăn?

Trẻ 6 tháng không chịu ăn hoặc lười bú sữa do rất nhiều nguyên nhân, với mỗi nguyên nhân cha mẹ sẽ có cách xử lý cho phù hợp để từ đó bé có thể ăn ngon hơn và không còn biếng ăn nữa. 

Trẻ 6 tháng lười ăn dặm

Bé vẫn chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm

6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để cho bé làm quen với việc ăn dặm, nhưng đôi khi với một số bé là chưa sẵn sàng. Thời điểm này, bé vẫn đang học cách di chuyển lưỡi và cho mọi thứ vào miệng, điều này sẽ giúp bé làm quen với việc ngậm và nuốt thức ăn.

Nếu cha mẹ vẫn cho bé ăn dặm khi bé vẫn chưa đủ sẵn sàng hoặc cha mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện thì việc thích nghi với loại thức ăn mới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc hấp thu, tiêu hóa kém, khó tiêu, từ đó dẫn đến trẻ 6 tháng biếng ăn dặm, thậm chí là lười luôn cả bú sữa mẹ.

Mẹ cho bé ăn dặm sai cách

Trẻ bắt đầu ăn dặm thường sẽ phải bắt đầu từ bột ngọt trước sau mới đến bột mặn. Tuy nhiên nhiều mẹ lại vội vàng cho bé ăn bột mặn ngay từ khi bắt đầu, lại nhồi nhét thêm quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm như thịt, tôm, cua cá… khiến hệ tiêu hóa của bé bị quá tải. Chưa kể việc cho bé ăn quá nhiều có thể khiến bé bị táo bón, từ đó khiến bé không chịu ăn bột, lười ăn dặm.

Bé có phản xạ đẩy lưỡi mạnh

Hầu hết trẻ sơ sinh đều có phản xạ đẩy lưỡi mạnh để giúp trẻ không bị nghẹn nếu không may có thứ gì đó lọt vào miệng. Phản xạ này sẽ mất dần đi vào khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi. Tuy nhiên vì một lý do gì đó mà phản xạ này có thể kéo dài trong khoảng thời gian lâu hơn. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc ăn dặm của trẻ, trẻ sẽ có xu hướng thè lưỡi ra ngoài mỗi khi mẹ chạm thìa vào môi và đút cho trẻ ăn. Như vậy cha mẹ sẽ cho rằng trẻ 6 tháng tuổi không chịu ăn dặm và đang biếng ăn. 

Bé không thích thức ăn mới

Đồ ăn dặm là một “thứ” quá mới mẻ và xa lạ đối với trẻ, có thể phải mất một thời gian để trẻ có thể làm quen với kết cấu mới trong miệng. Trên thực tế, có nhiều trẻ 6 tháng đã quen với việc ăn các thức ăn đặc nhưng một số trẻ thì không. Vì thế dẫn đến tình trạng bé 6 tháng lười ăn

Thực đơn nhàm chán, thiếu dưỡng chất

Mặc dù có nhiều bé khởi đầu việc ăn dặm rất ngoan và hợp tác nhưng nếu mẹ ngày nào cũng cho bé ăn một món giống nhau, không có sự thay đổi thì lâu dần sẽ khiến bé cảm thấy nhàm chán, không còn hứng thú. Ngoài ra, việc cho rằng nước hầm xương chứa nhiều dưỡng chất, nhiều canxi nên cha mẹ cho bé ăn thường xuyên, lâu ngày khiến bé kém hấp thu từ đó thiếu dưỡng chất, gây ra tình trạng khó tiêu, còi xương. Đây đều là những nguyên nhân khiến bé 6 tháng tuổi biếng ăn.

Trẻ 6 tháng lười bú sữa

Trẻ đang mọc răng

Thông thường, 6 tháng là độ tuổi bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Quá trình mọc răng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và việc ăn uống của trẻ. Khi mọc răng, cảm giác đau đớn sẽ khiến bé luôn mệt mỏi, khó chịu, thậm chí gây sốt. Điều đó khiến bé không muốn ăn, lười ăn, thậm chí lười cả uống sữa. 

Trẻ bị ốm

Bé 6 tháng lười ăn có thể là do bé đang bị ốm. Khi bị ốm, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, miệng khô đắng, điều đó khiến bé không muốn ăn uống gì. Nếu bé mắc phải những bệnh lý cần điều trị bằng kháng sinh thì tình trạng này càng tồi tệ hơn vì kháng sinh có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong đường ruột gây loạn khuẩn đường ruột, từ đó khiến bé đầy bụng, khó tiêu, chán ăn lười ăn.

Mùi vị sữa mẹ thay đổi

Đây là lý do thường gặp khiến bé 6 tháng biếng ăn, lười bú sữa mẹ. Mẹ sau khi sinh bé được 6 tháng đã không còn phải kiêng khem một số thực phẩm mà có thể ăn uống thoải mái như người bình thường. Điều đó có thể khiến vị sữa mẹ có sự thay đổi: nồng hơn, cay hơn hoặc có mùi khác lạ khiến bé không thích và từ chối bú sữa mẹ. Tình trạng này thường gặp ở những trẻ nhạy cảm với mùi vị và khó tính trong việc ăn uống. 

Trẻ 6 tháng tuổi lười ăn phải làm sao? 

Để khắc phục tình trạng bé 6 tháng tuổi không chịu ăn dặm, cha mẹ cần phải xác định được chính xác nguyên nhân để từ đó có biện pháp khắc phục cho phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý cho cha mẹ khi trẻ 6 tháng không chịu ăn dặm và lười bú sữa:

Cho bé ăn dặm khi bé đủ sẵn sàng

Chỉ khi bé đủ sẵn sàng cho việc ăn dặm thì việc ăn dặm và làm quen với thực phẩm mới mới thực sự có hiệu quả và phát huy hết công dụng. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé đã có thể bắt đầu với việc thử ăn thức ăn đặc đó là phản xạ đẩy lưỡi của bé bắt đầu biến mất. Phản xạ này giúp ngăn chặn tình trạng nghẹn và nôn khi có vật lạ đưa vào miệng trẻ. 

Tuy nhiên, đó không phải là chỉ số duy nhất. Hệ tiêu hóa mỏng manh của bé cần có đủ các enzym  cần thiết để tiêu hóa các chất khác ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Những enzym này được sản xuất khi trẻ được 6 tháng tuổi, vì thế hãy cho bé ăn dặm khi bé đủ 6 tháng tuổi, không nên cho bé ăn dặm quá sớm khi mà hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa sẵn sàng.

Bé cũng cần có khả năng giữ cho cổ của mình thẳng để có thể ngồi ăn và hạn chế tình trạng nghẹt thở. 

Ngoài ra dấu hiệu dễ nhận biết nhất cho thấy bé đã có thể bắt đầu ăn dặm đó là bé đã bắt đầu bày tỏ sự quan tâm đến những gì mà cha mẹ đang ăn, bé nhìn theo đồ ăn và chóp chép miệng, thậm chí có thể tìm mọi cách để lấy thìa, đũa của cha mẹ hoặc lấy bất cứ đồ ăn gì ở trên mâm cơm. 

Cho bé ăn dặm đúng cách

Để khắc phục trẻ 6 tháng không chịu ăn dặm thì ngay từ khi bắt đầu, cha mẹ cần cho bé ăn dặm đúng cách và khoa học. Bé nên được ăn dặm từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều và từ bột ngọt đến bột mặn. Tỉ lệ cháo cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm là 1 phần gạo và 10 phần nước, thực phẩm cung cấp cho trẻ cũng phải phù hợp với độ tuổi, tránh cho bé ăn quá nhiều chất đạm gây áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ. 

Thường xuyên thay đổi thực đơn ăn dặm cho trẻ 

Bất kỳ ai ăn một món liên tục cũng sẽ chán, trẻ cũng như vậy. Vì thế để hạn chế tình trạng bé 6 tháng không chịu ăn dặm thì cha mẹ nên thường xuyên thay đổi thực đơn cho bé hàng ngày và cố gắng tìm ra sở thích ăn uống của bé để từ đó có thể xây dựng thực đơn thích hợp. Đồng thời việc thường xuyên thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé cũng là cách để bé luôn cảm thấy mới mẻ, kích thích vị giác và tăng cường cảm giác thèm ăn, tránh sự nhàm chán.

Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn của trẻ 

Việc quan trọng nhất để đảm bảo cho sự phát triển của bé đó là phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm: chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất cần thiết. Một số vi chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc tạo cảm giác thèm ăn và giúp bé ăn ngon miệng hơn như kẽm, vitamin B1, vitamin B12, lysin… Vì thế cha mẹ cần tăng cường những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này để giúp bé ăn dặm tốt hơn. 

Không ép trẻ ăn

Cha mẹ nên lưu ý rằng, trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm chỉ là phụ và giúp trẻ làm quen với thức ăn mới. Nguồn dinh dưỡng chính cho bé vẫn đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì thế đừng ép trẻ ăn quá nhiều đồ ăn dặm khi trẻ không muốn, càng không nên quát tháo, la mắng trẻ vì như thế chỉ khiến tình trạng biếng ăn của bé trở nên trầm trọng hơn. 

Lời kết

Trên đây là những nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng biếng ăn và các giải pháp khắc phục cho trẻ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc bé. Biếng ăn kéo dài có thể khiến trẻ chậm tăng cân, suy giảm hệ miễn dịch do đó cha mẹ nên nhận biết sớm và có giải pháp để khắc phục kịp thời nhé.

Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form