Trang chủ

Mẹ & Bé

Trẻ Con Còi Cọc Biếng Ăn: #10 Mẹo Hay Giúp Mẹ Khỏi Lo

Tham vấn y khoa:
Nguyễn Tiến Dũng
19/11/2022
Mẹ & Bé
trẻ còi cọc biếng ăn

Trẻ còi cọc biếng ăn là nỗi ám ảnh lớn nhất của các bậc phụ huynh. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây SKV sẽ gợi ý cho mẹ 10 phương pháp hiệu quả.

Trẻ còi cọc biếng ăn là do đâu?

Trẻ biếng ăn còi cọc, nhiều cha mẹ nghĩ ngay đến việc bổ sung sắt, kẽm. Tuy nhiên trên thực tế, việc biếng ăn, còi cọc còn xuất phát từ các nguyên nhân như:

  • Trẻ bị thiếu vitamin và khoáng chất: Các loại vitamin và khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể. Không ít trường hợp trẻ chậm tăng cân do chế độ ăn thiếu sắt, kẽm,vitamin B.
  • Hệ tiêu hóa gặp vấn đề: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trẻ còi cọc biếng ăn là do hệ tiêu hóa gặp vấn đề như: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi. Lâu ngày gây mất vị giác và hấp thụ dinh dưỡng kém.
  • Sữa mẹ ít: Trẻ sơ sinh bị còi cọc, chậm lớn nguyên nhân chủ yếu là do sữa mẹ ít. Thời điểm này, nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé là sữa. Vì vậy, nếu mẹ không cung cấp đủ, bé sẽ thường xuyên đói khóc, thậm chí là chậm tăng cân.
  • Do mẹ chế biến đồ ăn chưa hợp lý: Trẻ biếng ăn còi cọc đôi khi xuất phát từ sai lầm trong cách chế biến đồ ăn của mẹ. Một số phụ huynh có thói quen nạp nhiều đạm và protein cho bé. Điều này dẫn đến việc món ăn thiếu phong phú, lâu ngày khiến trẻ cảm thấy không hứng thú, biếng ăn.
  • Do cách chăm sóc trẻ thiếu khoa học: Việc chăm sóc thiếu khoa học cũng là nguyên nhân khiến bé còi cọc, chậm lớn, biếng ăn. Các thói quen như: tắm cho trẻ sau khi ăn, cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt gây tác động xấu đến sự phát triển của trẻ.

Dấu hiệu trẻ biếng ăn còi cọc

Biểu hiện thường thấy của trẻ còi cọc biếng ăn
Biểu hiện thường thấy của trẻ còi cọc biếng ăn

Trẻ còi cọc biếng ăn thường có các dấu hiệu như:

  • Trẻ biếng ăn, ăn ít, niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt.
  • Bữa ăn của trẻ kéo dài trên 30 phút, các bé thường tỏ ra cáu gắt, khó chịu khi mẹ mang đồ ăn đến.
  • Cân nặng và chiều cao không thay đổi hoặc tăng rất ít trong vòng 2-3 tháng liên tiếp.
  • Trẻ ngậm đồ ăn, nôn trớ và từ chối tiếp nhận món mới.
  • Phần mỡ ở cánh tay bị teo, thịt nhão, da xanh, tóc thưa và hay rụng.
  • Trẻ ít vận động, hay quấy khóc thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa và mắc các bệnh lý nhiễm trùng.
  • Một số trường hợp đặc biệt trẻ còn bị quáng gà, khô giác mạc, chậm biết đi, biết đứng,...

Tiêu chí xác định trẻ còi cọc chậm lớn

Ngoài việc nhận biết dấu hiệu bên ngoài mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số dưới đây để xác định tình trạng biếng ăn suy dinh dưỡng ở trẻ.

  • Dựa vào cân nặng theo độ tuổi: Khi mới sinh trẻ nặng cỡ 3kg. Sau 5 tháng, số cân này tăng lên gấp đôi, sau 12 tháng tăng lên gấp 3 rồi chững lại, mỗi năm tăng khoảng 2kg. Cho đến khi 6 tuổi, số cân của trẻ phải đạt mức 20kg.
  • Dựa vào chiều cao: Ngoài cân nặng thì chiều cao cũng là tiêu chí giúp mẹ nhận biết tình trạng dinh dưỡng ở trẻ. Thông thường khi mới sinh trẻ dài khoảng 50cm, sau 6 tháng dài 65cm, 12 tháng dài 75cm,  khi 2 tuổi trẻ dài khoảng 85cm, 3 tuổi dài 95cm, 4 tuổi dài 100 cm.  Sau đó mỗi năm trẻ sẽ tăng thêm khoảng 5cm, cho đến khi 8 tuổi con phải đạt chiều cao là 120cm.

Theo Ths. BS Lê Thị Kim Dung (Phòng khám quốc tế CarePlus) trước 1 tuổi bé tăng trưởng rất nhanh, con có thể tăng từ 7-8kg/ năm. Thế nhưng sau 1 tuổi, tốc độ này giảm dần. Đây là dấu hiệu sinh lý bình thường, mẹ cần chú ý để phân biệt với suy dinh dưỡng. Tốt nhất là nên theo dõi cân nặng và chiều cao của bé theo biểu đồ tăng trưởng của WHO.

Bảng cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn của bé
Bảng cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn của bé

Bé còi cọc biếng ăn lâu ngày có nguy hiểm không?

Nhiều cha mẹ có tâm lý chủ quan, cho rằng bé còi cọc biếng ăn chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường của tuổi nhỏ. Bước qua giai đoạn này trẻ sẽ phát triển bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên trên thực tế, bé biếng ăn còi cọc sẽ để lại những hệ lụy nguy hiểm như:

  • Trẻ chậm phát triển về thể chất: Còi cọc, thấp bé, nhẹ cân hơn bạn bè đồng trang lứa là hệ quả đầu tiên mẹ có thể nhận thấy khi trẻ biếng ăn. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng trong giai đoạn 1-3 tuổi. Bởi đây là thời kỳ phát triển mạnh, trẻ cần cung cấp dưỡng chất để phát triển toàn diện.
  • Sức đề kháng suy giảm, trẻ dễ bị bệnh: Thiếu chất, thấp còi kéo theo đó là suy giảm đề kháng. Lúc này, cơ thể trẻ sẽ không đủ sức để chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Bên cạnh đó, việc biếng ăn, thấp còi cùng khiến thời gian bệnh kéo dài hơn bình thường. Vòng xoáy này “lặp đi, lặp lại” có thể khiến trẻ yếu càng thêm yếu.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não: Biếng ăn, chậm tăng cân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Mẹ có thể nhận thấy tình trạng lờ đờ, chậm chạp, kém linh hoạt ở bé trong một thời gian dài. Ngoài ra khả năng giao tiếp, xử lý tình huống và phản xạ của bé cũng kém hơn bạn bè đồng trang lứa.
Chậm chạp, lờ đờ là hệ quả của trẻ còi cọc biếng ăn
Chậm chạp, lờ đờ là hệ quả của trẻ còi cọc biếng ăn

10 mẹo hay giúp mẹ xua tan nỗi lo "bé biếng ăn còi cọc"

Trẻ con còi cọc biếng ăn tuy rằng việc cải thiện không đơn giản nhưng không có nghĩa là không có giải pháp. Nếu mẹ kiên trì và đồng hành cùng bé thì trạng biếng ăn sẽ không còn “đáng sợ”.

Để trẻ tự ăn

Giai đoạn 2-3 tuổi trẻ sẽ ăn nhiều nếu mẹ cho bé làm chủ bữa ăn. Việc “bón” và “đút” khiến con cảm thấy bữa ăn gò bó, khó chịu, chẳng khác gì việc uống thuốc. Tâm lý này gây ra nỗi sợ, thúc đẩy trẻ tìm cách ngừng tiếp nhận thức ăn.

Thay vì thúc ép và giám sát lúc này mẹ hãy để trẻ tự ăn và cảm nhận sự khác biệt về mùi vị cũng như cách chế biến. Hãy để con thấy rằng ăn là niềm vui và giống như một trò chơi vậy.

Cân đối số lượng bữa ăn hợp lý

Con còi cọc biếng ăn không có nghĩa là mẹ phải dồn ép, tăng lượng thức ăn hàng ngày. Những bé có biểu hiện biếng ăn, tạm thời mẹ hãy giảm lượng bữa ăn tránh làm con ức chế. Duy trì đủ 3 bữa chính, các bữa phụ nên thay bằng trái cây và các loại hạt mà bé thích.

Đừng vội dồn ép bé ăn nhiều

Trẻ còi cọc biếng ăn một phần là do choáng ngợp trước thực đơn “đồ sộ” của mẹ. Một bán cơm “đầy có ngọn” không chỉ khiến bé sợ hãi mà ngay cả người lớn cũng “ngao ngán”. Hãy thử đổi vị bằng cách đặt trước bé miếng thịt nho nhỏ, chén cơm xinh xinh và vài chìa canh. Bé sẽ cảm thấy dễ chịu và hứng thú với bữa cơm hơn mẹ ơi!

Đừng vội ép khi con còi cọc biếng ăn
Đừng vội ép khi con còi cọc biếng ăn

Cho bé ăn khi đói

Không ít trường hợp trẻ còi cọc biếng ăn là vì quá “giờ đói”. Vậy làm sao để tăng cường dinh dưỡng cho bé bây giờ? Mẹ đã bao giờ nghĩ sẽ tạo cơ hội cho bé đói chưa? Hay luôn thúc ép và cho con ăn mọi lúc mọi nơi?

Lời khuyên cho mẹ lúc này là hãy thử vài ngày liên tiếp không ép bé ăn. Hãy để con tự nhắc và tìm đến thức ăn mẹ nhé. Điều này chẳng những giúp bé ăn ngon mà còn hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.

Cho trẻ ăn đúng giờ

Nguyên nhân khiến trẻ còi cọc biếng ăn một phần do bữa ăn bị đảo lộn, đồng hồ sinh học hoạt động ổn định. Lâu ngày tăng áp lực cho dạ dày, làm bộ phận này yếu đi. Bé khó hấp thụ được dinh dưỡng dù cho chế độ ăn vẫn luôn duy trì.

Lời khuyên cho mẹ  là hãy thiết lập chế độ ăn uống khoa học. Nên cho bé ăn vào khung giờ cố định để cơ thể hoạt động điều độ.

Cắt giảm thức ăn vặt không tốt

Nếu bé biếng ăn còi cọc mẹ hãy thử kiểm tra xem con có hay ăn vặt hay không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, một cốc trà sữa tưởng chừng vô hại lại ảnh hưởng rất nhiều đến vị giác và khả năng hấp thụ của bé.

Đa dạng thực đơn cho trẻ

Trẻ biếng ăn không tăng cân có thể là do thực đơn của mẹ mất cân đối. Do đó hãy thử đổi vị thường xuyên, đảm bảo 4 nhóm cơ bản là tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Mẹ cũng đừng quên tăng cường kẽm, sắt, vitamin B cho bé. Việc đổi món thường xuyên thêm cách chế biến đa dạng và những vi chất cần thiết biết đâu sẽ khiến bé thích thú, ăn nhiều và tăng cân tốt hơn.

Bày món ăn bắt mắt

Đừng nghĩ trẻ nhỏ không quan tâm đến thẩm mỹ. Trên thực tế, trong giai đoạn phát triển của mình, trẻ đặc biệt thích thú với những món ăn rực rỡ, bắt mắt. Việc trang trí món ăn theo tạo hình ngộ nghĩnh sẽ đặc biệt kích thích sự tò mò của trẻ. Bé cảm thấy bữa ăn thú vị, ăn uống ngon miệng. Từ đó việc hấp thụ dinh dưỡng cũng tốt hơn.

Món ăn đẹp mắt giúp kích thích vị giác của trẻ còi cọc, biếng ăn
Món ăn đẹp mắt giúp kích thích vị giác của trẻ còi cọc, biếng ăn

Tẩy giun định kỳ cho bé

Nhiễm giun sán là một trong những nguyên nhân khiến bé chán ăn, còi cọc và chậm lớn. Do đó để cải thiện tình trạng này mẹ hãy tuân thủ định kỳ tẩy giun 6 tháng 1 lần cho bé. Hệ tiêu hóa có khỏe mạnh bé mới ăn ngon và hấp thụ dinh dưỡng tốt.

Bổ sung vitamin và khoáng chất đang thiếu hụt

Với trẻ còi cọc biếng ăn thì việc bổ sung vitamin và khoáng chất là điều vô cùng cần thiết. Theo các chuyên gia, giai đoạn phát triển của bé mẹ nên tăng cường các loại dưỡng chất như kẽm, kali, đồng đặc biệt là vitamin B và canxi,.. Đây đều là những dưỡng chất có vai trò kích thích vị giác, tăng cường hấp thụ cho trẻ.

Ngoài những biện pháp kể trên thì với trẻ còi cọc biếng ăn mẹ còn phải thường xuyên chú ý tốc độ tăng trưởng của bé. Mỗi độ tuổi bé sẽ có chỉ số cân nặng và chiều cao khác nhau. Nếu đường cong phát triển ngang hoặc thụt xuống ngưỡng cho phép mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm biện pháp khắc phục kịp thời.

Tham khảo thêm:

  1. Trẻ 7-8 Tuổi Biếng Ăn Phải Làm Sao Để Khắc Phục?
  2. Làm gì khi trẻ 9-10 tuổi biếng ăn? Mách mẹ 7 mẹo sau
  3. Bé Không Chịu Ăn Thô: #3 Cách Giúp Mẹ "Xóa Sổ"
  4. 5 Thực Đơn Cho Bé 17 Tháng Biếng Ăn Mẹ Nên “Bỏ Túi”
Chủ đề:
Mẹ MunMẹ Mun
Mẹ Mun tốt nghiệp Cử nhân Văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội. Đã đang làm việc tại một nơi có rất rất nhiều sách kết hợp bán online một số dòng mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Mẹ Mun mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu

Nhận thông tin sức khỏe mới nhất

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form